a. Hội đồng quản trị (HĐQT)
-Quản lý hoạt động của công ty theo điều 26 – Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần.
-Quyết định chiến lƣợc phát triển của công ty.
-Quyết định cơ cấu tổ chức, nhân sự, quy chế quản lý nội bộ công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
b. Ban kiểm soát
Bao gồm ba thành viên đƣợc Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm với nhiệm kỳ năm năm; BKS có nhiệm vụ tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của HĐQT, hoạt động điều hành của TGĐ và các báo cáo tài chính. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và TGĐ
c. Chủ tịch hội đồng quản trị
-Phụ trách chung, có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của HĐQT đã đƣợc quy định theo điều lệ.
-Định hƣớng và chỉ đạo: chiến lƣợc phát triển, công tác tổ chức Cán Bộ, công tác tài chính LĐTL, chia cổ tức cho cổ đông… của công ty bằng cách thông qua HĐQT của Đại hội đồng cổ đông.
d. Tổng giám đốc
-Tổ chức thực hiện các phƣớng án sản xuất kinh doanh đã đƣợc HĐQT và Đại hội đồng cổ đông phê duyệt.
-Tổ chức và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.
-Quyết định tổ chức nhân sự: tuyển dụng, đề bạt, khen thƣởng, kỷ luật, cho thôi việc… theo đề xuất của các phòng ban chức năng theo pháp luật quy định.
e. Phó tổng giám đốc kinh doanh
-Thực hiện việc mà giám đốc ủy quyền trong công tác kinh doanh, thay mặt giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh trong công ty, chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc và pháp luật về việc điều hành công việc của mình. Giúp việc cho giám đốc trong công tác kinh doanh tham mƣu và đề xuất cho giám đốc các phƣơng án phát triển công ty, các phƣơng án xử lý và khắc phục các rủi ro. -Có quyền ký hợp đồng mua bán, hóa đơn bán hàng, quyết định về hoạt động kinh doanh của công ty trong phạm vi đƣợc ủy quyền, ký duyệt nhập kho và cấp phát nguyên vật liệu cho các bộ phận sản xuất theo kế hoạch đã phê duyệt, ký duyệt nhập kho sản phẩm, đại diện lãnh đạo chịu trách nhiệm về việc xây dựng hệ thống quản lý phân phối và lƣu thông hàng hóa trong thị trƣờng nội địa và xuất khẩu của công ty, phê duyệt các văn bản có liên quan đến những vấn đề trong hệ thống quản lý kinh doanh.
f. Phó tổng giám đốc KTCĐ
-Phân công các nhân viên của phòng kỹ thuật nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, lập kế hoạch sửa chữa lớn, lập dự toán, quản lý các công tác sửa chữa lớn, lập kế hoạch bảo trì thiết bị hàng năm, lập kế hoạch kiểm định và hiệu chỉnh dụng cụ đo hàng năm, kiểm soát thực hiện kiểm định và hiệu chỉnh dụng cụ đo. Theo dõi và quyết toán nhiên liệu, quản lý hoạt
động của đội cơ điện thực hiện tốt kế hoạch bảo trì và sửa chữa thiết bị, kế hoạch kiểm định, hiệu chỉnh dụng cụ đo. Quản lý hoạt động của đội vận tải, lập quy trình vận hành thiết bị và kết hợp với các bộ phận có liên quan, đào tạo và huấn luyện quy trình vận hành thiết bị cho công nhân. Lập định mức kinh tế kỹ thuật về nhiên liệu, năng lƣợng, vật tƣ sửa chữa cho các phân xƣởng, và phƣơng tiện vận chuyển, quyết toán với phòng kinh doanh về nhiên liệu, năng lƣợng, vật tƣ sửa chữa theo định mức. Lập kế hoạch bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy. Lập phƣơng án cải thiện vệ sinh môi trƣờng, lập kế hoạch xây dựng cơ bản, là thành viên hội đồng khoa học kỹ thuật và phát triển sản phẩm mới của công ty. Kiểm soát hồ sơ tài liệu ISO của phòng kỹ thuật.
-Đề nghị với lãnh đạo công ty bố trí nhân lực cho chuyên ngành phù hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ của phòng. Cho dừng sản xuất khi thấy tình hình máy móc không đảm bảo an toàn.
g. Khối kinh doanh
Bao gồm phòng kế hoạch, phòng thị trƣờng và cung ứng, phòng xuất nhập khẩu, phòng tiếp thị bột giặt và hóa chất, theo quyết định chức năng nhiệm vụ Công ty ban hành 02/11/2007.
-Tham mƣu cho Tổng giám đốc trong hoạch định chiến lƣợc phát triển của Công ty.
-Lập kế hoạch SXKD trong từng giai đoạn cụ thể (tháng, năm).
h. Khối Công Nghệ - khu Chế Suất
-Thiết lập quy trình quy phạm cho các công nghệ sản xuất sản phẩm và kiểm tra thực hiện. Xây dựng các tiêu chuẩn về nguyên liệu, bao bì, sản phẩm và hƣớng dẫn các phƣơng pháp kiểm tra thực hiện, lập biên bản những sản phẩm sản xuất hoặc nguyên liệu nhập không đạt chất lƣợng. Xây dựng và quản lý định mức kinh tế kỹ thuật về nguyên vật liệu cho các sản phẩm và kiểm soát việc thực hiện các đơn phối liệu đƣợc ban hành. Tham gia huấn luyện, đào tạo công nhân viên theo các chƣơng trình đào tạo của công ty. Thực hiện và lƣu trữ các hồ sơ chất lƣợng sản phẩm và các hồ sơ về các phƣơng tiện đo lƣờng, phối hợp với các bộ phận nghiên cứu để hoàn thiện các sản phẩm hiện có và phát hiện các sản phẩm mới theo định hƣớng phát triển của công ty nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng, là thành viên của hội đồng khoa học kỹ thuật và phát triển sản phẩm mới của Công ty. Kiểm soát hồ sơ tài liệu ISO của phòng CN-KCS. Lập kế hoạch khoa học công nghệ và quản lý thực hiện. Lập kế hoạch kiểm định và hiệu chỉnh cân bằng hàng năm.
-Chỉ đạo, điều động cán bộ, công nhân viên phòng CN-KCS thực hiện tốt các nhiệm vụ của phòng. Có quyền kiến nghị với giám đốc không nhận các nguyên liệu không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật để phục vụ cho sản xuất.
i. Khối Nghiệp vụ tổng hợp
-Tham mƣu cho giám đốc các lĩnh vực thuộc phòng kế toán tài chính, phòng tổ chức hành chính, đội bảo vệ, chỉ đạo phòng kế toán tài chính, tổ chức hành chánh thực hiện các nhiệm vụ của giám đốc giao. Cân đối, thực hiện các khoản chi trả cho khách hàng, tham mƣu cho giám đốc trong lĩnh vực tài chính.
-Quản lý và phụ trách điều hành phòng kế toán tài chính. Có quyền kiến nghị với giám đốc về mặt nghiệp vụ nhân sự của toàn khối nghiệp vụ tổng hợp.
j. Phân xưởng phân bón
-Tổ chức thực hiện sản xuất theo kế hoạch công ty giao, phải đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong phân xƣởng. Tổ chức nhân sự, đào tạo kiềm cặp tay nghề, bố trí lao động phù hợp với từng công đoạn sản xuất. Tổ chức sản xuất ở phân xƣởng theo tiêu chuẩn ISO 9001:9002. Kiểm soát hồ sơ tài liệu ISO của xƣởng phân bón.
-Điều hành toàn bộ mọi hoạt động sản xuất trong phạm vi phân xƣởng đƣợc giám đốc công ty giao. Để nghị với công ty khen thƣởng hoặc kỷ luật công nhân viên phân xƣởng khi thực hiện nhiệm vụ.
k. Phân xưởng hóa chất
-Tổ chức thực hiện sản xuất theo kế hoạch công ty giao, phải đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong phân xƣởng. Tổ chức nhân sự, đào tạo kiềm cặp tay nghề, bố trí lao động phù hợp với từng công đoạn sản xuất. Tổ chức sản xuất ở phân xƣởng theo tiêu chuẩn ISO 9001:9002.
-Điều hành toàn bộ mọi hoạt động sản xuất trong phạm vi phân xƣởng đƣợc giám đốc công ty giao. Để nghị với công ty khen thƣởng hoặc kỷ luật công nhân viên phân xƣởng khi thực hiện nhiệm vụ.
l. Giám đốc chi nhánh
-Tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh theo kế hoạch và nhiệm vụ đƣợc công ty giao. Phải báo cáo cho giám đốc và các phòng ban tại công ty về các mặt hoạt động của chi nhánh hàng tháng, quý, năm. Chấp hành các chỉ thị chính sách của địa phƣơng sở tại. Chấp hành nghiêm ngặt về kỹ thuật khoan bắn mìn. Tổ chức công tác an toàn lao động phòng cháy nổ và bảo hộ lao động cho công nhân tại chi nhánh.
-Điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo chức năng nhiệm vụ đƣợc giám đốc công ty giao.