Khảo sát sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước thời điểm tổng kiểm kê 01-01-

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước ngành công nghiệp (Trang 36)

1998 1999 2000 Hiệu quả kinh doanh

3.3.4.Khảo sát sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước thời điểm tổng kiểm kê 01-01-

thời điểm tổng kiểm kê 01-01-2000

Vốn và tài sản của các doanh nghiệp nhà nước ngành công nghiệp chiếm khoảng 47% vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước; khảo sát quản lý , sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước nói chung cũng phản ánh được đầy đủ thực trạng quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước ngành công nghiệp.

Về tài sản , bình quân tài sản 1 doanh nghiệp Trung ương là 208,3 tỷ đồng , doanh nghiệp địa phương là 22,7 tỷ đồng, giá trị tài sản bình quân của 1 doanh nghiệp Trung ương gấp 9,1 lần tài sản bình quân của 1 doanh nghiệp địa

phương

Bảng 2.10. Cơ cấu giá trị tài sản của toàn bộ doanh nghiệp nhà nước

Đơn vị tính : tỷ đồng

Số liệu kiểm kê Số lượng DN Chỉ tiêu

Giá trị % Tổng giá trị tài sản 527.256 100

A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 333.460 63.3

B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 193.796 36.7

- Trung ương 434.049 82,3 35%

- Địa phương 93.206 17,7 65%

Riêng TCTy 90, 91 403.659 76,5

Giá trị tài sản theo loại hình DN 527.256 100

Doanh nghiệp nhà nước 359.876 68,2

Trong đó: Ngành công nghiệp 168.185 31.9

(nguồn : Ban Chỉ Đạo Kiểm kê TW thời điểm 01-01-2000)

Với tỷ lệ TSCĐ và đầu tư dài hạn và tỷ lệ TSLĐ và đầu tư ngắn hạn tính trên tổng giá trị tài sản là 36,8% và 63,2% ; điều này cho thấy việc đầu tư dài hạn vào cơ sở vật chất kỹ thuật hình thành TSCĐ còn thấp, công nghệ lạc hậu, nguồn vốn hạn chế.

Nợ phải thu : 187.091 tỷ đồng, chiếm 35.5% tổng giá trị tài sản của DN, chiếm gấp 1,43 lần vốn kinh doanh, tình hình này cho thấy vốn bị chiếm dụng giữa các doanh nghiệp là lớn. Trong đó các DNNN có số nợ phải thu là 82.951 tỷ đồng, chiếm 44,3%. Nợ đến hạn chiếm 12,8%, quá hạn : 11,3%, nợ khó đòi : 10.741 tỷ đồng, chiếm 5,7% tổng nợ phải thu (DNNN : 2.747 tỷ đồng). Thực chất đây là những khoản nợ đã mất khả năng thu hồi của các doanh nghiệp, cũng chính là khoản lỗ của doanh nghiệp.

Hàng hoá tồn kho : của các DNNN là 45.550 tỷ đồng, chiếm 12,7% tổng giá trị tài sản. So với TSLĐ, hàng tồn kho chiếm26,2% ; vốn bằng tiền: 32.793 tỷ đồng, chiếm 18,9% ; nợ phải thu : 82.951 tỷ đồng, chiếm 47,7%. Qua kết cấu trên, chứng tỏ các doanh nghiệp sử dụng vốn chưa hiệu quả ở chỗ : vốn ứ đọng ở khâu thanh toán quá lớn, vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng giá trị tài sản lưu động.

Vật tư, hàng hoá ứ đọng không cần dùng, kém mất phẩm chất chủ yếu là vật tư tồn kho từ thời bao cấp, đã lỗi thời, không tiêu thụ được, lạc hậu về kỹ thuật, chủng loại. Tình trạng vật tư ứ đọng, kém mất phẩm chất hấu hết các

doanh nghiệp còn treo lại để chờ hướng giải quyết của nhà nước, gây ứ đọng vốn lẫn chi phí bảo quản, cất giữ làm cho tình hình tài chính doanh nghiệp càng khó khăn.

Tài sản cố định : chỉ có một số doanh nghiệp đầu tư mới như : điện lực, ximăng, mía đường…, một số ngành chỉ tập trung đầu tư để duy trì nănglực hiện có. Tài sản cố định ngành công nghiệp chiếm 50.3% giá trị tài sản cố định DNNN (tương đương nguyên giá 110.020 tỷ đồng, Giá trị còn lại 62.711 tỷ đồng).

Về hiện trạng sử dụng tài sản cố định : tài sản cố định đang dùng trong sản xuất kinh doanh chiếm 92,7%, tài sản cố định chưa cần dùng, không cần dùng, hư hỏng chờ thanh lý chiếm 7,3%, như vậy vẫn còn khá lớn tài sản cố định không được sử dụng cho sản xuất kinh doanh.

