Điều trị bệnh viêm phổ

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm phổi trên đàn bê hf f2 tại huyện ba vì hà nội và biện pháp điều trị (Trang 33)

Để điều trị bệnh viêm phổi, nhiều tác giả đều cho rằng cần dùng các biện pháp chống nhiễm trùng, trợ lực, trợ tim, các biện pháp chống thiếu dưỡng khí, điều trị trúng độc do hậu quả của viêm.

Việc điều trị bằng kháng sinh trong viêm phổi nên chọn thuốc có phạm vi và công hiệu rộng với mầm bệnh, khả năng khuyếch tán tốt vào mô phổi khi bị viêm như các tetracyclin (oxytetracyclin, doxycillin), macrolid (tylosin, tilmycosin) và fluoroquinon (enrofloxacin, flumequin). Khi phổi bị viêm, mủ và dịch rỉ viêm làm giảm đường dẫn của các aminosid và các sulfamid. Do vậy, cần phối hợp kháng sinh với các tác nhân làm giảm viêm hoặc cải tiến môi trường phổi như các phân tử làm tăng sự dẫn truyền thuốc vào phổi, giảm sự lan rộng các vùng thiếu ôxy mô bào hoặc chống xẹp phổi, làm lắng fibrin hay biến thành xơđều có tác dụng tốt đối với phân bổ kháng sinh, do đó kích thích làm tăng tuần hoàn có lợi cho phân bổ kháng sinh. Việc dùng kháng sinh ngăn bệnh viêm phổi lây lan được bắt đầu khi thấy có tỉ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

lệ mắc bệnh hô hấp trên 10% hoặc quá 2 ngày liên tiếp hoặc là ngay lập tức 25% trâu bê bị bệnh (Renaud Maillard, 2002).

Những thuốc làm tiêu nhầy hình như giúp cho tăng nồng độ nhiều loại kháng sinh trong việc tiết dịch của phế quản. Một trong những thuốc điều hoà chất nhầy hay sử dụng trong viêm phổi là bromhexine, nó có tác dụng cắt các cầu nối disulfit của chất nhày (mucopolysaccharide) nhờ đó chất nhầy được đẩy ra khỏi đường hô hấp qua phản xạ ho (Nguyễn Như Pho, 2004).

Blowey R. W. (1999) cho rằng, tilmicosin có tác dụng rất tốt nó có hiệu quả cao với mycoplasma, vi khuẩn.

Theo Đỗ Văn Được (2003), có thể dùng các loại kháng sinh chlotetracyclin, neomycin phối hợp penicillin và streptomycin hoặc dùng các kháng sinh trên phối hợp với sulfonamid đểđiều trị bệnh đường hô hấp ở trâu Lạng Sơn.

Phạm Sĩ Lăng và Phan Địch Lân (2002) thường dùng tetramisol hoặc levamisol cho bê sữa mắc viêm phổi do giun uống sau đó tiêm ampixillin và kanamycin cho bê.

Thời gian điều trị tùy loại bệnh song chỉ chấm dứt kháng sinh sau khi hết sốt từ 1 - 2 ngày (Nguyễn Như Pho, 2003).

Theo Hồ Văn Nam và CS (1997), gia súc bị bệnh phổi ngoài việc dùng kháng sinh chống vi khuẩn bội nhiễm thì cần phải giải quyết vấn đề hộ lý chăm sóc tốt gia súc thì cần phải dùng các thuốc trợ sức trợ lực nâng cao sức đề kháng, giảm dịch thẩm xuất và tăng cường giải độc. Ngoài ra, cần dùng thuốc giảm ho, long đờm hoặc phong bế vào hạch sao, hạch cổ dưới.

Xác định được các triệu chứng của viêm phổi và các nguyên nhân cơ bản của nó sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

PHẦN III

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm phổi trên đàn bê hf f2 tại huyện ba vì hà nội và biện pháp điều trị (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)