Giọng trăng trối

Một phần của tài liệu Cái tôi tác giả trong nhật ký Đặng Thùy Trâm và mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc (Trang 86)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Giọng trăng trối

Bên cạnh những triết lý, những tình cảm mà Thạc và Thùy gửi gắm trong hai cuốn nhật ký, ta còn thấy thấp thoáng trong những trang nhật ký của hai ngƣời lính, hai chiến sỹ là giọng trăng trối. Đây cũng là một giọng điệu có sức hấp dẫn và tạo nên nét riêng biệt của thể loại nhật ký.

Đối mặt vói những thách thức, những cam go quyết liệt con ngƣời ta rất dễ dao động, thậm chí nản lòng suy nghĩ về sự sống còn, đƣợc mất sau chiến

82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tranh. Khi gác lại tất cả những ƣớc mơ, sự nghiệp và tƣơng lai sáng lạn phía trƣớc, những chàng trai cô gái phơi phới tuổi xuân chƣa thể hình dung đƣợc sự khắc nghiệt của chiến tranh, hằng ngày, hàng giờ phải đối diện với hi sinh mất mát, phải từng ngày từng giớ chứng kiến cái chết của đồng đội, thậm chí bản thân mình cũng nhiều lần đối diện với cái chết. Chính vì vậy mà ở giữa chiến trƣờng những ngƣời lính ghi nhật ký thì trong những trang nhật ký của họ thƣờng có giọng điệu trăng trối, nó là một đặc điểm của thể loại nhật ký chiến tranh. Giọng điệu này chỉ có thể tìm thấy khi tác giả đối mặt với cái chết, khi mà sự ra đi của họ không hẹn ngày trở về.

Trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Thùy đã từng viết: “Chị gửi ba lô cho em, trong đó có cuốn sổ... muốn nói tiếp rằng nếu chị không về nữa thì em giữ cuốn sổ đó và sau này gửi về cho gia đình”, hay những dòng tâm tƣ chị viết với gia đình: “Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc. Dĩ nhiên con cũng cay đắng vì không đƣợc sống tiếp cuộc sống hòa bình, hạnh phúc mà mọi ngƣời trong đó có con đã đổ xƣơng máu để giành lại. Nhƣng có gì đâu, hàng triệu ngƣời nhƣ con đã ngã xuống mà chƣa hề đƣợc hƣởng trọn lấy một ngày hạnh phúc. Cho nên có ân hận gì đâu”[45, tr. 157]. Trong cuộc chiến đấu sống còn đó thì không ai có thể biết trƣớc đƣợc số phận mình sẽ ra sao, liệu rằng sau cuộc chiến ai còn, ai mất. Có thể tối vẫn nằm chung giƣờng để trò chuyện cùng nhau nhƣng sáng ra đã hi sinh là điều xảy ra thƣờng xuyên trong chiến tranh.

Nguyễn Văn Thạc cũng từng nhắn ngƣời ở lại: “Ừ! Nếu nhƣ tôi không trở lại, ai sẽ thay tôi viết tiếp dòng này? Tôi chỉ ao ƣớc rằng ngày mai, những trang giấy còn lại đằng sau sẽ toàn những dòng vui vẻ và đông đúc. Đừng để trống trải và bí ẩn nhƣ những trang giấy này”[41, tr. 157]. Tất cả những ngƣời lính dƣờng nhƣ tiên đoán đƣợc cái chết sẽ đến với mình mà không hề hẹn trƣớc, vì thế họ sợ mình không có cơ hội để kịp trao lời yêu thƣơng đến gia đình, bạn bè, ngƣời thân... Nhật ký lúc này đóng vai trò nhƣ một bức thông điệp, đảm nhiệm trọng trách lƣu giữ những tình cảm, suy nghĩ và lời nhắn gửi

83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của họ đến gia đình, ngƣời thân. Khi nghĩ về Nhƣ Anh Thạc đã từng tâm sự: “Ngƣời con trai ấy đi chiến trƣờng và rất dễ chẳng bao giờ quay trở lại – Sao Nhƣ Anh dám chờ?”[41, tr. 238]. Lời dặn dò trăng trối có thể đƣợc thể hiện, đƣợc viết ra trực tiếp, song cũng có thể ẩn chứa trong từng trang viết nhƣ một kiểu hành văn, hơi văn tạo nên từ những ám ảnh và dự cảm về sự hi sinh đang đến với chính mình.

