Những nét tổng quan về Công ty Điện lực Thái Bình

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Điện lực Thái Bình (Trang 45)

- Thứ nhất, Công ty cần tranh thủ sự ủng hộ của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc để sớm đầu tư áp

2.1.1. Những nét tổng quan về Công ty Điện lực Thái Bình

a. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Điện lực Thái Bình: - Tên giao dịch: Công ty Điện lực Thái Bình (Tên viết tắt: PCTB) - Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Tuynh - Kỹ sư điện.

- Tổng số CBCNV: 951 lao động.

- Trụ sở: 288 Trần Hưng Đạo, tp. Thái Bình, tỉnhThái Bình, Việt Nam. - Tel: +84 36 3831 281

- Fax: +84 36 3831 437

- Website: http ://pcthaibinh.npc.com.vn

- Lo go Công ty:

Công ty Điện lực Thái Bình có nhiệm vụ chính là quản lý vận hành lưới điện và kinh doanh điện năng, cung cấp điện cho các phụ tải trên địa bàn toàn Tỉnh Thái Bình.

Công ty Điện Lực Thái Bình ngày nay là tiền thân của Công ty Điện lực tỉnh. Được UBHC tỉnh Thái Bình quyết định thành lập vào ngày 8/6/1966. Với nhận thức vị trí, tầm quan trọng của năng lượng điện trong nền kinh tế quốc dân, muốn đáp ứng được năng lượng điện cho phát triển KT-XH của địa phương đòi hỏi việc quy hoạch và phát triển nguồn và lưới điện phải “Đi trước một bước”. Ngay trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ra miền Bắc (1964-1972). Tỉnh ủy tỉnh Thái Bình đã có chủ trương đưa điện về các xã, trước hết phục vụ bơm nước thủy lợi để thâm canh tăng năng suất lúa, sau là phát triển cơ khí nhỏ của địa phương như: sân kho, chuồng trại chăn nuôi ... Để điện sớm đi vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, do vậy Thái Bình là tỉnh đầu tiên trên miền Bắc đã đạt năng suất lúa 5 tấn/ha (từ năm 1965), đến nay, năng suất lúa của Tỉnh đạt 13 tấn/ha. Công ty Điện lực đã tham mưu cho UBND tỉnh, quy hoạch phát triển lưới điện, đồng thời cũng là đơn vị trực tiếp khảo sát, thiết kế, thi công 100% các công trình điện phục vụ sản xuất nông nghiệp lúc bấy giờ.

Thời kỳ đầu, nhiệm vụ chủ yếu bao trùm là quy hoạch, xây dựng cơ sở vật chất phát triển lưới điện, đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên ngành điện Thái Bình cho trước mắt và lâu dài. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, nên chỉ trong một thời gian ngắn, công trình điện đầu tiên do ngành điện thiết kế và thi công là đường dây và trạm biến áp để đưa điện vào phục vụ trạm bơm nước ở hợp tác xã Tân Phong, xã Việt Hùng, Vũ Thư. Công trình gồm: 2.010m đường dây cao thế, hạ thế và trạm biến áp 100kVA -10/0,4 kV. Tiếp sau đó, Công ty lại khẩn trương thiết kế và thi công các công trình đưa điện vào phục vụ trạm bơm ở các xã: Hiệp Hòa, Vũ Thư, Tán Thuật, Kiến Xương, Độc Lập xã Chí Hòa và Hợp Tiến, Minh Châu huyện Đông Hưng...

Để từng bước mở rộng lưới điện đến các vùng xa xôi trong tỉnh, năm 1968, lần đầu tiên ngành điện Thái Bình đã thiết kế và thi công công trình đường dây 35kV và trạm biến áp 35/10kV ở huyện Tiền Hải có khối lượng là 20 km đường dây và trạm biến áp dung lượng 1000kVA. Ngay sau đó công trình đường dây và trạm 35kV Dương Thanh huyện Thái Thụy cũng nhanh chóng được thiết kế và thi công, góp phần mở rộng và hoàn chỉnh lưới điện của tỉnh với mỗi huyện có một trạm 35/10kV.

Ngày 07/6/2010, Công ty Điện lực Thái Bình được thành lập theo Quyết định số 721/ QĐ- EVN NPC của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc trên cơ sở giữ nguyên trạng Điện lực Thái Bình, quản lý 08 Điện lực trực thuộc (gồm 08 Chi nhánh điện trước đây đổi tên thành Điện lực) .

