Phân tích chi phí

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 54)

Để thuận lợi cho việc so sánh chi phí với doanh thu và tìm ra lợi nhuận ta tính chi phí tổng hợp của các yếu tố đầu vào đã đƣợc phân tích ở trên. Tổng chi phí trong quá trình trồng lúa bao gồm: chi phí thuê lao động, chi chí nông dƣợc, chi phí phân bón, chi phí giống và chi phí khác. Các chi phí này chiếm tỷ trọng cao thấp rất khác nhau trong từng vụ và từng loại chi phí trong mỗi vụ khác nhau đều có tỷ trọng khác nhau.

Việc tổng hợp các loại chi phí đầu vào giúp ta thấy đƣợc chi phí nào chiếm phần quan trọng và từ đó đƣa ra biện pháp sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý hơn để tối đa hoá lợi nhuận.

43

Bảng 4.5: Chi phí sản xuất lúa trung bình trên 1 công đất lúa

Đvt: đồng/công Khoản mục Giá trị Tỷ trọng (%) ĐX HT ĐX HT Chi phí phân bón 617.500 626.700 30,53 29,74 Chi phí thuốc 366.717 450.167 18,13 21,37 Chi phí làm đất 153.317 153.317 7,58 7,27 Chi phí giống 145.983 127.966 7,22 6,07 Chi phí thuê LĐ 264.000 271.033 13,05 12,86 Chi phí tƣới tiêu 265.867 265.867 13,15 12,61 Chi phí thu hoạch 209.017 212.500 10,34 10,08 Tổng 2.022.400 2.107.549 100,00 100,00

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế huyện Châu Thành, tháng 10/2013

Hình 4.1: Chi phí sản xuất trung bình trên 1 công đất lúa

Nhìn chung, tổng chi phí nông hộ đầu tƣ vào 1 công đất hơn 2 triệu đồng. Chủ yếu là các chi phí phân bón và chi phí thuốc nông dƣợc chiếm gần 50% tổng chi phí sản xuất lúa. Do quan niệm phân bón có ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất và lợi nhuận trong hoạt động trồng lúa nên nông dân rất chú trọng đầu tƣ cho khoản chi này. Kế tiếp là các khoản chi phí nhƣ làm đất, thu hoạch, bơm nƣớc) chiếm khoảng 30% tổng chi phí sản xuất, kế tiếp là chi phí thuê lao động chiếm 13% tổng chi phí sản xuất, đến chi phí giống chiếm khoảng 7%.

44

4.2.1.1 Chi phí phân bón

Phân bón là yếu tố đầu vào quan trọng nhất ảnh hƣởng đến năng suất hoạt động sản xuất lúa. Chi phí bón phân cũng cao hơn rất nhiều so với các chi phí đầu vào khác. Nên bón loại phân nào, liều lƣợng bao nhiêu, vào thời điểm nào là thích hợp nhất thƣờng là do nông dân làm theo kinh nghiệm bản thân nên dần hình thành một công thức về liều lƣợng phân bón cho mãnh đất của mình và áp dụng công thức bón phân này qua các vụ và qua các năm. Do vậy, liều lƣợng của từng nông hộ ít biến động qua các vụ, các năm.

Chi phí phân bón là tổng số tiền mà nông hộ bỏ ra mua các loại phân bón để bón cho diện tích lúa đƣợc sản xuất trên tổng diện tích đất mà nông hộ sản xuất. Số liệu điều tra cho thấy, các nông hộ sử dụng lƣợng phân bón cho lúa thƣờng cao hơn nhiều so với mức khuyến cáo. Điều này đã làm tăng chi phí sản xuất. Việc bón quá nhiều phân so với mức khuyến cáo, đặc biệt là lƣợng phân đạm sẽ làm cho năng suất lúa không cao, phẩm chất gạo không tốt nên giá lúa bán trên thị trƣờng sẽ thấp.

