Phân tích đầu ra

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 60)

Hai yếu tố cơ bản có ảnh hƣởng lớn đến doanh thu của nông hộ sản xuất lúa là năng suất và giá bán (Phạm Lê Thông, 2010).

4.2.2.1 Năng suất

Năng suất là phần mong đợi, là kết quả lao động và sản xuất của một vụ mùa. Năng suất đƣợc hiểu là sản lƣợng thu đƣợc trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Năng suất không những phụ thuộc các yếu tố đầu vào mà còn chịu ảnh hƣởng từ các yếu tố khác nhƣ: thời tiết, đất đai, hình thức canh tác, thời vụ. Năng suất cao cho thấy đƣợc việc sử dụng các yếu tố đầu vào của nông dân có hiệu quả và ngƣợc lại năng suất thấp cho ta thấy nông dân đang gặp khó khăn trong việc kết hợp các yếu tố đầu vào. Đông Xuân đƣợc xem là thời vụ tốt nhất trong năm do đƣợc phù sa bồi đắp trong mùa nƣớc lũ. Theo nhƣ số liệu thu thập đƣợc thì vụ Đông Xuân 2013 ở huyện Châu Thành năng suất trung bình đạt đƣợc gần 737 kg/công. Trong khi đó, năng suất trung bình của vụ Hè Thu là 636 kg/công. Tuy nhiên, do việc sử dụng các yếu tố đầu vào khác nhau cũng nhƣ kinh nghiệm canh tác của các nông hộ cũng khác nhau nên năng suất giữa các hộ cũng có sự chênh lệch khá cao.

Mức năng suất cao nhất trong vụ Đông Xuân đạt 846 kg/công còn mức thấp nhất chỉ đạt 545 kg/công. Nguyên nhân dẫn tới năng suất thấp là do ruộng lúa của nông dân mắc phải dịch bệnh đạo ôn và rầy nâu nghiêm trọng. Mặt khác, sự chênh lệch cao này còn do việc sử dụng các yếu tố đầu vào với liều lƣợng, kỹ thuật và kinh nghiệm canh tác của các nông hộ có sự khác nhau. Trong vụ Hè Thu, năng suất cũng biến động từ 6 đến 800 kg/công và phần lớn nông hộ đạt năng suất trong khoảng từ 6 đến 700 kg/công.

4.2.2.2 Giá bán

Giá bán là số tiền mà nông dân có đƣợc khi bán một đơn vị sản phẩm. Ngƣời nông dân trực tiếp làm ra lúa gạo nhƣng không bao giờ là ngƣời quyết định giá bán lúa. Theo số liệu khảo sát thực tế tại huyện Châu Thành thì giá lúa trung bình khoảng 5.026,67 đồng/kg với mức giá cũng chấp nhận đƣợc. Do sản xuất nhỏ lẻ, bán trực tiếp cho lái buôn tƣ nhân hoặc qua nhiều trung gian nên giá bán thật sự của một số nông dân chỉ còn lại khoảng từ 4.500 – 4.800 đồng/kg. Mặt khác, do nông dân thiếu thông tin thị trƣờng, thiếu cơ sở vật chất – kho bãi để bảo quản, dự trữ nên sau thu hoạch phải bán gấp cho các

49

thƣơng lái. Không những thế nông dân còn phải chi trả các chi phí phân, thuốc cho các đại lý vật tƣ nông nghiệp. Từ nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc nông dân đồng loạt bán lúa vào mùa thu hoạch dẫn đến việc giá lúa nhanh rớt giá vào đầu mùa thu hoạch.

