Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 29)

Tổng hợp dữ liệu thu thập tiến hành mã hoá và xử ý số liệu dựa vào phần mềm EXCEL và FRONTIER 4.1 và thông qua các bảng câu hỏi điều tra nông hộ. Các phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng trong đề tài là:

2.4.3.1 Phương pháp thống kê

- Thống kê mô tả là tổng hợp các phƣơng pháp đo lƣờng, mô tả và trình bày số liệu đƣợc ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin đƣợc thu thập trong điều kiện không chắc chắn. Các công cụ thống kê đƣợc sử dụng để phân tích số liệu:

+ Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả đã nghiên cứu.

+ Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này là nhằm mô tả thực trạng sản xuất lúa của các hộ nông dân thông qua một số nguồn lực sản có nhƣ: diện tích đất sản xuất, kinh nghiệm sản xuất, vốn sản xuất, nguồn lực lao động.

2.4.3.2 Phương pháp phân tích hồi quy tương quan

Phƣơng pháp phân tích hồi qui tƣơng quan để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất lúa và lợi nhuận của nông hộ.

Ƣớc lƣợng hàm sản xuất và hiệu quả kỹ thuật.

Hàm sản xuất cận biên và hàm phi kỹ thuật đƣợc ƣớc lƣợng cực đại (MLE – Maximum likelihood method) thông qua chƣơng trình máy tính Frontier 4.1 của Coelli. (Dr. Corazon T.Aragon và TS. Nguyễn Hữu Đặng. 2012. Thực hành ứng dụng Frontier 4.1 trong phân tích hiệu quả sản xuất, trang 1-4).

Hàm sản xuất Cobb-Douglas đƣợc đăng tải lần đầu tiên trên tạp trí American Economic Review vào 1928 có dạng nhƣ sau:

Y= AX1αX21-α

Lấy ln 2 vế và chuyển mô hình kinh tế lƣợng có dạng nhƣ sau: lnYi = β0 + Ʃ βi ln Xi + Vi (1)

Trong đó, Xi là Các yếu tố đầu vào trực tiếp của quá trình sản xuất; các hệ số (β) và dấu của hệ số thể hiện mối quan hệ thuận (+), nghịch (-) của yếu

18

tố đầu vào với năng suất/sản lƣợng (Y); chỉ số hiệu quả kỹ thuật của từng hộ (từ 0 – 1).

Hiệu quả kỹ thuật (TE) là tỷ số giữa năng suất hoặc sản lƣợng thực tế và năng suất hoặc sản lƣợng tối đa. TE đƣợc tính nhƣ sau:

TEi = Yi/Y*= Yi= f(Xi; β)exp(Vi-Ui)/ Yi= f(Xi; β)exp(Vi)= exp(-Ui)(2)

Trong đó, Yi là mức năng suất hoặc sản lƣợng thực tế của hộ i; Yi* là mức năng suất hoặc sản lƣợng tối đa của hộ i.

f(Xi; β) trong phƣơng trình (1) là hàm sản xuất biên (Frontier production function), có thể sử dụng dạng mô hình Cobb-Douglas hoặc Translog. Mô hình Cobb – Douglas phù hợp hơn mô hình Translog, mô hình Cobb – Douglas có dạng sau:

lnYi = β0 + Ʃ βjlnXji + Ʃ βkDki + Vi – Ui (3)

Trong đó, Yi là sản lƣợng lúa sản xuất đƣợc của hộ i; Xij (j=1,2,…,6) là các yếu tố đầu vào trong sản xuất, bao gồm:

- X1 là số lƣợng giống gieo sạ/ vụ ( kg/công) . - X2 là lƣợng phân đạm (kg/ công) .

- X3 là lƣợng phân lân (kg/công) . - X4 là lƣợng phân kali (kg/công) . - X5 là chi phí nông dƣợc (đồng/công) . - X6 là diện tích đất trồng lúa (công) .

- X7 là số ngày công lao động bình quân (ngày/công)

Di (i=1,2,3) là các biến giả, bao gồm D1 là loại giống sạ (1 = giống cải tiến; 0 = khác); và D2 là phƣơng pháp sạ lúa (1 = sạ hàng; 0 = không sạ hàng). Kết quả in ra từ Frontier 4.1 có các thông số sau:

- Sigma-squared: - Gamma:

- Likelihood Function:

- LR Test of One-Sided error:

- Mean Technicical Effciency: Giá trị hiệu quả kỹ thuật trung bình (%) - Kiểm định toàn mô hình:

19

+ H0 : Tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0 (β1= β2= β3 = …. = βk = 0) hay các Xi không ảnh hƣởng đến Y.

+ H1: ít nhất 1 βk ≠ 0: Nghĩa là có ít nhất 1 tham số khác 0 hoặc là có ít nhất 1 biến độc lập có ảnh hƣởng đến Y.

