Nợ phải trả 52.435 41%

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước ngành công nghiệp (Trang 31)

Nợ ngắn hạn 27.508 21%

Nợ dài hạn 22.020 17%

Nợ khác 2.908 2%

B. Nguồn vốn chủ sở hữu 75.665 59%

(nguồn : Vụ Công Nghiệp – Tổng Cục Thống Kê)

Tỷ lệ TSLĐ và TSCĐ trên toàn bộ tài sản là 44% và 56% cho thấy việc đầu tư vào TSCĐ chưa được thích đáng với tư cách là ngành công nghiệp mà tài sản chủ yếu là máy móc thiết bị.

Tỷ lệ hao mòn của TSCĐ là 45%, như vậy giá trị còn lại của TSCĐ chỉ còn 55% là do máy móc thiết bị đã lạc hậu nhưng không được đầu tư mới.

Về nguồn hình thành vốn : vốn của được hình thành bởi 59% vốn chủ sở hữu và 41% vốn vay, cứ 1 đồng vốn thì phải vay thêm 0.7 đồng để họat động. Với tỷ lệ này cho thấy DN chưa sử dụng nhiều vào nguồn vốn vay bên ngoài, một phần vì DN chưa chủ động trong việc sử dụng vốn vay , lý do khác là do DN bị hạn chể vay tín dụng bởi các cơ chế tín dụng chưa thông thóang, nhất là vay ttín dụng trung và dài hạn, điều này thể hiện rất rõ qua tỷ lệ nợ ngắn hạn > tỷ lệ nợ dài hạn trong tổng số vốn.

3.3.2. Thực trạng về sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước ngành công nghiệp do Trung Ương quản lý. nước ngành công nghiệp do Trung Ương quản lý.

Giá trị vốn và tài sản của các Tổng công ty 90, 91 chiếm khoảng 76% giá trị vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước, chiếm khoảng 93% giá trị vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý.

Ở đây , ta khảo sát tình hình quản lý và sử dụng vốn của 3 tổng công ty 90 : TCT Thiết Bị Kỹ Thuật Điện, TCT Rượu Bia Nước Giải Khát, TCT Điện Tử và Tin Học; và của 3 tổng công ty 91 : TCT Thép, TCT Giấy, TCT Hoá Chất

Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng vốn

Tỷ suất lợi nhuận/vốn Tỷ suất doanh thu/vốn

1998 1999 2000 1998 1999 2000

TCT Thiết Bị Kỹ Thuật Điện 2,1% 2,8% 3,9% 149% 144% 88% TCT Rượu Bia Nước Giải Khát 25,4% 26,2% 24,9% 88% 106% 114% TCT Điện Tử Tin Học 5,8% 7,7% 8,1% 134% 158% 170% TCT Hóa Chất 4,9% 5,1% 4,7% 144% 149% 144% TCT Giấy 3,0% 3,6% 3,8% 88% 106% 114% TCT Thép 0,7% 1,7% 1,5% 147% 173% 171%

(Nguồn : Bộ Tài chính)

Bảng 2.6.Khả năng tự tài trợ về tài sản (Vốn chủ sở hữu/ tài sản)

1998 1999 2000

TCT Thiết Bị Kỹ Thuật Điện 0,60 0,60 0,53

TCT Rượu Bia Nước Giải Khát 0,79 0,85 0,82

TCT Điện Tử Tin Học 0,64 0,59 0,62 TCT Hóa Chất 0,51 0,51 0,49 TCT Giấy 0,56 0,53 0,52 TCT Thép 0,35 0,41 0,41

(Nguồn : Bộ Tài chính)

Bảng 2.7. Cơ cấu vốn của các Tổng Công Ty

TSLĐ/Tài sản TSCĐ/Tài sản

1998 1999 2000 1998 1999 2000

TCT Thiết Bị Kỹ Thuật Điện 0,61 0,61 0,56 0,39 0,39 0,44 TCT Rượu Bia Nước Giải Khát 0,58 0,63 0,64 0,42 0,37 0,36 TCT Điện Tử Tin Học 0,69 0,67 0,59 0,31 0,33 0,41 TCT Hóa Chất 0,59 0,57 0,56 0,41 0,43 0,44 TCT Giấy 0,60 0,61 0,63 0,40 0,39 0,37 TCT Thép 0,72 0,69 0,69 0,28 0,31 0,31

Qua bảng (2.5), các Tổng công ty đều kinh doanh có lãi, 1 đồng vốn bỏ ra đều đạt được một tỷ lệ lợi nhuận, và 1 đồng vốn bỏ ra đều thu về được một lượng lớn hơn.

