- Thứ nhất, Công ty cần tranh thủ sự ủng hộ của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc để sớm đầu tư áp
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Thái Bình
thị trường điện cạnh tranh để thích ứng với hoàn cảnh thực tế, Công ty Điện lực Thái Bình cần phải có những giải pháp cụ thể hoàn thiện công tác kinh doanh điện đáp ứng với tình hình mới và để nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng trong những năm tiếp theo.
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Thái Bình. lực Thái Bình.
Hiện tại, lưới điện trung thế tỉnh Thái Bình chủ yếu là lưới điện 10kV (chưa có lưới 22kV), số lượng trạm trung gian 35/10kV còn nhiều. Bán kính cấp điện của một số đường dây 10kV dài, trong khi phụ tải tập trung ở cuối đường dây dẫn đến
tổn thất điện áp và tổn thất điện năng truyền tải trên đường dây cao, điển hình là các đường dây: 973, 974, 975 Long Bối.
Giai đoạn 2010 -2014 tốc độ tăng trưởng sản lượng điện thương phẩm của Công ty Điện lực Thái Bình đạt bình quân 12%/năm. Trong đó hai thành phần chiếm tỷ trọng chủ yếu là thành phần công nghiệp xây dựng (chiếm ≈ 42%) và thành phần quản lý tiêu dùng (chiếm ≈54%).
Do tính chất phụ tải chủ yếu là phụ tải sinh hoạt, dẫn đến có sự chênh lệch quá cao giữa phụ tải giờ cao điểm và giờ thấp điểm (trên 2,5 lần) nên các máy biếp áp bị quá tải vào giờ cao điểm nhưng lại bị non tải vào giờ thấp điểm gây khó khăn trong công tác vận hành và tổn thất điện năng.
Xuất phát từ tình hình thực tế của toàn Công ty trong những năm qua, đồng thời căn cứ vào những mục tiêu định hướng trong thời gian tới, để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng ở Công ty Điện lực Thái Bình, em xin đưa ra một số giải pháp chính như sau:
3.2.1. Giải pháp 1: Tăng cường công tác quản lý nhằm giảm tổn thất điện năng:
3.2.1.1. Mục đích thực hiện giải pháp.
- Đảm bảo thực hiện đạt hoặc thấp hơn chỉ tiêu tổn thất điện năng do Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc giao hàng năm giai đoạn 2015-2020.
3.2.1.2. Cơ sở xây dựng giải pháp.
- Căn cứ tốc độ tăng trưởng của phụ tải, và kết quả thực hiện chương trình giảm tổn thất điện năng giai đoạn 2011-2015 của Công ty Điện lực Thái Bình.
- Căn cứ văn bản số 829/EVNNPC-B4+B9 ngày 12/3/2015 của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc về việc xây dựng đề án thực hiện chương trình giảm tổn thất điện năng của Công ty Điện lực Thái Bình để thực hiện trong giai đoạn 2016-2020:
Bảng 3.1. Tổn thất điện năng của công ty giai đoạn 2016-2020
Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Kế hoạch
3.2.1.3. Nội dung của giải pháp.
a. Giải pháp giảm tổn thất kỹ thuật:
- Thực tế hiện nay việc vận hành lưới điện trung áp chưa hợp lý chủ yếu là lưới điện 10kV hình tia, mặt khác do kết cấu lưới phức tạp, không có nhiều mạch vòng cấp điện …. dẫn đến tổn thất kỹ thuật tăng, cần thực hiện duy trì phương thức vận hành lưới điện trung áp, trạm biến áp theo phương án tối ưu.
- Phân tích chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng của từng khu vực, tổn thất điện năng trung áp lưới điện (10, 35kV), Khu vực hạ áp (0,4kV), từ đó tính toán kết dây cơ bản, đưa ra phương thức vận hành tối ưu nhất cho các tuyến đường dây trung áp, trạm biến áp để thực hiện giảm đến mực thấp nhất tổn thất điện năng kỹ thuật.
* Khu vực lưới điện trung áp:
- Năm 2015, Công ty Điện lực Thái Bình bắt đầu thực hiện việc cải tạo chuyển lưới điện 10kV sau các trạm biến áp trung gian sang vận hành lưới điện 22kV tại hai khu vực Thành phố Thài Bình và huyện Quỳnh Phụ.
