Nghiên cứu số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu trên bê HF.F2 mắc bệnh viêm phổi.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm phổi trên đàn bê hf f2 tại huyện ba vì hà nội và biện pháp điều trị (Trang 52)

bnh viêm phi.

Sự tham gia của bạch cầu trong các phản ứng viêm là hiện tượng được quan tâm nhất. Chức năng chung của bạch cầu là bảo vệ cơ thể bằng các hoạt động thực bào, đáp ứng miễn dịch tạo Interferon. Do vậy, thành phần và số lượng các loại bạch cầu là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ phản ứng phòng vệ của cơ thể.

Kết quả nghiên cứu số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu trên bê HF.F2 mắc viêm phổi được trình bày trong bảng 4.3.2.

Theo bảng 4.3.2 cho thấy:

Số lượng bạch cầu ở bê HF.F2 mắc viêm phổi là 12,09 ± 0,35 nghìn/mm3, cao hơn mức sinh lý 4,74 nghìn/mm3 (p < 0,05).

Công thức bạch cầu là tỷ lệ phần trăm của 5 loại bạch cầu: trung tính, ái toan, ái kiềm, lympho và bạch cầu đơn nhân lớn.

+ Số lượng bạch cầu trung tính ở bê HF.F2 viêm phổi là 51,78 ± 0,65 %, cao hơn mức sinh lý là 26,35 % (p < 0,05).

+ Số lượng bạch cầu ái kiềm ở bê HF.F2 viêm phổi 0,13 ± 0,003 %, thấp hơn mức sinh lý 0,02 % (p < 0,05).

+ Số lượng bạch cầu ái toan ở bê HF.F2 viêm phổi 3,29 ± 0,11 %, thấp hơn mức sinh lý 2,29 % (p < 0,05).

+ Số lương bạch cầu lympho ở bê HF.F2 viêm phổi 41,05 ± 0,58%, thấp hơn mức sinh lý 20,05% (p < 0,05).

+ Số lượng bạch cầu đơn nhân lớn ở bê HF.F2 viêm phổi 3,75 ± 0,12%, thấp hơn mức sinh lý 4% (p < 0,05).

Như vậy, số lượng bạch cầu trung tính và bạch cầu lympho khi bê HF.F2 bị mắc bệnh viêm phổi đều tăng so với bê HF.F2 khỏe, trong khi đó bạch cầu ái toan, ái kiềm và đơn nhân lớn đều giảm so với mức sinh lý. Điều này gây ra sự thay đổi trong công thức bạch cầu.

Quá trình đáp ứng của cơ thể trước các tác nhân bệnh lý được biểu hiện thông qua phản ứng viêm. Trong quá trình đó, các tế bào miễn dịch giữ vai trò rất quan trọng. Khi chưa có tín hiệu đặc hiệu nào đối với kháng nguyên, các tế bào miễn dịch đặc hiệu nhưđại thực bào, bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

Bảng 4.3.2: Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu ở bê HF.F2

mắc bệnh viêm phổi

Chỉ tiêu theo dõi

Bê HF.F2 khỏe (n = 10) Bê HF.F2 viêm phổi (n = 28)

P X ± mX Dao động X ± mX Dao động X ± mX Dao động X ± mX Dao động Số lượng BC (nghìn/mm3) 7,35 ± 0,31 6,11 – 8,62 12,09 ± 0,35 9,32 – 14,92 < 0,05 Công thức bạch cầu BC trung tính (%) 25,43 ± 0,46 23,50 – 28,81 51,78 ± 0,65 38,23 – 62,56 < 0,05 BC ái kiềm (%) 0,15 ± 0,01 0,11 – 0,16 0,13 ± 0,003 0,11 – 0,16 < 0,05 BC ái toan (%) 5,57 ± 0,12 5,25 – 6,32 3,29 ± 0,11 2,56 – 4,16 < 0,05 BC lympho (%) 61,10 ± 0,56 58,66 – 64,56 41,05 ± 0,58 38,23 – 52,65 < 0,05 BC đơn nhân lớn (%) 7,75 ± 0,16 6,55 – 8,43 3,75 ± 0,12 3,25 – 5,37 < 0,05

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

ái kiềm, tế bào mast, tế bào nội mô chống lại vi sinh vật bằng thực bào hay tiết ra các chất (peroxydase, esterase, lyzozym, lactoferin) có khả năng tiêu diệt các yếu tố lạ (Vũ Triệu An và cs, 2001). Còn trong quá trình đáp ứng miễn dịch tập nhiễm là kết quả hợp tác giữa 3 loại bạch cầu: đại thực bào (bạch cầu đơn nhân lớn), tiểu thực bào (bạch cầu trung tính) và bạch cầu lympho (lympho B và lympho T) qua các quá trình đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch tế bào ((Vũ Triệu An và cs, 2001; Nguyễn Như Thanh và cs, 1996; Cù Xuân Dần và cs, 1996).

Theo Hồ Văn Nam và cs (1997); Vũ triệu An và cs (2001), số lương bạch cầu trung tính tăng thường do phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân bất lợi, đặc biệt trong trường hợp viêm cấp tính. Bạch cầu lympho tăng mạnh trong trường hợp bệnh mạn tính và trong hầu hết các bệnh do virus gây ra. Bạch cầu đơn nhân tăng rõ rệt trong bệnh viêm phổi do Listeria monocytogenes (Nguyễn Như Thanh và cs, 1997).

Khi căn nguyên gây bênh là yếu tố stress thấy rõ là bạch cầu ái toan, bạch cầu lympho và bạch cầu đơn nhân giảm trong giai đoạn báo động của tình trạng stress (24 – 48h). Một trong những chỉ tiêu quan trong trong chẩn đoán bênh do stress là bạch cầu ái toan giảm mạnh, có thể giảm tới 50% (Cù Xuân Dần và cs, 1996).

Hình 4.3.2a: Tỷ lệ các loại bạch cầu trong công thức bạch cầu máu bê HF.F2 khỏe

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

Hình 4.3.2b: Tỷ lệ các loại bạch cầu trong công thức bạch cầumáu bê HF.F2 mắc bệnh viêm phổi

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm phổi trên đàn bê hf f2 tại huyện ba vì hà nội và biện pháp điều trị (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)