Bảng 4.6 : Khối lƣợng N,P,K nguyên chất trung bình trên công đất Khoản mục Đơn vị tính Lƣợng sử dụng thực tế Lƣợng khuyến cáo Đông xuân Hè Thu

Lƣợng N Kg 12,55 13,47 9,23

Lƣợng P Kg 7,07 6,77 5,99

Lƣợng K Kg 4,76 5,84 3,90

Nguồn :Số liệu điều tra thực tế nông hộ, 2013 và http://www.clrri.org/rice/var/cauhoi.htm

Vụ Hè Thu 2013, nông dân sử dụng lƣợng N, P, K nguyên chất cho cùng một công đất cao hơn so với vụ Đông Xuân . Vì khi canh tác vụ Đông Xuân kết thúc thì đất đai đã bạc màu và mất chất dinh dƣỡng nên nông hộ phải dùng phân bón để cải tạo lại đất, tăng chất dinh dƣỡng lại cho đất.

Số liệu điều tra cũng cho thấy, chi phí sử dụng phân bón cho một công đất sản xuất lúa vụ Đông Xuân (617 ngàn đồng) thấp hơn so với vụ Hè Thu (626 ngàn đồng). Tuy nhiên, cũng có những hộ sản xuất ít, sản xuất chủ yếu để có lúa dùng cho gia đình, áp dụng bón phân theo khuyến cáo hoặc những hộ canh tác trên những mảnh đất tốt (màu mỡ) dù canh tác ở vụ nào đi nữa thì cũng ít sử dụng phân bón.

45

4.2.1.2 Chi phí thuốc nông dược

Theo thông tin khảo sát thì trong quá trình sản xuất lúa, các nông hộ sử dụng các loại nông dƣợc cơ bản nhƣ: Thuốc trừ sâu, Thuốc trừ cỏ, Thuốc dƣỡng cho cây lúa, Thuốc trừ và trị bệnh hại lúa.

Trong bài nghiên cứu này, thuốc nông dƣợc không tính theo nồng độ nguyên chất mà tính dựa trên số tiền mà nông hộ sử dụng để phòng trừ sâu bệnh. Lƣợng thuốc nông dƣợc sử dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào tình hình sâu bệnh của từng vụ mùa trong năm đó. Nếu năm nào có nhiều sâu bệnh thì lƣợng thuốc sâu và thuốc bệnh chắc chắc sẽ nhiều. Về liều lƣợng sử dụng thì nông dân theo chỉ dẫn trên nhãn chai thuốc, hƣớng dẫn của ngƣời bán và kinh nghiệm của bản thân là chủ yếu.

Theo bảng 4.5, trên 1 công đất trồng lúa, nông dân phải chi gần 370 ngàn đồng cho việc sử dụng thuốc nông dƣợc. Chi phí này ở vụ Hè Thu là 450 ngàn đồng. Hiện nay, kinh nghiệm và kiến thức của nông dân đủ khả năng xác định đúng lúa đang bị nhiễm loại sâu bệnh nào, nhƣng điều trị và cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thì vẫn rất mù mờ. Phần lớn bà con có thói quen thích sử dụng hàng hiệu không để ý phân biệt thành phần hóa học trong sản phẩm, thƣờng tự chọn mua sản phẩm nào quảng cáo nhiều trên các đài phát thanh, truyền hình hay đƣợc giới thiệu qua các tờ rơi, tài liệu quảng cáo.

