Tạo điều kiện thuận lợi để các DNNN huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước ngành công nghiệp (Trang 54)

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VAØ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHAØ NƯỚC NGAØNH

3.6.2.Tạo điều kiện thuận lợi để các DNNN huy động vốn

Theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính : ngoài số vốn Nhà nước đầu tư, DNNN phải tự huy động vốn dưới các hình thức : phát hành trái phiếu, cổ phiếu, vay vốn , nhận vốn góp liên doanh và các hình thức để phát triển kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về huy động vốn.

Về huy động vốn thông qua ngân hàng và các tổ chức tín dụng : quá trình xét duyệt hồ sớ và điều kiện vay vốn của các ngân hàng rất khắt khe cho DNNN, Nhà nước nên cho DNNN toàn quyền chủ động dùng mọi hình thức TSCĐ của mình để thực hiện thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật, DNNN sẽ tự chịu trách nhiệm báo cáo với cơ quan cấp trên .

Ngoài ra Nhà nước phải có một chính sách tín dụng - tiền tệ - ngân hàng mềm dẻo thích hợp với nền kinh tế , có chính sách mở rộng lãi suất tín dụng ngân hàng nhằm làm đòn bẩy khơi dậy nguồn vốn tập trung trong dân cư kết hợp nguồn vốn nước ngoài, có cơ chế khuyến khích DNNN vay đầu tư trung dài hạn mua sắm TSCD, mở rộng sản xuất với lãi suất ưu đãi, thời gian xét duyệt hồ

sơ nhanh chóng ( dưới 15 ngày). Về huy động vốn bằng phát hành trái phiếu, DNNN lại bị ràng buộc bởi

quy định về phát hành trái phiếu (Nghị định 120/CP ngày 17/9/1994 của Chính Phủ và Thông tư 91/TC-KBNN ngày 05/11/1994 của Bộ Tài Chính) : trong đó có quy định điều kiện để DNNN được phát hành cổ phiếu là tổng giá trị tài sản cố định và tài sản lưu động tối thiếu là 20 tỷ đồng, hoạt động sản xuất kinh doanh trước khi phát hành trái phiếu phải có lãi liên tục 3 năm, có hiệu suất doanh lợi cao...; những điều kiện như vậy đã hạn chế rất nhiều cho các DNNN trong việc

phát hành trái phiếu huy động vốn. Nhà nước cần mở rộng điều kiện cho các DNNN được phép phát hành trái phiếu, cụ thể như : 2 năm hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi trước khi phát hành trái phiếu, tổng giá trị TSLĐ và TSCĐ tối thiếu là 10 tỷ đồng, cho phép doanh nghiệp được phát hành trái phiếu theo từng dự án đầu tư dài hạn với tổng giá trị dự án tối thiểu là 10 tỷ đồng.

Về huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán :hiện nay Nhà nước chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng để DNNN hoạt động trong lĩnh vực này, đề nghị phải ban hành kịp thời Luật Chứng khoán để tạo sân chơ bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế trong việc huy động vốn các nguồn vốn dài hạn trong nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước ngành công nghiệp (Trang 54)