- Giai đoạn 2015-2020 sẽ hoàn thành việc cải tạo chuyển toàn bộ lưới điện 10kV sau các trạm biến áp trung gian 35/10kV sang vận hành lưới điện 22kV, dần xóa bỏ toàn bộ các trạm biến áp trung gian 35/10kV. Đến hết năm 2020 chỉ còn 2 cấp điện áp vận hành là lưới điện 22kV và 35kV; Lưới điện 35kV năm 2015 chiếm khoảng 49% sản lượng và lưới điện 10kV chiếm 51% sản lượng, dự kiến đến năm 2020 lưới điện 35kV chiếm 65% sản lượng, lưới điện 22kV chiếm 45% sản lượng.
- Lưới điện 35kV giai đoạn 2015-2020 tương đối ổn định chủ yếu cấp điện cho các khu công nghiệp, các trạm bơm lớn và một số khu vực dân cư sinh hoạt. Tổn thất điện năng trên lưới điện ở mức 2,02% năm 2015 sẽ giảm xuống 1,70% vào 2020.
- Lưới điện 22kV là lưới điện chủ yếu cấp điện cho các phụ tải trên toàn tỉnh, giai đoạn 2015-2020 sẽ được bổ sung thêm các xuất tuyến, các mạch vòng và cải tạo nâng cấp các đường trục, sau khi đầu tư phương thức kết dây sẽ điều chỉnh lại, phân bổ tải phù hợp. Tổn thất năm 2020 sẽ đạt mức nhở hơn 2,65%.
* Khu vực lưới điện hạ áp:
- Trong giai đoạn 2015-2020 khu vực hạ áp thành phố vận hành ổn định, nhiều năm nay không có các dự án đầu tư lớn chỉ có cải tạo và chống quá tải một số khu vực nhỏ cục bộ và đại tu sửa chữa thường xuyên, đến nay đã có những khu vực đầy tải. Tổn thất điện năng giữ ổn định ở mức khoảng 4,8%, dự kiến đến 2020 tổn thất sẽ ở mức 4,3%.
- Năm 2015, Công ty Điện lực Thái Bình tiếp nhận 16 xã, điện thương phẩm giảm 2,52 triệu kWh làm tăng 0,20% tỷ lệ tổn thất toàn Công ty so với năm 2014. Năm 2016 thưc hiện tiếp nhận hết 67 xã và 2 HTX còn lại làm tăng tỷ lệ tổn thất công ty lên 0,68%. Dự kiến đến năm 2020 việc tiếp nhận bán lẻ toàn bộ khách hàng sẽ làm tăng tỷ lệ tổn thất toàn Công ty lên 0,70%.
+ Tổng thể khu vực lưới điện hạ thế 0,4kV tổn thất năm 2015 sẽ ở mức 8,51% và dự kiến đến năm 2020 sẽ giảm về mức 7,84%.
- Thực hiện triển khai các dự án chống quá tải các đường dây, trạm biến áp kịp thời, bố trí nguồn vốn, vật tư thiết bị cho công tác này. Thực hiện hoán đảo máy biến áp vận hành non tải cho máy biến áp vận hành đầy tải và ngược lại, thực hiện cân đảo pha không để lệch pha quá quy định, chuyển nấc phân áp phía cao thế của máy biến áp để nâng điện áp phía hạ thế đây là công việc thường xuyên rất quan trọng để giảm tổn thất điện năng.
- Tổ chức bộ phận quản lý theo dõi hệ số công suất cosφ, hệ số này phụ thuộc vào công suất điện năng phản kháng truyển tải cho lưới điện, tổn thất điện năng tăng nếu phải truyển tải quá lớn điện năng phản kháng sẽ tăng ảnh hưởng đến tổn thất điện năng kỹ thuật. Vì vậy cần phải theo dõi vận hành hệ thống tụ bù cosφ cuối nguồn (bù công suất phản kháng).
- Tại các khách hàng sản xuất kinh doanh dịch vụ vận hành hệ thống tụ bù hợp lý bằng giải pháp:
+ Các khách hàng triển khai thực hiện lắp đặt hệ thống tụ bù công suất có hệ thống điều khiển tự động phát công suất phản kháng phụ thuộc công suất sử dụng tác dụng theo hệ thống điều khiển tự động hiển thị số 6-12 bước đảm báo không phát thừa công suất phản kháng hoặc thấp quá so với hệ số 0,90≤ cosφ<1 là tối ưu.