4.2.1.3 Chi phí giống

Giống là yếu tố đầu vào có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Lƣợng giống đƣợc sử dụng bao nhiêu tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của nông dân là chủ yếu. Việc lựa chọn loại giống nào tuỳ thuộc vào đặc tính của giống nhƣ: giống ngắn ngày, dài ngày, năng suất cao, kháng sâu bệnh, giống lúa thơm hay không thơm, lúa cao sản hay lúa thƣờng, chất lƣợng giống (về năng suất) hoặc lựa chọn theo hàng xóm láng giềng (thông thƣờng, nông dân thấy xóm giềng mình ai làm lúa trúng sẽ đổi giống trồng theo họ). Tại vùng nghiên cứu, nông dân thƣờng trồng các loại giống tự cung cấp, hay từ hàng xóm, ít khi họ mua giống mới từ viện nghiên cứu. Hiện nay, các giống cao sản mới, ngắn ngày, có triển vọng kháng rầy nâu nhƣ: OM4498, OM5930, OM2395, OM5936, OM4900, OM6061, OM6162, OM6073, OM4668, Jasmine 85 đƣợc khuyến cáo phát triển rộng rãi trong sản xuất. Và qua thực tế điều tra tại vùng nghiên cứu cho thấy ngƣời dân đã ý thức đƣợc việc chọn các loại giống khuyến cáo vào sản xuất, rất nhiều hộ đang sản xuất giống lúa Jasmine 85,OM 6377, OM 6976 và một số ấp vẫn còn sử dụng IR 50404, những loại giống này có tính khán rầy và trách đƣợc các loại bệnh trong điều kiện thời tiết tại địa phƣơng.

46

Bảng 4.7: Chi phí giống trung bình trên 1 công đất của các nông hộ ở huyện Châu Thành, An Giang

Khoản mục Đơn vị tính Đông Xuân Hè Thu

Số lƣợng Kg 15,44 15,40

Đơn giá Đồng/kg 9.923 8.971 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành tiền Đồng 145.983 127.966

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ huyện Châu Thành,tháng 10/2013

Nghiên cứu cho thấy, các nông hộ sử dụng lƣợng giống lớn (sạ với mật độ dày) trên đơn vị diện tích sản xuất. Lƣợng giống trung bình sử dụng cho mỗi vụ là tƣơng đối cao 15,44 kg/công, lƣợng dử dụng này đƣợc đánh giá là tƣơng đối dày vì theo lƣợng khuyến cáo lƣợng giống cần thiết nên trong khoảng 7-12kg/công (Võ Thị Lang và cộng sự, 2008). Điều này làm tăng chi phí sản xuất, bởi vì với lƣợng giống đƣợc sạ dày nhƣ vậy làm cho cây lúa dễ bị sâu bệnh và tốn nhiều chi phí phân bón, chi phí thuốc nông dƣợc. Giảm lƣợng giống góp phần làm giảm chi phí giống, đồng thời giảm chi phí phân bón, thuốc nông dƣợc, tăng lợi nhuận cho nông hộ canh tác, tránh giảm quá mức làm ảnh hƣởng đến năng suất lúa.

4.2.1.4 Chi phí lao động thuê

Lao động là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Lao động bao gồm lao động gia đình và lao động thuê. Đơn vị tính của lao động là ngày công. Một ngày công đƣợc hiểu nhƣ là một ngày làm việc của một ngƣời bình thƣờng. Ở đây, chúng ta chỉ phân tích chi phí lao động thuê. Trong hoạt động sản xuất lúa thì việc lao động xảy ra ở hầu hết các khâu từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc quá trình canh tác: làm đất, gieo trồng, làm cỏ, bón phân, phun xịt thuốc nông dƣợc, cắt lúa, suốt lúa, bốc vác, vận chuyển, phơi sấy. Tất nhiên, không phải hộ nông dân nào cũng thuê ở tất cả các khâu mà họ có thể sử dụng công lao động nhà nhằm giảm bớt chi phí canh tác. Tùy thuộc thuê lao động ở khâu nào mà hộ sẽ có cách trả tiền cho lao động thuê khác nhau. Khi thuê lao động làm đất, cắt lúa thì sẽ đƣợc trả theo cách giao khoán theo diện tích lúa (thƣờng đƣợc tính theo công). Làm đất bao gồm các công việc nhƣ đốt ruộng, cày đất, xới đất, bơm nƣớc vào ruộng và trục đất. Tuy nhiên, chi phí làm đất thƣờng chỉ là tiền trả cho lao động trong việc cày, xới và trục đất. Những khâu còn lại còn lại hộ thƣờng sử dụng lao động gia đình. Đối với các công việc trong khâu thu hoạch nhƣ cắt lúa, suốt, bốc vác,...nông hộ thƣờng sử dụng lao động thuê do khối lƣợng công việc lớn,

47

đòi hỏi nhiều sức ngƣời và tập trung trong khoảng thời gian ngắn mà lƣợng lao động gia đình không đáp ứng đủ.

