Cách thức sản xuất lúa

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 44)

Ở các tỉnh ĐBSCL việc sản xuất lúa có nét tƣơng đồng với nhau giữa các địa phƣơng trong vùng. Theo nghiên cứu trƣớc đây, lƣợng giống lúa trung bình mà nông dân sử dụng khoảng từ 142-180kg/ha (Võ Thị Lang và cộng sự, 2008). Lƣợng sử dụng này đƣợc đánh giá là sạ dày vì theo khuyến cáo lƣợng giống cần thiết nên trong khoảng 70-120 kg/ha. Thói quen này là tập quán lâu đời khó có thể thay đổi (những ngƣời sản xuất lúa cho rằng sạ dầy để trong trƣờng hợp có cây lúa chết sẽ có cây để thay thế). Mặc dù chƣơng trình 3 giảm 3 tăng đƣợc phổ biến rộng rãi nhƣng vẫn chƣa thay đổi đƣợc tập quán lâu đời này. Sạ dày sẽ làm cho cây lúa trƣởng thành không đủ không gian để sinh trƣởng, cây lúa đƣợc trồng sát nhau sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh xuất hiện và phát tán nhanh.

Loại phân bón đƣợc sử dụng chủ yếu là phân vô cơ với thành phần N-P- K: nhƣ Urê, DAP, NPK 20-20-0, NPK 20-20-15, NPK 16-16-8, lân, kali, các loại phân bón qua lá. Các nghiên cứu trƣớc đây cũng cho thấy rất ít hộ sử dụng phân hữu cơ, chính điều này cùng với việc sản xuất liên tục đã góp phần làm tăng độ bạc màu của đất sản xuất. Lƣợng phân vô cơ mà nông dân sử dụng thƣờng cao hơn so với mức khuyến cáo của các nhà khoa học. Vì vậy làm cho hiệu quả sản xuất lúa bị giảm.

33

Các loại nông dƣợc khác nhƣ thuốc cỏ, thuốc sâu rầy, thuốc bệnh, …, cũng đƣợc đánh giá là sử dụng quá nhiều. Với cách thức sản xuất nhƣ vậy, góp phần đẩy giá thành sản xuất lúa lên cao, giảm lợi nhuận của việc sản xuất.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 44)