Mô hình Cánh đồng mẫu lớn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 48)

Vụ Đông Xuân 2012-2013, tại khu vực Nam Bộ có 21 tỉnh, TP đăng ký tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích hơn 76.500 ha.

Và địa phƣơng phát triển mạnh mô hình này thời gian qua là An Giang đã thu đƣợc nhiều thành tựu đáng khích lệ, tạo đƣợc nền tảng để hình thành mô hình liên kết tiêu thụ nông sản và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Hiện tại, An Giang đã có 22.900 ha lúa sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, trên 522.000 ha lúa (chiếm 83%) áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong đó, mô hình do Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) triển khai đang đƣợc coi là tiêu biểu về phát triển cánh đồng mẫu lớn bền vững với sự tham gia đầy đủ của ngƣời trồng lúa, doanh nghiệp vào toàn bộ chuỗi giá trị, sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, ngƣời nông dân sẽ đƣợc AGPPS cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và đƣợc nợ không tính lãi 120 ngày. Ngoài ra, nông dân sẽ đƣợc những cán bộ kỹ thuật nông nghiệp hƣớng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật từ khâu làm đất, xử lý giống đến khâu thu hoạch.

Số liệu trung bình qua 5 vụ sản xuất lúa trên cánh đồng mẫu lớn thuộc vùng nguyên liệu AGPPS từ vụ Đông Xuân 2010-2011 đến Hè Thu 2012 cho thấy, tổng chi phí bình quân là 18,99 triệu đồng/ha, tổng thu đạt 43,56 triệu đồng/ha với năng suất lúa bình quân 6,72 tấn/ha, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng thu trung bình đạt 56%. Và trong vụ Đông Xuân 2012 - 2013 vùng nguyên liệu cánh đồng mẫu lớn của AGPPS đã xuống giống đƣợc trên 18.000 ha để cung cấp lúa cho 4 nhà máy là Vĩnh Bình (An Giang ), Thoại Sơn (An Giang), Tân Hồng (Đồng Tháp) và Vĩnh Hƣng (Long An) .

Hiện nay, gạo của AGPPS đã xuất khẩu tới nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt vào các thị trƣờng cao cấp nhƣ Mỹ, Australia, Singapore, Nhật Bản… Cụ

37

thể, năm 2012 doanh nghiệp này đã xuất khẩu đƣợc 29.935 tấn và cung cấp trong nội địa gần 7.000 tấn (Kim Liên, 2013).

3.4.4 Mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GLOBALGAP

Vụ đông xuân 2009 - 2010, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hƣớng dẫn cho 12 nông dân, với diện tích 37ha thuộc Tổ hợp tác sản xuất lúa Jamine 85, ấp Bình Chơn, xã Bình Chánh, huyện Châu Phú và 8 nông dân, với diện tích 33ha thuộc Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp Tân Tiến, xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn sản xuất theo tiêu chuẩn GLOBAL GAP. Hai Tổ hợp tác này đƣợc Công ty TNHH SGS Việt Nam đánh giá và đƣợc cấp giấy chứng nhận. Công ty ADC cung ứng giống lúa xác nhận, thuốc bảo vệ thực vật và ký hợp đồng tiêu thụ năm 2010 với giá mua cao hơn giá thị trƣờng tại thời điểm 20%, sản lƣợng tiêu thụ 550 tấn lúa. Năm 2011, mô hình mở rộng thêm 24 ha ở xã Tân Lợi, huyện Tịnh Biên và đƣợc Công ty TNHH TUV SUD PSB Vietnam đánh giá và cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn GLOBAL GAP. Sản phẩm đƣợc các công ty trong tỉnh hợp đồng tiêu thụ với giá cao hơn giá thị trƣờng 200đ/kg trong vụ đông xuân. Từ vụ đông xuân 2011 - 2012, Công ty TNHH ADC sẽ thu mua toàn bộ lúa nguyên liệu đạt tiêu chuẩn GLOBAL GAP, thu mua cao hơn giá thị trƣờng tại thời điểm 10% và thực hiện hợp đồng lâu dài với Liên hiệp Hợp tác xã Nông nghiệp là đơn vị đại diện cho các tổ hợp tác nông dân sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GLOBALGAP. Ƣu điểm của mô hình liên kết này là nguyên liệu lúa đƣợc công nhận đạt tiêu chuẩn chất lƣợng quốc tế, thuận lợi cho công ty xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm; Giá bán cao hơn lúa thƣờng nên trừ chi phí tập huấn, chứng nhận nông dân vẫn có lợi hơn sản xuất theo tập quán. Tuy nhiên, mô hình này cũng gặp khó khăn khi triển khai thực hiện là: Các yêu cầu về vệ sinh môi trƣờng rất nghiêm ngặt; nông dân rất ngại khâu ghi chép sổ sách, nhật ký đồng ruộng (

38

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG SẢN XUẤT LÚA

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)