Có nhiều cách phân chia chất HĐBM.
a. Chất hoạt động bề mặt mang điện tích
- Loại anion: Công thức chung R-A-X+. Trong đó: R-A- là phần ƣa dầu, X+ là phần ƣa nƣớc. Chất HĐBM anion là những chất khi đƣợc hòa tan vào nƣớc sẽ cung cấp những ion hữu cơ mang dấu điện âm và những ion này là nguyên nhân gây ra tính chất nổi trội hoạt tính bề mặt [11, 12].
Sự xuất hiện điện tích trên bề mặt giao diện là do sự hấp phụ các ion hữu cơ và tạo nên lớp điện tích kép. Lớp điện tích kép này quyết định tính bền của hệ nhũ. Các loại này là các muối của axit béo (RCOO-X+), muối sulfat (R-OSO3-Na+), muối sulfonat (R-SO3-Na+), các chất hữu cơ phospho,….
- Loại cation: Công thức chung R-B+Y-. Là những chất khi đƣợc hòa tan vào nƣớc sẽ cung cấp những ion hữu cơ mang dấu điện dƣơng và những ion này là nguyên nhân gây nên hoạt tính bề mặt. Các chất này có khả năng tự ion hóa ngay cả trong môi trƣờng không phân cực. Các loại này là các muối alkyl amin, alkyl amoni bậc 4, các hợp chất phospho, lƣu huỳnh mang tính kiềm trong đó không có mặt của nitơ, các hợp chất dị vòng.
- Loại mang cả hai dấu điện: Là những chất có hai hay nhiều nhóm chức mang điện anion hoặc cation.
b. Chất hoạt động bề mặt không mang điện/không ion
Các chất này thƣờng gặp là các chất trung tính, phân tử của những chất này gồm hydrocarbon và một chuỗi khá dài các nhóm phân cực không có khả năng ion hóa. Các chất này có thể tan đƣợc vào nƣớc vì trong thành phần có những nhóm ƣa nƣớc rất mạnh nhƣ nhóm hydroxy (OH), các liên kết este và các liên kết amid.
Sử dụng chất HĐBM không ion có ƣu điểm hơn so với loại có ion vì: - Tƣơng hợp với tất cả các loại khác của chất HĐBM có ion;
- Hoạt tính chung không nhạy cảm với sự thay đổi pH của môi trƣờng; - Ít bị ảnh hƣởng bởi sự có mặt của các chất điện giải;
- Lớp màng bảo vệ ít bị chia tách bởi những tác động môi trƣờng; - Thích hợp cho nhiều lĩnh vực ứng dụng.