Đến nay, Công ty Điện lực Thái Bình bao gồm 08 Điện lực trực thuộc tại 01 Thành phố và 07 huyện thị trên địa bàn Tỉnh Thái Bình đã đáp ứng phục vụ được cho nhu cầu sử dụng điện của khách hàng trên địa bàn toàn tỉnh.

b. Khối lượng tài sản quản lý vận hành:

Khối lượng tài sản (đường dây và trạm biến áp) Công ty Điện lực Thái Bình được giao quản lý vận hành phục vụ cho hoạt động kinh doanh bán điện được thống kê trong các bảng sau (Bảng 2.1, Bảng 2.2)

Quy mô quản lý lưới điện tính đến hết 31/12/2014:

+ Trạm trung gian 35/10kV: 19 trạm /38 máy = 149,5 MVA + Trạm biến áp phân phối: 2.859 trạm/2.950 máy = 858,1MVA + Đường dây trung thế 10-35kV: 2.165,56 km

+ Đường dây hạ thế (3 pha và 1 pha) 13.886,17km

Bảng 2.1: Bảng khối lượng vận hành đường dây

Cấp điện

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tuyến Tổng chiều dài (km) Số tuyến Tổng chiều dài (km) Số tuyến Tổng chiều dài (km) Số tuyến Tổng chiều dài (km) Số tuyến Tổng chiều dài (km) 35 20 444,56 20 463,18 23 480,17 24 509,18 25 534,57 10 73 1.511,3 6 73 1532,40 73 1.551,99 73 1.613,0 2 73 1.631,98 Cộn g 93 1.955,92 93 1.995,58 96 2.032,1 6 97 2.122,20 98 2.165,56

(Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty Điện lực Thái Bình)

Bảng 2.2: Bảng khối lượng quản lý vận hành trạm biến áp

Cấp điện

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số TBA Tổng dung lượng (MVA) Số TBA Tổng dung lượng (MVA) Số TBA Tổng dung lượng (MVA) Số TBA Tổng dung lượng (MVA) Số TBA Tổng dung lượng (MVA) 35/10 19 101,3 19 110,7 19 125,8 19 141,9 19 149,5 35/0,4 494 266,2 540 302,4 585 326,1 651 366,5 710 402,3 10/0,4 1.854 348,4 1.921 371,3 1968 385,9 2.086 424,1 2.149 455,8 Cộng 2.322 715,9 2.480 784,4 2.572 837,8 2.756 932,5 2.878 1.007,6

(Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty Điện lực Thái Bình)

Công tác quản lý vận hành đường dây trung, hạ thế bao gồm các công việc trực tiếp của công nhân: Kiểm tra định kỳ theo dõi thường xuyên tình trạng vận hành lưới điện; Kiểm tra hiện trường để sớm phát hiện và xử lý kịp thời các khiếm khuyết trên lưới điện, Thay thế kịp thời các vật tư thiết bị trên lưới khi đã hết niên hạn sử dụng, thí nghiệm định kỳ không đạt hoặc có nguy cơ gây sự cố phải thay thế; Quản lý công tác cắt đóng và trực tiếp thao tác đóng cắt lưới điện khi cần thiết.

Công tác quản lý vận hành các trạm biến áp được quy định theo tiêu chuẩn ngành. Các trạm trung gian được vận hành bởi các công nhân trực vận hành (có thể trực tại trạm hoặc không), cập nhật các thông tin về phụ tải, các điều kiện làm việc của máy biến áp cùng các thiết bị kèm theo. Toàn bộ được phản ánh thông qua sổ trực vận hành và hồ sơ quản lý kỹ thuật.

Các trạm biến áp phân phối được quản lý vận hành theo quy trình không trực vận hành tại chỗ mà kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo hồ sơ cập nhật tại cơ quan, sửa chữa thay thế bổ sung dầu cho máy biến áp. Các trạm biến áp phân phối do khách hàng đầu tư cũng phải vận hành giống như trạm biến áp của Công ty nhưng chi phí do khách hàng chịu trách nhiệm.

Việc bàn giao lưới điện nông thôn cho ngành Điện quản lý là chủ trương lớn của Chính phủ, vì việc làm này đem lại lợi ích thiết thực cho người dân khu vực nông thôn. Ngay từ khi có quyết định của Thủ tướng Chính Phủ năm 2008 về việc bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn cho ngành Điện quản lý, Công ty Điện lực Thái Bình đã thành lập Ban chỉ đạo và khẩn trương tổ chức thực hiện chương trình; lập đề án tiếp nhận trong 3 năm 2008-2010. Lãnh đạo Công ty Điện lực Thái Bình đã tiếp xúc để tranh thủ sự ủng hộ của các sở ban ngành liên quan và chính quyền địa phương các cấp.

