Kết quả khảo sát các đặc trƣng lý-hóa cơ bản của dầu thô Bạch Hổ, dùng để chế tạo mẫu nhũ tƣơng dầu/nƣớc trong NTND đƣợc trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1 Các đặc trưng lý-hóa cơ bản của dầu thô Bạch Hổ
Thông số Dầu thô
Bạch Hổ Phương pháp xác định Tỷ trọng oAPI 38,6 ASTM D 1298-96 Tỷ trọng d204 0,832 ASTM D 1298 Điểm đông đặc, o C 33 ASTM D 97; ASTM D 6749-02 Độ nhớt tại 40o C, cSt 10 ASTM D 445
Hàm lƣợng paraffin, % khối lƣợng 27 GOST 11858-85
Hàm lƣợng asphalten, % khối lƣợng 0,77 GOST 1185-85 (ASTM D 6560)
Trọng lƣợng phân tử, g/mol 392 ASTM D 2502
Chỉ số acid, mg KOH/g 0,04 ASTM D 664-89 (ASTM D 664) Hàm lƣợng nƣớc, % khối lƣợng 12 ASTM D 95; (ASTM D 1744)
Dầu thô Bạch Hổ có nhiệt độ đông đặc cao, khoảng từ 28-35oC, hàm lƣợng paraffin rắn có trong dầu thô 27 % và nhiệt độ nóng chảy của paraffin rắn trong khoảng 50-65oC.
Dầu thô có độ nhớt khá cao, xét về mặt tạo nhũ thì đặc tính này có ý nghĩa lớn. Kinh nghiệm cho thấy, dầu thô có độ nhớt lớn không những hạn chế sự va chạm với các hợp chất của các hạt dầu mà còn là trở lực trong quá trình tách lắng nên đó là một thuận lợi để tạo đƣợc nhũ bền nhƣng việc tách nhũ lại khó khăn.
Hàm lƣợng nhựa, asphalten ở dầu thô từ 10 đến 15%. Thành phần nhựa, asphalten đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành lớp vỏ bảo vệ hạt nhũ và đƣợc gọi là chất ổn định nhũ tự nhiên của dầu mỏ.
Thành phần nhũ của dầu thô thuộc nhóm micellcoloid, đƣợc cấu thành từ nhiều loại phân tử khác nhau. Nên asphalten, cũng nhƣ nhựa, là các micell keo tròn, ƣa dầu, đa phân tán và có thể tái phân tán trong các dung môi khác nhau [20, 103].
Khả năng tạo màng bền vững của các chất ổn định nhũ tự nhiên đƣợc sắp sếp theo thứ tự: asphalten > nhựa > paraffin.