Triệu chứng lâm sàng

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm phổi trên đàn bê hf f2 tại huyện ba vì hà nội và biện pháp điều trị (Trang 28)

Ở mỗi một thể viêm phổi khác nhau có biểu hiện triệu chứng trên con vật khác nhau. Song hầu hết các nhà nghiên cứu đều chỉ ra rằng khi gia súc mắc bệnh viêm phổi sẽ có một số triệu chứng chính như sốt, ho, chảy nước mũi, niêm mạc tím tái, khó thở, âm phổi bệnh lí.

* Chy nước mũi

Chảy nước mũi có thể cho biết bệnh đường hô hấp đang diễn ra có liên quan tới phổi cũng nhưđường hô hấp trên (Archie Hunter, 2000). Các bệnh của trâu bê có đặc điểm chảy nước mũi như bệnh viêm da, tụ huyết trùng, viêm mũi - viêm khí quản truyền nhiễm, loét da quăn tai, bệnh dịch nhầy, lao, sốt do vận chuyển, dịch tả trâu bò.

Theo Hồ Văn Nam (1997), trong bệnh phế quản phế viêm nước mũi ít và đặc có màu xanh thường dính vào hai bên lỗ mũi. Nếu viêm phổi hoại thư thì nước mũi như mủ và có mùi hôi thối; khi mắc viêm phổi thuỳ nước mũi ít, màu đỏ hay

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

màu gỉ sắt.

* St

Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt xảy ra trong rất nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên khi gia súc mắc viêm phổi nó giúp cho công tác chẩn đoán chính xác hơn mức độ của viêm.

Theo Đỗ Văn Được (2003), trâu viêm phổi thường sốt. Nhiệt độ cơ thể trâu viêm phổi nhẹ tăng 0,79oC, trâu viêm phổi nặng tăng trung bình 1,69oC; cá biệt có con sốt trên 30C.

Theo Blowey R. W. (1999), trong giai đoạn sớm của viêm, bò có thể ngừng ăn và tăng nhiệt độ tới 40,5 – 42oC. Trong trường hợp viêm điển hình của bê mắc bệnh viêm phổi - màng phổi truyền nhiễm, nhiệt độ của bê tăng đột ngột. Trường hợp gia súc mắc Mycoplasma mycoides dạng ẩn tính, khi dưới tác động của các yếu tố stress, nó có thể phát triển thành dạng viêm điển hình.

Theo Hồ Văn Nam và CS (1997), trong bệnh phế quản - phế viêm gia súc sốt cao (tăng hơn bình thường từ 1 – 2oC) và sốt lên xuống theo hình sin, trong bệnh viêm phổi thuỳ đột nhiên gia súc sốt 41 – 42oC, sốt kéo dài liên miên từ 6 - 9 ngày sau đó nhiệt độ hạ dần, còn trong viêm phổi hoại thư hoá mủ gia súc sốt 40 - 41oC sốt lên xuống không đều.

* Ho

Theo Archie Hunter (2000), triệu chứng lâm sàng khi viêm đường hô hấp rõ nhất là ho. Ho là do ngứa lớp màng bên trong khí quản và đường hô hấp dưới (phế quản) phân nhánh từ khí quản vào phổi. Đó là phản xạ tự phát nhằm loại bỏ vật lạ ra khỏi đường hô hấp. Ho liên tục là dấu hiệu khí quản, phế quản bị bệnh.

Khi bê mắc bệnh viêm phổi, thường nghe thấy gia súc ho nhiều, tuy nhiên một số trường hợp xảy ra viêm đột ngột, bê có thể chết khi chưa nhận ra dấu hiệu nào của ho (Bolwey R. W., 1999).

Theo tài liệu của Bộ nông nghiệp Mỹ (1967), bệnh viêm phổi do

Mycoplasma mycoides gia súc thường ho vào buổi sáng sớm, con vật ho thường xuyên. Đầu tiên tiếng ho khô nhưng sau đó trở nên ho ướt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

Gia súc ban đầu có thể ho khan và ngắn, có cảm giác đau. Sau đó tiếng ho ướt và kéo dài, giảm đau gặp ở bệnh viêm phế quản phổi. Gia súc ho ít, ngắn khi ho gia súc có cảm giác đau gặp ở bệnh viêm phổi thùy (Hồ Văn Nam và cs, 1997).

Khi bê mắc Pasteurella haemolytica có những dấu hiệu điển hình là nhiệt độ cao, thở hổn hển và rất mệt mỏi với những tiếng ho nhỏ (Blowey R. W., 1999).