Xét về cơ cấu vốn : bảng (2.7), tỷ trọng TSCĐ trên tổng tài sản của các Tổng công ty đều nhỏ hơn tỷ trọng của TSLĐ trên tổng tài sản, điều này cho thấy việc đầu tư cho TSCĐ là thấp so với một Tổng công ty ngành công nghiệp.

Xét khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp : bảng (2.6), doanh nghiệp cóø tỷ lệ Vốn chủ sở hữu càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng lớn , như Tổng công ty Rượu Bia Nước Giải Khát : tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản là lới nhất thì tương ứng với tỷ suất lợi nhuận/vốn cũng là lớn.

Bảng 2.8.Kết cấu Nợ – Tài sản (%)

Nợ phải thu/Tài sản Nợ phải trả/tài sản

1998 1999 2000 1998 1999 2000

TCT Thiết Bị Kỹ Thuật Điện 26% 26% 19% 40% 40% 47%

TCT Rượu Bia Nước Giải Khát 8% 15% 15% 21% 15% 18%

TCT Điện Tử Tin Học 19% 21% 19% 41% 38% 49%

TCT Hóa Chất 22% 22% 20% 49% 49% 51%

TCT Giấy 24% 24% 32% 44% 47% 48%

TCT Thép 32% 33% 34% 65% 59% 59%

(Nguồn : Bộ Tài chính)

Từ các số liệu bảng (2.8.), các Tổng công ty đều có tỷ lệ nợ phải thu/tài sản < tỷ lệ nợ phải trả/tài sản, như vậy công tác thu nợ của các Tổng công ty được đánh giá là tương đói tốt. Nợ ngắn hạn < Nợ dài hạn, điều này chứng tỏ các Tổng công ty phần lớn là chiếm dụng vốn chứ chưa tích cực trong việc vay tín dụng trung dài hạn,đó là do hạn chế về cơ chế cho vay của các tổ chức tín dụng, đồng thời cũng không có các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp giúp đỡ doanh nghiệp trong việc tìm nguồn vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng quy mô hoạt động.

Tỷ lệ nợ phải thu< tỷ lệ nợ phải trả cho thấy các Tổng công ty giải quyết tốt việc thu nợ từ bên ngoài. Tỷ lệ nợ ngắn hạn > nợ dài hạn : các Tổng công ty chưa tích cực trong việc vay vốn trung và dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất.

Quy chế điều hành của Tổng công ty chưa mang dáng dấp của 1 doanh nghiệp kinh doanh mà vẫn điều hành theo phương thức hành chính. Nhận thứcc các quy định về tài chính và chấp hành kỷ luật tài chính trong điều hành kinh doanh cũng như trong hạch toán kinh doanh của các doanh nghiệp chưa nghiêm, nhiều đơn vị không thực hiện đúng về hạch toán dự phòng các khoản nợ khó đòi, gioảm giá hàng tồn kho, chênh lệch tỷ giá, khấu hao TSCĐ… dẫn đến báo cáo lãi, lỗ không thật, không bảo toàn được vốn.

3.3.3. Thực trạng về sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước ngành công nghiệp do địa phương quản lý nước ngành công nghiệp do địa phương quản lý

Thành phồ Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp, thương mại lớn nhất của cả nước, là nơi tập trung của các tổ chức tài chính , tín dụng trong và ngoài nước đông đảo nhất, là đầu mối giao lưu với tất cả các vùng trong nước và quốc tế. Trong sản xuất công nghiệp, thành phồ Hồ Chí Minh có cơ cấu ngành nghề tương đối hoàn chỉnh, quy mô doanh nghiệp đa dạng, công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 29% công nghiệp cả nước, vì vậy có thể khảo sát thực trạng quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước ở đây là đại diện cho các doanh nghiệp do địa phương quản lý.

Khảo sát tình hình tài chính của 28 công ty thuộc Sở Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh :

Bảng 2.9.Tình hình tài chính của các công ty thuộc Sở Công Nghiệp TP.HCM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước ngành công nghiệp (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)