+ Dùng T-value để kiểm tra mô hình hồi quy có ý nghĩa hay không hoặc dựa vào MLE Estimates để kiểm định mô hình: nếu 1.658 <= t < 1.980: biến có ý nghĩa, với mức ý nghĩa 10%; 1.980 <= t < 2.617: biến có ý nghĩa 5%; 2.617 <= t: biến có ý nghĩa với mức ý nghĩa 1 %.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật

Ui trong công thức (3) là hàm phi hiệu quả kỹ thuật (technical inefficiency function), hàm này đƣợc sử dụng để giải thích các yếu tố ảnh hƣởng đến phi hiệu quả kỹ thuật hay ngƣợc lại là hiệu quả kỹ thuật. Hàm phi hiệu quả kỹ thuật có dạng sau:

TIEi = Ui = δ0 + Ʃ δjZji + Ɛi (4)

Trong đó: TIEi là hệ số phi hiệu quả kỹ thuật của hộ i; Zji (j = 1, 2, …,7) là các yếu tố ảnh hƣởng đến phi hiệu quả kỹ thuật hoặc ngƣợc lại là hiệu quả kỹ thuật, bao gồm:

- Z1 = là kinh nghiệm sản xuất (số năm thâm niên trồng lúa). - Z2 = là trình độ học vấn (số năm đi học).

- Z3 = Tập huấn (1 = có tập huấn; 0 = không tập huấn). Bảng 2.2: Dấu kỳ vọng các biến Kí hiệu

biến Tên biến Dấu kỳ vọng

Ln X1 Lƣợng giống (kg/công ) +

Ln X2 Lƣợng N (kg/công) -

Ln X3 Lƣợng P (kg/công ) -

Ln X4 Lƣợng K (kg/công) -

Ln X5 Chi phí thuốc (nghìn đồng/công) +

Ln X6 Ngày công (ngày) +

Ln X7 Diện tích (số công/hộ) +

20

D2 Phƣơng pháp sạ (1= sạ hàng, 0=khác) +

Z1 Số năm kinh nghiệm (năm) -

Z2 Học vấn (năm) +

Z3 Tập huấn (1= có, 0 = không) +

2.5 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA Ở ĐBSCL

- Nguyễn Hữu Đặng (2012), “Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2011”, Kỷ yếu Khoa học 2012: 268-276 , Đại Học Cần Thơ. Nội dung đề tài nghiên cứu:

Mục tiêu của nghiên cứu này là ƣớc lƣợng hiệu quả kỹ thuật, sự thay đổi của hiệu quả kỹ thuật trong giai đoạn 2008 -2011; và xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa để từ đó đề xuất định hƣớng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của hộ trồng lúa tại ĐBSCL nói chung. Tác giả dùng hàm sản xuất biên Cobb – Douglas kết hợp với hàm hiệu quả phi kỹ thuật (technical inefficiency model) đƣợc sử dụng để phân tích bằng chƣơng trình FRONTIER 4.1. Kết quả ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp “khả năng cao nhất” (MLE) cho thấy, hiệu quả kỹ thuật trung bình của các hộ sản xuất lúa của toàn bộ mẫu khảo sát trong giai đoạn 2008-2011 là 88,96% so với sản lƣợng tối đa, hầu hết các hộ đều đạt hiệu quả kỹ thuật từ 70% trở lên. Điều này cho thấy, với các nguồn lực hiện có và các kỹ thuật phù hợp thì sản lƣợng của hộ còn có khả năng tăng thêm 11,04% để đạt năng suất tối đa. So với một số nghiên cứu ở thập kỷ trƣớc tại một số địa phƣơng trong vùng thì hiệu quả kỹ thuật đã cải thiện đáng kể. Hiệu quả kỹ thuật trong nghiên cứu của Mai Văn Nam (1997) tại Cần Thơ là 81,6%; Nguyễn Thị Minh Hiền (2003) tại Cần Thơ và Tiền Giang là 86,2%.. Và xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa để từ đó đề xuất định hƣớng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của hộ trồng lúa tại ĐBSCL nói chung.

- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2009), “Phân tích hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần –tỉnh Trà Vinh”, luận văn tốt nghiệp, Đại Học Cần Thơ.Mục tiêu nghiên cứuPhân tích hiệu quả sản xuất lúa của nông dân huyện Tiểu Cần- tỉnh Trà Vinh trong năm 2008, nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất lúa, và lợi nhuận. Để từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của huyện.Tác giả dùng phƣơng pháp thống kê nhằm mô tả thực trạng hoạt động sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần- Trà Vinh và một số khoản mục chi phí chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp: chi phí phân bón, chi phí

21

giống, chi phí lao động, chi phí thuốc, để tính và phân tích sự khác biệt giữa các hộ về các khoản mục trên.

22

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 29)