* Khó th

Khi gia súc thở, hô hấp có 3 pha bằng nhau, hít vào, thở ra và ngừng thở; gia súc thở một cách nhẹ nhàng. Khi bị rối loạn gia súc có thể có các triệu chứng như thở hổn hển thấy rõ, dừng ít hoặc không dừng sau khi thở ra. Tùy theo mức độ nghiêm trọng, có thể nghe thấy được qua các âm phổi bệnh lí. Để cố gắng thở con vật có những động tác khác nhau nở rộng lỗ mũi, há miệng thở, vươn đầu, vươn cổ hay dạng chân, ưỡn ngực (Blowey R. W., 1999; Archie Hunter, 2000).

Trong bệnh phế quản phế viêm tần số hô hấp tăng cao (có khi tới 40 - 140 lần/phút). Còn trong bệnh thuỳ phế viêm khó thở xuất hiện rõ rệt, có những trường hợp ngồi thở như kiểu chó ngồi. Trong bệnh viêm phổi hoại thư và hoá mủ gia súc có những triệu chứng như thở nhanh và khó thở thể bụng (Hồ Văn Nam và CS, 1997).

Theo Blowey R. W. (1999), hầu hết bê cố gắng hít không khí. Một vài bê có thể nhịp thở tăng lên, và một con có thểđứng với đầu hơi cúi, quay lại sau và thở rất mạnh, nhận ra nó như cố gắng để hít đủ không khí.

* Âm phi bnh lý

Khi kiểm tra bằng ống nghe ở vùng phổi có thể thấy những âm bệnh lí khác nhau như âm ran ướt ở thời kỳ đầu, âm ran khô, âm vò tóc ở thời kỳ cuối của phế quản phế viêm hay âm bọt vỡ, âm thổi vò trong bệnh viêm phổi hoại thư và hoá mủ. Ngoài ra trong bệnh viêm phổi thuỳ còn thấy âm phế nang mất xen kẽ vùng âm phế nang tăng (Hồ Văn Nam và cs, 1997).

* Hin tượng thiếu oxy (niêm mc xanh tím)

Khi gia súc mắc viêm phổi, đã xảy ra hiện tượng rối loạn trao đổi khí, do vậy lượng O2 mô bào giảm, lượng khí CO2 trong mô bào tăng lên, gây cho mô bào

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

trở thành có màu xanh gọi là xanh tím (Archie Hunter, 2000).

Theo Hồ Văn Nam (1997), gia súc mắc viêm phổi, màng phổi niêm mạc mắt tím bầm.

Do tổn thương ở phổi vì vậy gia súc thiếu dưỡng khí trong máu nên ở các niêm mạc mắt, miệng của vật bệnh đầu tiên đỏ sẫm, xung huyết, sau đó tím tái (Phạm Sĩ Lăng và Phan Địch Lân, 2002).

Nói chung, các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm phổi diễn biến phức tạp tuỳ theo tính chất của viêm. Nó có thể kế phát hay kết hợp với một số bệnh khác. Các triệu chứng điển hình trên có thểđồng thời xuất hiện và liên tục nhưng cũng có thể không rõ ràng. Theo Blowey R. W. (1999), bệnh do vi rút hợp bào (RSV - respiratory syneytial virus) có thể gây ra viêm phổi ở bê, gây ra hiện tượng chết rất nhanh. Nếu không can thiệp kịp thời bê có thể chết trong vòng 24 giờ sau khi mắc mà không có triệu chứng của viêm phổi.

Theo Đỗ Văn Được (2003), các triệu chứng như sốt, thở nhanh, ho, chảy nhiều nước mũi gặp 100% ở trâu viêm phổi cấp.

Tuy nhiên, tác giả Archie Hunter (2000) lại cho rằng bệnh về phổi không nhất thiết gây ra những triệu chứng lâm sàng nói trên. Gia súc thường có viêm phổi mà không biết trừ khi đến lò mổ hay điểm giết mổ.

Bệnh viêm phổi có thể dẫn đến cái chết của gia súc tuỳ theo nguyên nhân và tính chất viêm khác nhau.

Theo Phạm Sĩ Lăng và Phan Dịch Lân (2002) cho biết trong các trường hợp kế phát ỉa chảy nặng do nuốt phải vi khuẩn gây bệnh theo rớt rãi và mủ vào hệ thống tiêu hoá, bê thường chết sau 5 - 7 ngày.

Theo tài liệu của Bộ nông nghiệp Mỹ (1967) cho biết con vật mắc

Mycoplasma mycoides thường chết sau 2 - 5 tuần khi có những triệu chứng đầu tiên của bệnh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm phổi trên đàn bê hf f2 tại huyện ba vì hà nội và biện pháp điều trị (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)