Trong hai vụ thì giá bán lúa vụ Hè Thu thấp hơn vụ Đông Xuân. Giá lúa trung bình trong vụ Đông Xuân là 5.026,67 đồng/kg, trong khi đó, giá lúa trung bình của các vụ Hè Thu là 4.781,33 đồng/kg. Sự chênh lệch về giá giữa các vụ nhƣ trên là do: điều kiện thời tiết trong vụ Hè Thu thƣờng bất lợi, thƣờng xuyên gặp mƣa bão, từ đó, làm cho sản lƣợng lúa sau thu hoạch không cao và gặp phải tình trạng đổ ngã nên chất lƣợng hạt lúa không đƣợc cao nên phải chịu bị cảnh ép giá. Ngoài ra, sự chênh lệch giá giữa các hộ trong cùng vụ cũng rất cao. Mức giá cao nhất trong vụ Đông Xuân là 7.500 đồng/kg, trong khi đó, giá thấp nhất chỉ có 3.650 đồng/kg. Sự dao động của giá trong vụ Hè Thu cũng khá cao. Cụ thể giá bán cao nhất là 6.900 đồng/kg, giá bán thấp nhất là 3.450 đồng/kg . Một nguyên nhân khác gây ra sự chênh lệch giá là một số nông hộ có khả năng tài chính thấp nên thƣờng có nhu cầu bán lúa sớm để trang trải chi phí phân bón và thuốc trừ sâu đã mua chịu trong vụ sản xuất và chi phí thu hoạch. Một số nông hộ không có kho để dự trữ lúa nên vào mùa thu hoạch cung về lúa tăng cao nên thƣờng xuyên bị thƣơng lái ép giá đã làm cho giá bán thực tế thấp hơn nhiều so với giá lúa trên thị trƣờng (Phạm Lê Thông, 2010).

4.2.2.3 Doanh thu từ hoạt động trồng lúa

Doanh thu từ hoạt động trồng lúa đƣợc hiểu là kết quả của hai yếu tố sản lƣợng nhân với đơn giá của một kilôgam lúa. Hai yếu tố này tác động cùng chiều với thu nhập. Nếu một trong hai yếu tố này giảm đi thì doanh thu cũng giảm xuống. Tình trạng thƣờng thấy của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung cũng nhƣ ngành trồng lúa nói riêng đó là hiện tƣợng đƣợc mùa nhƣng rớt giá khiến cho nông dân vui không trọn vẹn.

Vụ Đông Xuân 2013 do thời tiết tƣơng đối thuận lợi nên năng suất trung bình cao (737 kg/công) và giá lúa trung bình 5.026 đồng/kg nên nông dân cũng có doanh thu khá cao khoảng 3,7 triệu đồng/công. Trong khi đó, doanh thu trung bình vụ Hè Thu chỉ 3,1 triệu đồng/công. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn giữa vụ Đông Xuân và Hè Thu là do chênh lệch về năng suất. Giá lúa đầu ra vụ Đông Xuân cũng cao hơn một ít với giá trong các vụ khác.

Bảng 4.8: Năng suất, giá bán và doanh thu trồng lúa trung bình trên công đất trồng lúa của nông hộ

50

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế huyện Châu Thành, 2013

4.2.2.4 Thu nhập của hoạt động trồng lúa của các nông hộ ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

Thu nhập đƣợc hiểu là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí (không tính công lao động nhà). Trong nông nghiệp thu nhập đƣợc hiểu là phần tài sản mà nông dân nhận đƣợc sau khi đầu tƣ các yếu tố đầu vào và sinh lời . Từ những dữ liệu về chi phí và doanh thu ta phân tích khả năng sinh lợi của hoạt động trồng lúa thông qua việc phân tích các chỉ số sau:

Bảng 4.9: Thu nhập và các chỉ tiêu tài chính của hoạt động sản xuất lúa của các nông hộ và so sánh nghiên cứu của Trần Tấn Vƣơng (2012) trên cùng địa

bàn

Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị Nghiên cứu trƣớc

ĐX HT

Ngày công LĐGĐ Ngày/công 2,64 2,62 1,68 Doanh thu Đồng/công 3.706.895 3.041.862 5.020.218 Tổng chi phí Đồng/công 2.022.400 2.107.549 3.834.980 Lợi nhuận Đồng/công 1.684.495 934.313 1.185.237 Lợi nhuận/tổng chi phí Lần 0,83 0,44 0,31 Lợi nhuận/doanh thu Lần 0,45 0,31 0,24 Thu nhập/ngày công LĐGĐ Đồng/ngày 638.066 356.608 705.498