+ Đối với hệ thống tụ bù của khách hàng không có hệ thống điều khiển tự động yêu cầu khách hàng phải chủ động thao tác điều chỉnh hệ số cosφ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đảm bảo cosφ ≥ 0,9.
- Không ngừng nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm thiểu sự cố lưới điện, thao tác đóng cắt điện bằng biện pháp lập kế hoạch thay thế định kỳ hàng tuần, tháng để sửa chữa khắc phục khiếm khuyết, lắp đặt mới hoặc thay định kỳ công tơ ... thống nhất đưa vào một thời gian nhất định để giảm thiểu thời gian mất điện của khách hàng, thực hiện phê duyệt phương án từ Công ty đến các Điện lực trực thuộc.
- Áp dụng tốt các chương trình phần mềm công nghệ tính toán tổn thất PSS, ADEEP, CMIS 2.0 và phần mền tính các chỉ tiêu về độ tin cậy cung cấp điện (OMS) ... vào quản lý hệ thống đo đếm điện năng, khánh hàng, đảm bảo
3.2.1.2. Giải pháp về giảm tổn thất thương mại
Giải quyết sự cố hệ thống đo đếm điện năng một cách kịp thời, thay thế công tơ kẹt, cháy trong thời gian sớm nhất không để thời gian kéo dài như hiện nay.
- Thành lập bộ phận quản lý lắp đặt hệ thống đo đếm chuyên trách (Tổ treo tháo Công ty) tại Công ty và các Điện lực thực hiện nhiệm vụ được giao theo đúng kế hoạch, quy trình và quy định của ngành.
- Cung cấp đủ vật tư, thiết bị dự phòng cho việc thay thế, lắp đặt và xử lý sự cố vật tư thiết bị trên lưới điện.
- Tiếp tục thực hiện mở rộng phân cấp, phân quyền cho các đơn vị Điện lực trực thuộc đến các tổ đội quản lý và bộ phận lắp đặt hệ thống đo đếm. Bên cạnh đó có các khâu quản lý kiểm soát nội bộ để quản lý tốt vật tư thiết bị tránh thất thoát tài sản, vật tư và điện năng suốt quá trình khắc phục sự cố.
- Tăng cường thực hiện quản lý khách hàng, quản lý phụ tải dùng điện, khảo sát lắp đặt hệ thống đo đếm điện, bàn giao quản lý vận hành có niêm phong đầy đủ theo đúng quy định, phòng chống khách hàng gian lận trong sử dụng điện để lấy cắp điện bằng các biện pháp:
- Thường xuyên kiểm tra công suất sử dụng điện của khách hàng đặc biệt là khách hàng có sản lượng điện dùng bất thường, để kiểm tra điều chỉnh lựa chọn thông số kỹ thuật hệ thống đo đếm cho phù hợp giảm sai số mức thấp nhất. Trên thực tế hệ thống đo đếm điện không phù hợp với phụ tải thì sẽ gây thất thoát điện do hệ thống không đo đếm đủ điện năng thực tế đã dùng. Việc này cần phải thống kê danh sách khách hàng để kiểm tra, để điều chỉnh cho phù hợp. Công việc này phải được thực hiện thường xuyên, liên tục.
- Lập kế hoạch thay định kỳ, kiểm định định định kỳ hệ thống đo đếm điện theo quy định, đặc biệt là hệ thống đo đếm điện năng ở các khu vực tiếp nhận nông thôn. Việc lập kế hoạch phải ngay từ Quý 4 của năm trước để triển khai trong đầu năm, chuẩn bị đầy đủ kịp thời vật tư, thiết bị (công tơ, TU, TI) tránh tình trạng vào cuối năm hoặc để tồn hệ thống đo đếm điện năng (công tơ, TU, TI) quá hạn kiểm định thay định kỳ như hiện nay. Việc thực hiện theo dõi, kiểm soát các công tơ đến hạn kiểm định định kỳ thông qua các tiện ích của phần mềm quản lý hệ thống đo đếm điện năng.
- Từng bước thay thế công tơ cơ khí bằng công tơ điện tử. Áp dụng và lắp đặt hệ thống đường truyền đọc dữ liệu công tơ từ xa đặc biệt là các khách hàng sử dụng điện lớn.
3.2.1.3. Giải pháp về Quản lý hệ thống đo đếm điện:
- Xuất phát từ tồn tại trong Quản lý hệ thống đo đếm điện, hiện nay tình trạng sự cố cháy hỏng công tơ và khắc phục sự cố chậm, công tơ đến hạn thay định kỳ để kiểm định định kỳ (5 năm/lần) chưa được thay thế kịp thời vẫn còn đang vận hành trên lưới..
