Nguyên nhân về những tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước ngành công nghiệp (Trang 28)

CÔNG NGHIỆP

3.2.2. Nguyên nhân về những tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước

nước

Ngoài nguyên nhân khách quan do lịch sử để lại không thể giải quyết trong thời gian ngắn; những tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước là do những nguyên nhân chủ yếu sau :

̇Nhận thức chưa thống nhất, chưa đầy đủ về vai trò doanh nghiệp nhà

nước và chủ trương sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước.

̇Nguyên nhân liên quan đến mức độ hoàn thiện của cơ chế quản lý

doanh nghiệp nhà nước :

-Chính sách tài chính, tín dụng tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn

còn nhiều điểm chưa phù hợp với doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, chưa tạo đủ điều kiện thuận lợi cũng như chưa đòi hỏi đúng mức để doanh nghiệp nhà nước tự chủ , tự chịu trách nhiệm, năng động trong sản xuất kinh doanh, tích tụ vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ.

-Việc giao vốn cho doanh nghiệp vẫn mang hình thức hành chính, chưa

gắn quyền hạn, nghĩa vụ, quyền lợi rõ ràng. Một phần vốn nhà nước giao cho doanh nghiệp nhưng không sử dụng được vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

-Chưa thí điểm được cơ chế quản lý vốn thông qua Công ty Đầu Tư Tài

Chính Nhà Nước theo tinh thần Nghị Quyết Hội nghị Trung Ương lần thứ từ (khoá VIII).

-Chưa xây dựng và phát triển được đồng bộ thị trường vốn để tạo sự chu

chuyển vốn trong xã hội được thông suốt, đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Chính sách lãi suất chưa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong những ngành nghề cần được ưu tiên phát triển.

-Chế độ kế toán chưa tạo điều kiện và buộc doanh nghiệp hạch toán

đúng kết quả kinh doanh, phương pháp tính giá thành còn tuỳ tiện không phản ánh đúng chi phí thực tế, vì vậy việc đánh giá hiệu quả kinh doanh không chính

xác. Nhà nước còn khống chế ràng buộc cụ thể nhiều khoản chi phí , nhiều quy định gò bó không phù hợp thực tế khiến doanh nghiệp rất khó chủ động trong sản xuất kinh doanh.

-Chế độ phân phối thu nhập chưa tạo được động lực mạnh mẽ cả đối với

cán bộ quản lý lẫn người lao động. Nghị quyết Trung Ương lần thứ tư khoá VIII

đã đã đề cập đến chế độ phân phối : “Đổi mới chế độ phân phối, ưu tiên dành lợi

nhuận để trả nợ vốn vay và tái đầu tư, gắn lợi ích và trách nhiệm vật chất với hiệu quả kinh doanh”, nhưng thực tế vẫn chưa được sửa đội như : Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm được lấy từ lợi nhận để lại doanh nghiệp, Thu sử dụng vốn lấy từ lợi nhuận để lại doanh nghiệp (nếu có lãi). Doanh nghiệp không được chủ động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định kỹ thuật lạc hậu hay không cần dùng trong dây chuyền sản xuất, phải qua cấp chủ quản đồng ý thanh lý nhượng bán thì thời gian không đáp ứng được kịp thời nhu cầu đổi mới công nghệ.

-Về đầu tư : Việc phân cấp, giao quyền quyết định đầu tư cho doanh

nghiệp chưa phù hợp, rõ ràng, không gắn với trách nhiệm và chưa có cơ chế kiểm soát để đầu tư có hiệu quả. Nhà nước vừa buông lỏng, vừa can thiệp quá sâu vào quyền tự chủ đầu tư của doanh nghiệp.

3.3.Thực trạng về sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước ngành công nghiệp

Từ năm 2000 trở về trước, khi tình hình vốn và tài tài sản của doanh nghiệp nhà nước nói chung còn ít biến động là do tiến trình cổ phần hoá còn chậm, việc đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đang ở trong giai đoạn triển khai thực hiện, vì vậy việc khảo sát tình hình quản lý và sử dụng vốn của các doanh nghiệp nhà nước cũng như ngành công nghiệp qua các năm 1998, 1999, 2000 là có thể phản ánh được thực tế .

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước ngành công nghiệp (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)