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế huyện Châu Thành 2013

Qua bảng 4.9 cho thấy, thu nhập trung bình trong sản xuất lúa ở huyện Châu Thành trong vụ Đông Xuân đạt khá cao 1.684.495 đồng/công, thu nhập trung bình này cao hơn thu nhập trung bình vụ Đông Xuân 2012 ở huyện Châu

Khoản mục Đơn vị tính Đông Xuân Hè Thu Doanh thu Đồng/công 3.706.895 3.041.862

Năng suất Kg/công 737 636

51

Thành, tỉnh An Giang là 1.185.237 đồng/công (Trần Tấn Vƣơng, 2012) và thu nhập trung bình này thấp hơn thu nhập trung bình vụ Đông Xuân ở ĐBSCL là 1.991.960 đồng/công (Phạm Lê Thông, 2010). Trong khi đó thu nhập trung bình vụ Hè Thu chỉ có 934.313 đồng cao hơn so với thu nhập trung bình vụ Hè Thu ở ĐBSCL là 776.754 đồng/công (Phạm Lê Thông, 2010).

Chỉ tiêu lợi nhuận/ tổng chi phí

+ Lợi nhuận/tổng chi phí = 0,83 lần với vụ Đông Xuân có nghĩa là đầu tƣ 1000 đồng vào việc sản xuất thì lợi nhuận thu về 830 đồng. Và đầu tƣ 1000 đồng chi phí vào sản xuất vụ Hè Thu thì lợi nhuận thu về là 440 đồng. Chỉ số này ở cả 2 vụ cao hơn so với nghiên cứu của sản xuất vụ Đông Xuân 2012 ở Châu Thành, An Giang là 0,31 lần (Trần Tấn Vƣơng, 2012).

Chỉ tiêu lợi nhuận/ Doanh thu

+ Lợi nhuận/doanh thu = 0,45 lần và 0,31 lần đối với hai vụ Đông Xuân và Hè Thu cho thấy trong 1000 đồng doanh thu từ sản xuất lúa thì sẽ có mức lợi nhuận tƣơng ứng là 450 đồng và 310 đồng. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu sản xuất lúa vụ Đông Xuân ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang là 0,31 lần (Trần Tấn Vƣơng, 2012).

+ Thu nhập/ngày công LĐGĐ = 638.066. Ở vùng nghiên cứu nếu nông hộ bỏ ra 1 ngày công lao động ở vụ Đông Xuân thì sẽ thu về 638 ngàn đồng/ công. Đây là mức thu nhập khá cao đối với các hộ dân ở vùng quê. Mức thu nhập này thấp hơn so với nghiên cứu sản xuất lúa vụ Đông Xuân ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang là 705 nghìn đồng/ công (Trần Tấn Vƣơng, 2012). Và mức thu nhập vụ Đông Xuân cũng cao hơn rất nhiều so với vụ Hè Thu (356 ngàn đồng/ công). Bởi vì, nhƣ đã nói ở các phần trƣớc vụ Đông Xuân có các điều kiện thuận lợi làm cho chi phí canh tác thấp, nhƣng doanh thu lại cao. Tóm lại, với các mức chỉ tiêu cho thấy mức sinh lời của các nông hộ cao hơn so với năm trƣớc, nếu so với các nghành sản xuất khác thì chi phí đầu tƣ cho trồng lúa mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên trong thực tế, có một số hộ gia đình ít đất canh tác sẽ đi làm thuê cho những hộ có diện tích đất nhiều hơn và những thanh niên trẻ sẽ đi ra thành thị để làm thêm ( Phạm Lê Thông và cộng tác viên, 2010).

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)