- Để khắc phục những tồn tại trên, Công ty Điện lực Thái Bình cần đưa vào vận hành: Thực hiện mô hình Quản lý hệ thống đo đếm điện 2 cấp (CMIS 2.0):
+ Cấp Công ty.
+ Cấp Điện lực trực thuộc.
- Toàn bộ hệ thống đo đếm điện bao gồm: công tơ, TU, TI đều được cập nhật theo dõi kể từ khi mua về nhập, kiểm định đến khi mang đến treo hoặc tháo
cho khách hàng đều được theo dõi cập nhật trên hệ thống quản lý theo chương trình phần mềm công tác kinh doanh: CMIS 2.0.
+ Thực hiện làm sạch số liệu, các thông số từng công tơ đang vận hành trên lưới, chuẩn hóa số liệu chính xác từ đó có thể theo dõi thống kê cho phép kiểm tra tất cả các công tơ, TU,TI trên lưới giúp cho nhà quản lý theo dõi được chính xác, kịp thời, từ đó lập kế hoạch thay định kỳ công tơ, TU,TI kịp thời đúng niên hạn phải kiểm định lại.
+ Thực hiện các biện pháp quản lý khách hàng, quản lý phụ tải, lựa chọn các thông số công tơ có trị số thông số kỹ thuật cao chịu mức dòng điện max sao cho phù hợp để tránh hỏng thiết bị đo đếm, sẽ hạn chế mức thấp nhất cháy hỏng công tơ.
3.2.1.4. Tổ chức thực hiện:
- Hiện nay, Công ty Điện lực Thái Bình từ cấp Công ty đến các Điện lực trực thuộc đều thành lập Ban chỉ đạo, tiểu Ban giảm tổn thất do đồng chí Giám đốc Công ty (Điện lực) làm Trưởng ban và các thành viên là Trưởng các phòng ban liên quan như phòng Kinh doanh, Kế hoạch, Kỹ thuật ... Ban chỉ đạo họp định kỳ hàng tháng, quý và sơ kết 6 tháng đầu năm và cả năm nhằm đánh giá các tồn tại và biện pháp khắc phục trong công tác giảm tổn thất điện năng.
- Để củng cố tăng cường năng lực hoạt động của Ban chỉ đạo giảm tổn thất điện năng từ Công ty xuống các Điện lực:
+ Tại các Điện lực cần phải tăng cường thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra, giám sát mua bán điện, hoạt động độc lập để tăng cường cho công tác chống thất thoát điện năng thương mại, phân tích, đề xuất các biện pháp để giảm tổn thất cho từng khu vực lưới điện trung áp, hạ áp do các cá nhân được giao quản lý vận hành.
+ Tăng cường công tác phúc tra của lãnh đạo Điện lực trong công tác kiểm tra định kỳ.
+ Chỉ đạo, kiểm tra giám sát việc chốt chỉ số công tơ đo đếm điện năng hàng tháng để phục vụ cho công tác theo dõi, tính toán, phân tích và nhận dạng tổn thất điện năng từng trạm biến áp phân phối, từng lộ đường dây được chính xác.
- Hiện nay, Công ty Điện lực Thái Bình giao chỉ tiêu tổn thất điện năng chung cho từng Điện lực theo hàng quý và hàng năm. Để xác định được chính xác nguyên nhân tổn thất và từng khu vực, từng đường dây Công ty Điện lực Thái Bình cần giao chỉ tiêu tổn thất điện năng đến từng Điện lực theo giải pháp sau đây:
+ Giao chỉ tiêu giảm tổn thất điện năng từng khu vực, từng xuất tuyến đường dây trung áp, từng trạm biến áp phân phối tới các Điện lực.
+ Các điện lực giao chỉ tiêu cho các tổ đội, cá nhân nhận khoán quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp.
- Các Điện lực, Đội, tổ, cá nhân căn cứ vào chỉ tiêu giao này đề xuất ra các biện pháp quản lý thực hiện để giảm tổn thất điện năng. Hàng tháng, quý, năm có đánh giá kết quả thực hiện từ đó phân định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền lợi của Điện lực, Đội, tổ, cá nhân trong việc thực hiện giảm tổn thất, làm cơ sở xét thi đua cuối năm và thưởng cho các cá nhân đơn vị làm tốt công tác này.