CÔNG NGHIỆP
3.2.1. Tiến trình thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển DNNN
Từ năm 1986 đến nay, Chính phủ đã chỉ đạo tiến hành 3 đợt sắp xếp, thực hiện đổi mới, phát triển DNNN với 4 nội dung cơ bản là :
̇Đổi mới cơ chế chính sách quản lý DNNN nhằm tạo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với DNNN và thực sự hạch toán kinh doanh trong cơ chế thị
trường. Trong đó, cơ chế, chính sách tài chính được đặc biệt quan tâm hoàn
thiện. Các doanh nghiệp thực hiện nguyên tắc hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi, đảm bảo có lãi. Nhà nước giao vốn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước. Doanh nghiệp được giữ lại khấu hao cơ bản tài sản cố định để tái đầu tư, đổi mới máy móc ,thiết bị, được huy động vốn dưới mọi hình thức, cho phép thí điểm phát hành trái phiếu để vay vốn. Khuyến khích doanh nghiệp tích tụ tập trung vốn cho sản xuất – kinh doanh thông qua chính sách trích và lập các quỹ doanh nghiệp. Chính phủ đã thực hiện các giải pháp đặc biệt như dãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ, cấp bổ sung vốn đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển ngành nghề, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, doanh nghiệp còn tồn tại những di sản của lịch sử, doanh nghiệp thua lỗ trong sản xuất kinh doanh … vượt qua khó khăn và từng bước phát triển (Công ty Dệt nam Định, Công ty Dệt 8/3, Công ty Hoá chất và Phân đạm Hà Bắc, Công ty gang Thép Thái Nguyên, các Nhà máy Đường, các Công ty Cơ Khí…) . Tuy vậy, cơ chế, chính sách vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tạo được môi trường tài chính đầy đủ và thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp, chính sách thuế còn nhiều bất hợp lý và thay đổi luôn. Chính sách lãi suất chưa phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh. Chưa xây dựng và phát triển được thị trường vốn để tạo ra sự vận động và chu chuyển vốn trong xã hội , đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp. Chính sách phân phối tài chính đối với DNNN chưa
tạo điều kiện thật sự để doanh nghiệp tự tích tụ vốn, chủ động tái đầu tư phát triển, giám sát của nhà nước vừa thiếu chặt chẽ, buông trôi, vừa bao biện. Chức năng sở hữu và chức năng quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp còn thiếu rõ ràng.
̇Tổ chức lại, củng cố và hoàn thiện tổng công ty nhà nước nhằm tập trung nguồn lực các ngành then chốt mà DNNN cần nắm giữ để bảo đảm vai trò
chủ đạo của kinh tế nhà nước, vai trò điều tiết của nhà nước. Các tổng công ty
đã cung cấp cho nền kinh tế 94% sản lượng điện, 97 sản lượng than, 63% sản lượng thuốc lá điếu, 59% sản lượng xi măng, 50% sản lượng giấy…Tuy nhiên vẫn bộc lộ một số nhược điểm : thiếu vốn nghiêm trọng, mô hình tổng công ty chưa thực sự tạo ra sự gắn kết tài chính, công nghệ, thị trường… giữa các đơn vị thành viên trong tổng công ty, giữa đơn vị thành viên với các tổ chức liên quan.
̇Sắp xếp và cổ phần hoá DNNN nhằm các mục tiêu : huy động vốn của toàn xã hội để đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp và tạo điều kiện để người lao động tham gia làm chủ thực sự, thay đổi phương thức quản lý, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Qua 3 đợt sắp xếp, số đầu mối DNNN giảm xuống hơn 50%, từ hơn 12 ngàn DN xuống còn 6 ngàn DN trong đó sát nhập 3.100 ngàn DN, giải thể 3.350 ngàn DN, nhưng DNNN vẫn phát triển : tỷ trọng của DNNN trong tổng sản phẩm GDP tăng từ 36,5% (1991) lên 40,07% (1998), tương ứng, tỷ suất nộp ngân sách trên vốn nhà nước tăng từ 14,7% lên 27,89% ; tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước 6,8%(1993) lên 12,31% (1998). Việc sắp xếp DNNN góp phần tác động đến quá trình tích tụ và tập trung vốn. Vốn bình quân cho 1 doanh nghiệp tăng từ 5,4 tỷ đồng (1993) lên hơn 18 tỷ đồng (1998).
̇Thực hiện các hình thức giao, bán,khoán cho thuê DNNN nhỏ để sử dụng có hiệu quả tài sản của nhà nước, của xã hội, khắc phục tình trạng DNNN làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài.