Cải tiến chế độ hạch toán kế toán và công khai tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước ngành công nghiệp (Trang 48)

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VAØ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHAØ NƯỚC NGAØNH

3.3.5. Cải tiến chế độ hạch toán kế toán và công khai tài chính

Doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác cập nhật sổ sách chứng từ kế toán , có vậy mới có thể đáp ứng được nhu cầu phân tích tài chính kịp thời và chính xác.

Doanh nghiệp cần triển khai công tác công khai tài chính doanh nghiệp, thanh tra nhân dân của doanh nghiệp, qua đó mà người lao động trong doanh nghiệp được quyền giám sát về tài chính của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nâng cao vai trò và tính bắt buộc của kiểm toán nội bộ doanh nghiệp để đảm bảo khách quan và nhằm thực hiện chức năng tư vấn trong doanh nghiệp , nâng cao kết quả hoạt động và đảm bảo tính chính xác và trung thực cực của báo cáo tài chính doanh nghiệp.

3.4.Thành lập Quỹ khuyến công :

Mặc dù có những chuyển biến đáng kể trong khoảng 10 năm trở lại đây, công nghiệp Việt nam vẫn mang đậm nét đặc trưng của nền sản xuất nhỏ, phụ thuộc nhiều vào lao động và khai thác tài nguyên. Xét về quy mô, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 91% tổng số doanh nghiệp cả nước, song tổng vốn kinh doanh của khu vực này mới chỉ bằng 30% so với tổng số doanh nghiệp trong cả nước. Điều này phản ánh mức độ thu hút vốn vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ còn thấp, mặt khác thể hiện nhu cầu vốn của các doanh nghiệp nhỏ là rất lớn, các doanh nghiệp này khó có thể tiếp cận nguồn tín dụng chính thức qua các ngân hàng vì tài sản không đủ để thế chấp, quy mô doanh nghiệp không đủ lớn để được vay tín chấp.

Nguyên tắc cơ bản thành lập và hoạt động của Quỹ : Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với nguồn tín dụng thông qua ngân hàng, hỗ trợ và tư vấn cho doanh nghiệp trong các dự án vay vốn thông qua bảo lãnh tín dụng cho các dự án đầu tư mới, dự án đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới…

Vai trò và ý nghĩa của việc thành lập Quỹ : Là cầu nối cho doanh nghiệp và ngân hàng khi hệ thống ngân hàng còn bị ràng buộc bởi những định chế về tài chính, cho vay, những quy định luật pháp chưa được hoàn chỉnh và đồng bộ, ý nghĩa quan trọng nhất là tạo động lự c thực sự cho phát triển công nghiệp.

Nguồn thu của Quỹ có thể là nguồn vốn ngân sách nhà nước; nguồn đóng góp tự nguyện của doanh nghiệp, địa phương trong nước; nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân , các chính phủ nước ngoài… Nguồn chi là bảo lãnh tín dụng, hổ trợ cho doanh nghiệp dưới hình thức cho vay hoặc hỗ trợ lãi suất có lãi hoặc lãi suất thấp, không thu hồi hay thu hồi trong thời gian dài….

Quỹ khuyến công là hình thức tích tụ vốn có lợi cho doanh nghiệp, tạo sự dễ dàng cho việc quản lý, tham gia và hỗ trợ của nhà nước; các doanh nghiệp

tự nguyện tham gia và có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ chung nhẵm mục tiêu giải quyết vốn cho sản xuất phát triển.

3.5.Các giải pháp hỗ trợ khác

¬Quy hoạch phát triển công nghiệp sử dụng hợp lý các nguồn tài chính.

Tham gia sản xuất công nghiệp có nhiều thành phần : Doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý, Doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhà nước cần xác định những lĩnh vực ưu tiên đầu tư cho Doanh nghiệp nhà nước ngành công nghiệp : đối với các Tổng Công ty ; đối với các DNNN do địa phương quản lý; nâng cao chất lượng xây dựng và thẩm định nhu cầu sử dụng vốn.

¬Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của DNNN. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động, nhà nước có cơ chế từng bước để tạo đủ vốn điều lệ cho doanh nghiệp. Đối với đầu tư mới, tạo lập cơ chế chính sách để hoàn thiện và phát triển mô hình Tổng công ty nhà nước với tư cách là DNNN đặc biệt, là lực lượng chủ lực trong nền kinh tế. Tổng công ty là nơi nhận vốn và chịu trách nhiệm sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn đó. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế tài chính doanh nghiệp, chú trọng : chính sách tự tạo vốn cho các doanh nghiệp, sửa đổi chế độ thu sử dụng vốn, có các chính sách ưu đãi như : giảm thuế, hỗ trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cho đầu tư chiều sâu mở rộng và phát triển sản xuất.

¬Đối với chế độ thu sử dụng vốn : Trong điều kiện hiện nay, khả năng tích tụ vốn của DNNN chưa cao, lợi nhuận sau thuế ít trong khi yêu cầu về vốn đang rất lớn để đổi mới công nghệ, thiết bị, do vậy để nâng cao khả năng tích tụ và tập trung vốn cho DNNN thì không nên thu khoản thu này. Về lâu dài, không thu tiền sử dụng vốn ngân sách đi đôi với việc chuyển hình thức cấp vốn

sang đầu tư vốn. Thí điểm lập công ty đầu tư tài chính nhà nước để thực hiện đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, khi đó chế độ thu lợi nhuận sau thuế sẽ trở lại đúng bản chất là khoản lợi ích mà Nhà nước thu được từ kết quả kinh doanh dưới dạng cổ tức với tư cách là một cổ đông đầu tư vào doanh nghiệp. Nghiên cứu ban hành Luật sử dụng vốn nhà nước vào đầu tư kinh doanh. Nhà nước có chính sách đối với những tài sản do doanh nghiệp đầu tư bằng vốn vay và đã trả hết nợ bằng nguồn khấu hao cơ bản và lợi nhuận do chính tài sản đó làm ra theo hướng thực hiện hài hoà các lợi ích , phù hợp với đặc điểm của từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể, khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục tái đầu tư phát triển.

¬Chế độ Khấu hao tài sản cố định : Hiện nay, mỗi doanh nghiệp có hàng ngàn danh mục TSCĐ, mỗi TSCĐ có tính năng khác nhau vì thế Nhà nước nên giao quyền quyết định mức khấu hao lại cho doanh nghiệp và chỉ nên quy định mức khấu hao TSCĐ thấp nhất, không nên quy định mức tối đa, để doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn thời gian sử dụng tránh tình trạng TSCĐ bị hao mòn vô hình không nên có đối với những ngành sản xuất yêu cầu phải đổi mới công nghệ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá doanh nghiệp.

¬ Quản lý doanh thu và chi phí : Nhà nước đã có quy định rất cụ thể

về chi phí của DNNN, những quy định này làm hạn chế khả năng DNNN tham gia thị trường so với những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, giao dịch của DNNN bị khống chế làm ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Nhà nước nên tạo quyền chủ động cho DNNN trong việc sử dụng chi phí khuyến khích DNNN hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả , bảo toàn vốn và tài sản của Nhà nước.

¬Cải cách hành chính hướng về phục vụ doanh nghiệp. Cải cách thể chế hành chính phải nhằm tháo gỡ mọi trở ngại, rào cản đang gây phiền hà cho doanh nghiệp và làm tăng chí phí đầu tư, kinh doanh. Các doanh nghiệp cần

được tháo gỡ vướng mắc và giải quyết khó khăn trong vấn đề sử dụng đất , vay vốn, ứng dụng công nghệ…để góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế

¬Tăng cường sắp xếp doanh nghiệp có hiệu quả , đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp mà nhà nước không cần giữ 100% vốn, sát nhập, giải thể, phá sản những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả,Thực hiện chế độ công ty trách nhiện hữu hạn đối với doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn. Đổi mới và lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp, giải quyết cơ bản nợ không có khả năng thanh toán.

¬Thành lập Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, đây là công cụ cần thiết để thúc đẩy tiến trình cải cách DNNN nhằm tác động lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp. Theo số liệu tổng kiểm kê DNNN 01-01-2000 thì tình trạng nợ khó đòi, tình trạng vật tư hàng hoá, tài sản tồn kho kém mất phẩm chất rất trầm trọng, các DNNN rất lúng túng trong việc giải quyết tình trạng này, vì thế cần phải có công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ DNNN giải quyết dứt điểm việc ứ đọng vốn, từ đó có hướng đầu tư mới.

¬Hoàn thiện các chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các quỹ : Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng cường và thành lập mới các tổ chức dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp lành mạnh hoá tài chính, đổi mới hệ thống tín dụng, phát triển các dịch vụ kiểm toán, dịch vụ hỗ trợ thông tin tư vấn tài chính doanh nghiệp, thông tin về thị trường vốn, lãi suất, tỷ giá, thông tin về nguồn vốn ưu đãi đối với doanh nghiệp.

¬Tạo cơ chế thoáng và khuyến khích cho các hoạt động tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp : tư vấn cho doanh nghiệp vế pháp luật, kế toán, kiểm toán , thuế, đầu tư, tư vấn cho doanh nghiệp về dự báo khả năng rủi ro về tài chính và

các biện pháp phòng ngừa…. Đối với những tổ chức này, có thể được Nhà nước cho miễn thuế thu nhập trong 1 năm đầu hoạt động và mức tính thuế cho những năm tiếp theo sẽ thấp hơn những ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước ngành công nghiệp (Trang 48)