Thân nhiệt, tần số tim đập và tần số hô hấp ở bê HF.F2 bị viêm phổi trên địa bàn huyện Ba Vì – Hà Nội.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm phổi trên đàn bê hf f2 tại huyện ba vì hà nội và biện pháp điều trị (Trang 46)

địa bàn huyện Ba Vì Hà Nội.

Đểđánh giá mức độảnh hưởng của bệnh tới chức năng hoạt động của một số cơ quan có biểu hiện lâm sàng, chúng tôi tiến hành kiểm tra thân nhiệt, tần số tim đập, tần số hô hấp ở 28 bê HF.F2 viêm phổi và 10 bê HF.F2 khoẻ mạnh bình thường. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.2.2.

Qua bảng 4.2.2: Các chỉ tiêu về thân nhiệt, mạch đập, tần số hô hấp ở bê HF.F2 viêm phổi cao hơn và có sự sai khác với bê HF.F2 khỏe (p < 0,05)

Thân nhiệt bê HF.F2 viêm phổi tăng 1,74oC so với bê HF.F2 khỏe (p < 0,05). Tần số tim của bê HF.F2 viêm phổi tăng 38,65 lần/ phút so với bê HF.F2 khỏe (p < 0,05).

Tần số hô hấp ở bê HF.F2 viêm phổi tăng 36,46 lần/ phút so với bê HF.F2 khỏe (p < 0,05).

Thân nhiệt, tần số tim và tần số hô hấp ở bê HF.F2 viêm phổi cao hơn so với mức sinh lý là do hậu quả của quá trình viêm. Dưới tác động của vi khuẩn, độc chất của chúng và các chất khác sinh ra trong quá trình viêm đã gây rối loạn tuần hoàn,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 rối loạn chuyển hóa bằng một số biểu hiện toàn thân (sốt, tần số mạch thay đổi). Ngoài ra, khi bê bị viêm phổi, diện tích hô hấp giảm, con vật phải thở nhanh làm tần số hô hấp tăng. Mặt khác, khi con vật bị sốt sẽ ảnh hưởng đến nút Keith – Flack trên tim hoặc do các loại độc tố tác dụng lên cơ quan thụ cảm trong tim, làm tim đập nhanh (Hồ Văn Nam và cs, 1997).

Khi gia súc bị viêm, tùy mức độ và tính chất của viêm mà phản ứng của cơ thể có khác nhau qua các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau. Các trường hợp nhiễm khuẩn nặng thường kèm theo sốt cao và tim đập nhanh (Tạ Thị Vịnh, 1991; Vũ Triệu An, 1993).

Theo Joe W.West, trong các trường hợp sinh lý, dấu hiệu stress nhiệt xảy ra trầm trọng khi thân nhiệt bò trên 39,2oC, nhịp thở trên 80 lần/ phút (trích theo Đinh Văn Cải và cs, 2004).

Nhiệt độ, tần số tim, tần số hô hấp của gia súc có thể thay đổi tùy từng thời điểm trong ngày hay trạng thái sinh lý của chúng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

Bảng 4.2.2: Thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim ở bê HF.F2 bị viêm phổi

Chỉ tiêu Bê HF.F2 khỏe (n = 10) Bê HF.F2 viêm phổi (n = 28)

P X ± mX Dao động X ± mX Dao động

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm phổi trên đàn bê hf f2 tại huyện ba vì hà nội và biện pháp điều trị (Trang 46)