Về cơ cấu : TSCĐ là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chiếm 55,9% , nhà cửa : 13,8% , vật kiến trúc : 16,2%. Nhìn chung, TSCĐ của DNNN ngành công nghiệp hiện nay phần lớn đều đã cũ , lạc hậu về kỹ thuật, không đồng bộ. Một số tài sản cố định là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải được sản xuất và sử dụng từ năm 1990 trở về trước chiếm trên 30%, phần lớn TSCĐ đã qua bảo dưỡng, sửa chữa. Hậu quả là khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và trong nước của sản phẩm do DNNN làm ra thấp. Giá thành một số mặt hàng sản xuất trong nước như đường, sắt, thép, xi măng, kính xây dựng… cao hơn cùng loại mặt hàng nhập khẩu. Nhiều TSCĐ đã khấu hao hết nhưng giá trị còn lại theo sổ sách vẫn còn do việc đánh giá lại tài sản, còn đối với một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì phải khấu hao thấp nên giá trị còn lại trên sổ kế toán cao nhưng giá trị sử dụng thấp, khó có khả năng thu hồi vốn. Giá trị còn lại của TSCĐ là 57%, điều này cho thấy tài sản cũ nhiều, mức độ đầu tư đổi mớt TSCĐ còn chậm. Ngoài ra chưa tính được mức độ hao mòn vô hình của tài sản.

Về nguồn hình thành tài sản : Tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay và chiếm dụng chiếm 54,1% , bằng nguồn vốn của doanh nghiệp chiếm 45,9%. Như vậy, doanh nghiệp có 1 đồng vốn thì phải vay hoặc chiếm dụng 1,2 đồng cho kinh doanh. Tỷ trọng vốn vay lớn , doanh nghiệp phải đạt mức doanh lợi cao mới đủ để trả lãi vay.

Về nguồn vốn : Bình quân nguồn vốn quỹ 1 DNTW là 54,9 tỷ đồng, 1 doanh nghiệp địa phương là 10,8 tỷ đồng. Về quy mô, doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ ( có vốn dưới 10 tỷ đồng) có số lượng doanh nghiệp nhiều (chiếm khoảng 75,7% / tổng số DNNN) nhưng quy mô vốn chỉ khoảng 8,7% tổng số vốn DNNN , còn doanh nghiệp có quy mô lớn ( vốn trên 10 tỷ) có số lượng doanh nghiệp ít nhưng quy mô vốn chiếm tới 91,3% tổng số vốn.

Về nợ phải trả : Tổng số nợ phải trả gấp hơn 2 lần vốn nhà nước, gấp gần 2 lần nợ phải thu. Một số doanh nghiệp đầu tư đúng hướng, công nghệ thiết bị phù hợp nên khả năng thanh toán nợ khá tốt . Ngược lại những doanh nghiệp lựa chọn thiết bị công nghệ, thiết bị cũ, lạc hậu, quy mô không phù hợp, sử dụng nguồn vốn vay không phù hợp thì khả năng trả nợ kém, thậm chí không có khả năng trả nợ.

Qua thực trạng về vốn và tài sản của DNNN, chúng ta cần có chính sách tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp phát triển phù hợp với tiềm năng của từng vùng. Hướng chủ yếu là tăng tiềm lực tài chính cho các Tổng công ty 90 ,91. Giao cho các Tổng công ty này tự mở rộng địa bàn hoạt động và sản xuất kinh doanh, vươn ra những tỉnh còn nhiều tiềm năng. Ví dụ như ngành công nghiệp tiêu dùng, dệt may, da giày, rượi bia, thuốc lá, ngành công nghiệp chế biến thủy, hải sản, nông sản xuất khẩu… Sự phân bổ doanh nghiệp theo ngành cũng chưa hợp lý, có một số ngành có tiềm năng lớn nhưng chưa có những doanh nghiệp đủ mạnh, tạo đà cho sự tăng trưởng và phát triển như các doanh nghiệp thuộc ngành Công nghiệp chế biến nông sản, ngành Cơ Khí…

Việc xắp xếp DNNN chưa thật triệt để, nhiều doanh nghiệp yếu kém vẫn thua lỗ triền miên, cụt vốn mà không được xử lý mà lại sắp xếp bằng hình thức sát nhập vào những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Nguyên nhân chính là do không sử lý được các tồn tại phát sinh sau khi giải thể, phá sản.Tính từ năm 1996 đến 2000, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận còn chậm, bình quân gần 6%/năm. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chỉ giữ ở mức dưới 10%. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh chỉ đạt 3%. Kết quả như vậy là cũng nhờ một phần Chính phủ có những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như cấp bổ sung vốn lưu động, chuyển nợ tín dụng thành vốn ngân sách cấp, giảm khấu hao TSCĐ, hỗ trợ lãi suất, khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi vay, chính sách bảo hộ…

Qua đây có thể rút ra 2 bài học lớn : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vừa phải tăng cường vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, vừakhông coi nhẹ các nguồn huy động khác, đồng thời doanh nghiệp phải bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh với mức doanh lợi cao hơn lãi suất các nguồn vốn huy động. Những doanh nghiệp không vượt quá mức lãi suất này sẽ nhanh chóng mất khả năng thanh toán và thua lỗ.

Phải kiên quyết sử lý tài sản, vật tư kém, mất phẩm chất và công nợ tồn đọng. Những doanh nghiệp có lợi nhuận cao thì còn có điều kiện để sử lý; còn các doanh nghiệp thua lỗ hoặc có mức lợi nhuận thấp không tương xứng với các khoản thiệt hại thì buộc phải giảm vốn vì thực chất đã mất vốn, vốn ghi trên sổ sách chỉ là “vốn giả”

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước ngành công nghiệp (Trang 36)