Kiểm tra độ bền nhũ tƣơng bằng phƣơng pháp ly tâm siêu tốc

Một phần của tài liệu Xử lý tách dầu ở thể nhũ tương trong nước thải nhiễm dầu bằng phương pháp vi sóng điện từ và tuyển nổi áp lực (DAF) kết hợp hệ hóa phẩm phá nhũ chuyên dụng (Trang 46)

Để đánh giá độ bền mẫu nhũ tƣơng dầu/nƣớc chế tạo từ dầu thô Bạch Hổ so với nhũ tƣơng tự nhiên, đã tiến hành đo độ bền nhũ tƣơng bằng phƣơng pháp ly tâm siêu tốc.

a. Dụng cụ

- Máy ly tâm siêu tốc;

- Ống đong 500mL, 250mL, 100mL và một số dụng cụ thí nghiệm khác. - Máy quang phổ huỳnh quang cực tím RF-1501.

b. Mẫu NTND thử nghiệm

-03 mẫu NTND tự nhiên từ các giàn khai thác dầu mỏ Bạch Hổ với các nồng độ đƣợc xác định: N1 (NTND 01) nồng độ dầu 200mg/L; N2 (NTND 02) nồng độ dầu 180mg/L; N3 (NTND 03) nồng độ dầu 170mg/L.

- 04 mẫu NTND trong đó dầu ở dạng nhũ tƣơng dầu/nƣớc đƣợc chế tạo từ dầu thô Bạch Hổ đều có nồng độ 150mg/L. Các mẫu nhũ tƣơng này đƣợc chế tạo với tốc độ khuấy khác

nhau: N7 (mẫu nhũ 1600v/p); N4 (mẫu nhũ 1800v/p); N5 (mẫu nhũ 2000v/p); N6 (mẫu nhũ 2200v/p).

c. Quy trình

Cho 100±1mL từng mẫu của 07 mẫu NTND mô tả ở mục “2.1.2.b” ở trên vào bình ly tâm hình nón, đậy nút cao su, đƣa vào máy ly tâm siêu tốc trong vòng 15phút ở tốc độ 10.000v/p. Xác định chính xác hàm lƣợng dầu trong NTND sau khi ly tâm bằng máy quang phổ huỳnh quang cực tím RF-1501.

Độ bền nhũ hóa đƣợc xác định dựa trên phần trăm lƣợng dầu trong NTND thay đổi so với trƣớc khi ly tâm, nếu phần trăm lƣợng dầu trong NTND thay đổi so với trƣớc khi ly tâm càng lớn thì hệ nhũ tƣơng càng kém bền vững.

Lặp lại quy trình thực nghiệm này với thời gian ly tâm siêu tốc ở tốc độ 10.000v/p lần lƣợt là 30phút; 45phút và 60phút.

Một phần của tài liệu Xử lý tách dầu ở thể nhũ tương trong nước thải nhiễm dầu bằng phương pháp vi sóng điện từ và tuyển nổi áp lực (DAF) kết hợp hệ hóa phẩm phá nhũ chuyên dụng (Trang 46)