Phần lớn lưới điện hạ áp nông thôn nước ta được xây dựng từ nhiều năm trước, chưa được đầu tư cải tại kịp thời, không đạt theo tiêu chuẩn kỹ thuật đường dây và an toàn, đường dây dài, dây dẫn tiết diện nhỏ, nhiều chủng loại. Thiết bị đo đếm điện năng mua trôi nổi ngoài thị trường, không được kiểm định, chính xác không đạt, nhiều nơi vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao hạ thế. Chất lượng điện không đảm bảo có nơi điện áp cuối nguồn xuống dưới 100V, làm tổn thất điện năng của lưới điện hạ áp nông thôn rất cao và ảnh hưởng không nhỏ đến tổn thất chung của toàn Công ty.

Việc quản lý điện nông thôn tại các địa phương trước đây đều khoán cho một nhóm người không có chuyên môn, chưa được đào tạo nghề điện hoặc được đào tạp sơ bộ. Họ chỉ biết thu tiền, hầu như không đầu tư cải tạo nâng cấp lưới điện, nên

lưới điện ngày càng xuống cấp.

Mặc dù Chính phủ đã có chính sách trợ giá điện bán tổng cho các hộ nông dân song thực tế do công tác quản lý kém, giá điện bán lẻ đến từng hộ tại các thôn, xã cao gấp đôi, thậm chí có nơi cao gấp 3 - 5 lần giá quy định.

Việc EVN tiếp nhận lưới điện hạ áp để bán điện trực tiếp tới khách hàng dùng điện nông thôn sẽ giải quyết cơ bản những bất cập lâu nay trong quản lý và bán điện ở nông thôn của các tổ chức, cá nhân ngoài EVN.

Đối với người dân nông thôn, sẽ được sử dụng điện đúng với mức giá quy định của Nhà nước theo giá bậc thang. Lưới điện sau khi tiếp nhận sẽ được cải tạo và duy tu sửa chữa thường xuyên, cùng với các biện pháp quản lý chuyên nghiệp chặt chẽ sẽ giảm tổn thất điện năng, giảm quá tải, khiến hệ thống điện hoạt động an toàn, hiệu quả hơn, giảm sự cố, đồng thời góp phần tích cực trong việc thực hiện chủ trương tiết kiệm điện của Chính phủ, theo đó giảm áp lực trong việc đầu tư phát triển thêm các nhà máy điện.

Sau khi tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn, công việc quan trọng đầu tiên nhằm đảm bảo tính pháp lý kinh doanh điện là tiến hành ký kết hợp đồng mua bán điện với từng hộ sử dụng.

Do các công tơ đo đếm điện trước đây của lưới điện hạ áp nông thôn không được kiểm định nên đo đếm không chính xác, Công ty đã phải tổ chức thay công tơ mới đạt tiêu chuẩn, bổ sung thay thế hệ thống tiếp địa lặp lại, thay xà mọt han rỉ, thay sứ cách điện vỡ,… để đảm bảo khoảng cách an toàn, phát quang hành lang lưới điện. Việc sửa chữa, cải tạo tối thiểu lưới điện hạ áp chỉ là biện pháp tình thế trước mặt do chi phí thực hiện có hạn và do quy định về sử dụng chi phí SXKD doanh điện không cho phép nâng cấp tài sản lưới điện hiện hữu (tăng tiết diện dây dẫn...).

Địa bàn quản lý của Công ty quá rộng, từ trụ sở của các Điện lực trực thuộc Công ty tới các xã có khi xa hàng chục km nên công tác sửa chữa điện và các công tác khác liên quan đến dịch vụ khách hàng không tránh khỏi khiếm khuyết.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Điện lực Thái Bình

Ghi chú: -Chỉ đạo trực tiếp: ––––; - Song trùng lãnh đạo: --- (Nguồn: Công ty Điện lực Thái Bình)

P1: Văn Phòng P7: Phòng Điều độ Đ HH: Điện lực Hưng Hà ĐKX: Điện lực Kiến Xương

P2: Phòng Kế hoạch, vật tư P8: Phòng Quản lý xây dựng Đ QP: Điện lực Quỳnh Phụ Đ TH: Điện lực Tiền Hải

P3: Phòng Tổ chức lao động P9: Phòng Kinh donh điện năng Đ TT: Điện lực Thái Thụy PX1: PX khảo sát thiết kế

P4: Phòng Kỹ thuật P10: Phòng Công nghệ thông tin ĐTP: Điện lực TP Thái Bình PX2: PX thí nghiệm điện

P5: Phòng Tài chính kế toán P11: Phòng an toàn Đ ĐH: Điện lực Đông Hưng PX3: PX Sửa chữa MBA và TB Đ

P6: Phòng thanh tra bảo vệ và pháp chế P12: Phòng kiếm tra giám sát MBĐ ĐVT: Điện lực Vũ Thư

