Đặc điểm chung của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 51)

Thông qua số liệu thu thập đƣợc, ta có cái nhìn tổng quan về tình hình chung của các nông hộ sản xuất lúa ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang đƣợc tập hợp trong bảng dƣới đây:

Bảng 4.2: Mô tả đặc điểm chung của nông hộ trồng lúa ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

Khoản mục Đơn vị tính Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất

Tuổi của chủ hộ Năm 49,38 74,00 26,00

Số nhân khẩu Ngƣời/hộ 5,32 8,00 3,00

Trình độ học vấn Số năm 6,15 12,00 1,00 Số năm kinh nghiệm Năm 22,92 40,00 10,00 Diện tích đất lúa 1000m2 18,00 90,00 2,00

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013

4.1.2.1 Nhân Khẩu

Lao động là một yếu tố quan trọng, đóng vai trò không thể thiếu trong mọi lĩnh vực hoạt động và sản xuất lúa, đặc biệt là sản xuất lúa nhỏ lẻ theo hộ gia đình nhƣ nƣớc ta. Qua bảng 4.2 cho thấy số nhân khẩu trong hộ gia đình khá cao. Số ngƣời trung bình trong mỗi hộ hơn 5 ngƣời. Với lƣợng lao động gia đình sẵn có chiếm ƣu thế- là nguồn nhân lực đáng kể có thể đáp ứng đủ nhu cầu về lao động phục vụ sản xuất lúa làm giảm chi phí thê mƣớn lao động. Cho nên sử dụng lao động một cách hợp lý sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí thuê mƣớn lao động góp phần tăng thêm thu nhập, tạo nên hiệu quả kinh tế trong

40

sản xuất lúa tạo nên sự khác biệt về hiệu quả kinh tế giữa các nông hộ. Tuy nhiên, thực tế vào những thời điểm thu hoạch luôn thƣờng xuyên tồn tại tình trạng thiếu lao động, nên hộ phải thuê mƣớn, do nhu cầu lao động rất cao vào thời điểm này. Do vậy, giá lao động thuê cũng tăng theo gây khó khăn cho việc thu hoạch và làm tăng chi phí sản xuất của nông hộ.

4.12.2 Trình độ học vấn của nông hộ

Sau khi điều tra nông hộ, ta thấy sự chêch lệch về trình độ học vấn giữa các nông hộ. Cụ thể đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây:

Bảng 4.3: Trình độ học vấn các nông hộ phân theo cấp học Cấp học Số quan sát Tỷ lệ (%) Không học 0 0,00 Cấp 1 30 50,00 Cấp 2 22 36,67 Cấp 3 8 13,33 Cao đẳng 0 0,00 Đại học 0 0,00 Tổng 60 100,00

Nguồn: số liệu điều tra thực tế nông hộ 2013

Trình độ học vấn cũng ảnh hƣởng đến khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào trong sản xuất của nông hộ. Nếu ngƣời nông dân có trình độ học vấn cao sẽ dễ dàng và nhanh chóng nắm bắt, áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật mới tốt hơn và ngƣợc lại, nông dân có trình độ học vấn thấp sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình học hỏi kỹ thuật mới từ các chuyên gia tập huấn kỹ thuật.

Nhìn vào bảng bảng số liệu 4.1 và 4.2, cho thấy trình độ học vấn của nông hộ vẫn còn thấp. Nông dân chủ yếu học tới cấp 1 và cấp 2, với số năm đi học trung bình là 6.15 năm. Điều này nói lên vấn đề khó khăn gặp phải trong việc triển khai và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất do trình độ học vấn của nông hộ còn hạn chế. Điều đó có thể làm cho hiệu quả sản xuất mang lại không cao.

4.1.2.3 Kinh nghiệm trồng lúa của nông dân

Kinh nghiệm là một yếu tố mang tính chất thời gian, kinh nghiệm trồng trọt của nông dân ở đây đƣợc xem nhƣ là số năm nông dân bắt đầu canh tác lúa cho đến nay. Nếu số năm trồng lúa của họ nhiều thì họ tích lũy đƣợc nhiều