Theo khảo sát thì chi phí này trong nghiên cứu là 270 ngàn đồng/công thấp hơn so với chi phí lao động thuê của Tấn Vƣơng (2012) trên cùng địa bàn thì chi phí là 309.135 đồng/công và thấp hơn chi phí lao động thuê 2 vụ lúa ở ĐBSCL là 340.645 đồng/công.

Tuy đã đƣa máy cắt lúa hay máy gặt đập liên hợp vào trong sản xuất nhƣng trên thực tế thì do nông dân sản xuất nhỏ lẻ và gieo sạ không đồng bộ nên việc thuê máy vào trong khâu thu hoạch gặp rất nhiều khó khăn (Phạm Lê Thông, 2010).

4.2.1.5 Chi phí làm đất

Chi phí làm đất bao gồm các việc trục, chạc đất. Tùy theo nhu cầu cũng nhƣ vị trí địa lý, độ màu mỡ của đất mà có thể thực hiện việc cày xới đất từ 1 đến 2 lần. Ngày nay, việc chuẩn bị đất đã đƣợc cơ giới hóa hoàn toàn tại huyện Châu Thành. Khi đến lúc cao điểm, nhu cầu việc sử dụng các dịch vụ làm đất rất cao, nên chi phí thuê có thể dao động nhiều, trung bình mỗi nông hộ phải trả từ 150.000 – 200.000 đồng/ công và mất thời gian từ 30 phút đến 1 giờ, tùy theo số lần cày, xới đất.

4.2.1.6 Chi phí tưới tiêu

Chi phí tƣới tiêu bao gồm: chi phí bơm nƣớc vào ruộng và chi phí rút nƣớc ra khỏi ruộng. Chi phí tƣới tiêu đƣợc tính bằng số tiền mà nông hộ chi ra để mua nhiên liệu sử dụng cho bơm nƣớc hoặc số tiền nông hộ thuê bơm nƣớc trong khâu tƣới tiêu ... Tất cả chia cho tổng diện tích đất mà nông hộ sản xuất, đơn vị tính là ngàn đồng trên 1 công . Việc tƣới tiêu có vai trò rất quan trọng trong canh tác. Cho nên chi phí sử dụng cho tƣới tiêu cũng chiếm đáng kể trong tổng chi phí sản xuất. Những hộ sản xuất trên mãnh ruộng cao, cơ sở hạ tầng thủy lợi yếu kém, nên chi phí này rất cao, ngƣợc lại có những hộ không phải tốn chi phí này vì họ tự làm bằng phƣơng pháp thủ công và sử dụng lao động nhà hoặc do điều kiện những hộ có mảnh ruộng thấp, hệ thống thủy lợi tốt, nên có thể chủ động cho nƣớc ra vào ruộng mà không tốn chi phí. Theo tính toán từ số liệu điều tra các nông hộ thì chi phí này khoảng 265 ngàn đồng/công.

4.2.1.7 Chi phí thu hoạch

Chi phí thu hoạch bao gồm việc gặt và đập lúa liên hợp. Cũng giống nhƣ chi phí làm đất, do các dịch vụ này mang tính thời điểm rất cao nên chi phí thu hoạch khá cao khi vào mùa vụ và chi phí này thƣờng có xu hƣớng tăng lên.

48

Theo số liệu điều tra thực tế thì chi phí thu hoạch cho một công là khoảng 210 ngàn đồng/công và thời gian để gặt và suốt lúa đồng thời cho một ha đất là khoảng 2,5-3 giờ.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 54)