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phụ trách KD PHÓ GIÁM ĐỐC Phụ trách kỹ thuật PHÓ GIÁM ĐỐC Phụ trách ĐTXD P 12 P9 P4 P11 P7 Đ H H Đ Q P Đ T T P X 1 Đ Đ H Đ V T P 1 P2 P3 P5 P6 P 10 P8 P X 3 Đ T H Đ P T T B P 10 P8

* Ban Lãnh đạo:

Giám đốc Công ty Điện lực Thái Bình là người được Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc (EVN NPC) bổ nhiệm, là người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm trước EVN NPC, EVN và Nhà nước về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng trong từng thời kỳ kế hoạch cũng như trong sự phát triển lâu dài của công ty theo đúng pháp luật, đúng các quy chế của nhà nước, các quy định, hướng dẫn của EVN NPC, EVN.

Các Phó Giám đốc Công ty là những người được Tổng Giám đốc EVN NPC bổ nhiệm để giúp việc cho Giám đốc Công ty, do Giám đốc Công ty phân công giúp việc từng mặt công tác cho Giám đốc. Các Phó Giám đốc là người cộng sự trực tiếp của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, Tổng Giám đốc EVN NPC và trước pháp luật về phần việc được phân công theo chức năng nghiệm vụ.

Giúp việc cho Ban giám đốc là 12 phòng nghiệp vụ. Công ty có 03 Phân xưởng phụ trợ và 08 Điện lực trực thuộc nằm rải rác trên tất cả các thành phố, thị xã, huyện, trên toàn tỉnh (279xã). Công ty Điện lực Thái Bình tính đến 31/12/2014 được định biên 951 cán bộ công nhân viên.

* Các phòng ban chức năng: Có 12 phòng ban (P1, P2, P3, P4, P5, P6, P7, P8, P9, P10 , P11 và P12).

- Văn phòng (P1): Tổ chức công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, in ấn tài liệu, tiếp khách, quảng cáo và tổ chức khâu quản trị...

- Phòng kế hoạchvật tư (P2): Lập kế hoạch ngắn hạn, dài hạn theo kế hoạch Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc giao, có nhiệm vụ đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo những chỉ tiêu đã giao cho các đơn vị sản xuất, lập kế hoạch mua sắm quản lý và cấp phát vật tư cho toàn đơn vị trong phạm vi kế hoạch được giao..

- Phòng tổ chức lao động và tiền lương (P3): Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ tổ chức sản xuất và quản lý lao động, tiền lương. Đồng thời, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng bậc thợ cho lao động, quản lý chính sách, chế độ theo dõi thi đua.

- Phòng kỹ thuật (P4): Có chức năng quản lý toàn bộ khâu kỹ thuật trên mọi hoạt động của Công ty Điện lực.

- Phòng tài chính kế toán (P5): Có nhiệm vụ ghi chép phản ánh chính xác có hệ thống các số liệu diễn biến của vật tư, tài sản, tiền vốn doanh thu và phân tích kết quả hoạt động SXKD của các đơn vị.

- Phòng thanh tra pháp chế (P6): Có nhiệm vụ thanh tra, bảo vệ, an ninh quốc phòng và thực hiện công tác pháp chế.

- Phòng điều độ (P7): Có nhiệm vụ chỉ huy vận hành lưới điện cao thế 24/24 giờ một cách an toàn, liên tục và hiệu quả, thông tin cho toàn bộ hệ thống lưới điện của Điện lực, đặc biệt là thông tin nội bộ của ngành.

- Phòng quản lý XDCB (P8): Có nhiệm vụ lập kế hoạch, dự toán các công trình thuộc nguồn vốn đầu tư XDCB, thực hiện công tác quản lý đầu tư XDCB theo chế độ của Nhà nước ban hành.

- Phòng kinh doanh điện năng (P9): Có nhiệm vụ phát triển và quản lý khách hàng, quản lý phụ tải, chống tổn thất, theo dõi tình hình kinh doanh, tổng hợp các kết quả kinh doanh điện năng: Thương phẩm, giá bán điện, tổn thất, thu tiền điện...Tham mưu và đề xuất với Giám đốc Công ty trong việc thực hiện, triển khai các nghiệp vụ quản lý kinh doanh điện năng trong toàn Công ty.

- Phòng điện công nghệ thông tin (P10): Có nhiệm vụ quản trị hệ thống mạng máy tính, các phần mềm quản trị kinh doanh, kế toán, vật tư trong toàn Công ty. Sửa chữa, lắp đặt hệ thống mạng và máy tính trong toàn Công ty.

- Phòng an toàn (P11): Có chức năng kiểm tra, giám sát, bồi huấn, chỉ đạo các Điện lực việc thực hiện quy trình quy phạm về an toàn điện, phòng chống cháy

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Điện lực Thái Bình (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w