41

kinh nghiệm trồng trọt hơn, góp phần đáng kể trong việc né tránh thiên tai, lũ lụt cũng nhƣ cách bón phân, phun xịt hay cách phòng trừ dịch bệnh hiệu quả hơn. Đa số nông hộ làm theo kinh nghiệm mà ông bà để lại. Tuy nhiên, ở đây cũng có một vấn đề cần quan tâm là đối với những nông hộ có thời gian tham gia sản xuất ngắn, chƣa có kinh nghiệm nhƣng có thể có tính cấp tiến nên có nhiều phƣơng hƣớng mới trong sản xuất, dễ dàng tích cực tham gia tập huấn, cũng nhƣ tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nông dân có kinh nghiệm càng lâu năm thì càng thuận lợi trong việc sản xuất lúa, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất và giúp cho việc sử dụng đất có hiệu quả hơn, nhƣng họ cũng khá bảo thủ nên việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với họ là tƣơng đối khó, hay chủ quan, ít chịu học hỏi và tập huấn kỹ thuật. Nên đây vẫn còn là một vấn đề hạn chế rất lớn làm giảm hiệu quả trong sản xuất. Theo số liệu điều tra, hộ có kinh nghiệm trung bình khoảng gần 23 năm. Với số năm kinh nghiệm cao nhƣ vậy cũng ít nhiều giúp đáp ứng nhu cầu sản xuất.

4.1.2.4 Tham gia tập huấn

Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp là điều cần thiết đối với các hộ nông dân. Đặc biệt là việc áp dụng khoa học vào việc sản xuất lúa cần phải đƣợc chú trọng hơn. Tuy nhiên, việc áp dụng ra sao và áp dụng nhƣ thế nào thì các hộ nông dân cần phải đƣợc đào tạo, tập huấn.

Tập huấn là sự hƣớng dẫn về kỹ thuật trồng lúa của các cán bộ kỹ thuật cho nông dân.Theo số liệu điều tra nông hộ thì có đến hơn một nữa số nông hộ trồng lúa chƣa đƣợc tập huấn kỹ thuật %. Những nội dung tập huấn chủ yếu là: IPM, kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm. Ngoài ra nông hộ còn tham gia các lớp nhƣ: kỹ thuật trồng lúa, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy tắc “4 đúng”.

Bảng 4.4: Tỷ lệ tham gia tập huấn của nông hộ

Khoản mục Số quan sát Tỷ trọng (%) Tham gia tập huấn 20 33,33 Không tham gia tập

huấn

40 66,67

Tổng 60 100%

Nguồn: Điều tra thực tế nông hộ, 2013

Số ngƣời đƣợc tập huấn chƣa cao, chiếm chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn là 33,33. Theo khảo sát, số lần đƣợc tập huấn rất ít trung bình 2 lần trong 1 vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

42

và ngƣời nông dân thƣờng học hỏi kỹ thuật trồng lúa qua các chƣơng trình khuyến nông và dựa vào kinh nghiệm bản thân hoặc học hỏi kinh nghiệm từ những ngƣời đi trƣớc chứ ít hộ nào áp dụng những gì đã đƣợc huấn. Bên cạnh đó do kinh phí còn hạn chế, cũng nhƣ sự phân công không rõ ràng nên công tác hƣớng dẫn, tuyên truyền cho nông dân còn nhiều điều bất cập nhƣ không phổ biến rộng rãi, không đồng đều.

4.1.2.5 Diện tích đất trồng lúa

Trong tổng diện tích đất mà ngƣời dân sở hữu thì ngoài phần diện tích thổ cƣ để ở thì nông hộ còn các hình thức sử dụng đất khác nhau nhƣ: trồng lúa, trồng vƣờn, trồng hoa màu, nuôi cá. Tuy nhiên phần diện tích này phân chia không đồng đều.

Trung bình thì một nông dân có đƣợc 18 công (1000m2) đất trồng lúa. Diện tích canh tác nhỏ gây rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất tập trung, tốn nhiều chi phí cũng nhƣ khâu tiêu thụ sản phẩm sau khi thu hoạch vì diện tích quá ít nên tổng sản lƣợng không nhiều vì thế chỉ có thể bán cho thƣơng lái đến mua trực tiếp, họ không đủ số lƣợng để có thể ký hợp đồng với các doanh nghiệp Nhà nƣớc mua lúa gạo xuất khẩu. Những hộ có diện tích nhỏ canh tác lúa để tiêu dùng tại gia đình, thu nhập của các nông hộ này chủ yếu từ làm thuê hoặc các ngành nghề khác. Thông thƣờng thì nông dân nào có diện tích đất canh tác lớn thì hiệu quả kinh tế sẽ cao vì tiết kiệm đƣợc chi phí qua các khâu.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 51)