Những lời nhắn nhủ của thế hệ đi trƣớc giúp chúng ta có thể hiểu thêm về trang sử hào hùng của dân tộc. Tự hào thay lớp ngƣời đi trƣớc, nền hòa bình hôm nay đƣợc đánh đổi bằng máu xƣơng của họ. Vì thế chúng ta có thể tự hào về những con ngƣời nhỏ bé, kiên cƣờng, bất khuất dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng sáng ngời phẩm chất cách mạng.

Tiểu kết: Trong chƣơng 3 chúng tôi đề cập giá trị nghệ thuật của hai cuốn nhật ký. Nó đƣợc thể hiện ở nhân vật và giọng điệu. Viết trong chiến tranh, hai cuốn nhật ký đã khắc họa đƣợc hình tƣợng ngƣời lính trong chiến tranh với những đặc điểm nổi bật. Ở Nhật ký Đặng Thùy Trâm ta bắt gặp một nữ trí thức tiêu biểu trong suy tƣ và hành động, đó là đại diện cho những nữ trí thức thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ác liệt. Ở Mãi mãi tuổi hai mƣơi ta lại

thấy thấp thoáng đằng sau những con chữ là một chàng thanh niên có ƣớc mơ, lý tƣởng và có hoài bão văn chƣơng. Những nhân vật ấy thể hiện cái tôi cá nhân của mình ở giọng điệu riêng đó là giọng triết lý, giọng trữ tình, giọng thức tỉnh, giọng thƣơng cảm, giọng trăng trối. Tất cả những điều này làm nên nét khu biệt của thể loại nhật ký chiến tranh với những thể loại khác.

84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

1.Chúng ta nhìn lại quá khứ để hƣớng tới tƣơng lai, để rút ra bài học hữu ích cho hôm nay và mai sau. Thời nào cũng vậy, con ngƣời đều cần có ƣớc mơ, hoài bão, lý tƣởng để định hƣớng và thắp lên ngọn lửa bên trong thôi thúc hành động. Nếu không có hƣớng đích đúng đắn, ngƣời ta có thể sa vào con đƣờng lầm lạc. Và ở đâu cũng vậy, con ngƣời cũng cần có tình yêu thƣơng. Tình yêu thƣơng giữa con ngƣời với con ngƣời là những giá trị vĩnh hằng. Hai cuốn nhật ký là những cuốn sách đã mang đến cho bạn đọc những giá trị nhƣ vậy. Sự chân thực của cuốn nhật ký, nhân cách sáng ngời của Đặng Thuỳ Trâm, của Nguyễn Văn Thạc, chất lý tƣởng, tình ngƣời và ngọn lửa nhiệt tình sống không bao giờ tắt toả ra từ những trang nhật ký đã có sức cuốn hút và lan truyền kỳ diệu đối với những thế hệ bạn đọc hôm nay, và sẽ còn làm xúc động và thắp lên ngọn lửa trong trái tim của những thế hệ bạn đọc mai sau, là bạn đồng hành của họ trên con đƣờng đi tới chân lý, cái thiện và cái đẹp, giúp cho họ hành động đúng vì đất nƣớc mình và đồng loại. Nhà phê bình văn học Vƣơng Trí Nhàn đã nói rằng: “Trong sự muôn màu muôn vẻ của thực tại con ngƣời vẫn là mẫu số chung làm nên những giá trị vĩnh cửu”. Và sau khi đọc, suy ngẫm về hai cuốn nhật ký của Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thùy Trâm thiết nghĩ hai tác giả, hai nhân cách cao đẹp xứng đáng là những ngƣời, những thế hệ tạo nên những giá trị vĩnh cửu. Chƣa thể khám phá hết những giá trị vĩnh cửu ấy nhƣng trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi đƣa ra một vài kết luận về đặc điểm cái tôi tác giả đó là: Cái nhìn yêu đời, lạc quan; niềm khao khát lý tƣởng, ƣớc mơ thực hiện lý tƣởng và sự suy tƣ về đất nƣớc và con ngƣời; những suy tƣ trăn trở đời thƣờng.

2.Chúng tôi cũng đi đến một số nhận xét về ý nghĩa, vai trò của cái tôi tác giả trong Nhật ký Đặng Thùy Trâmvà Mãi mãi tuổi hai mƣơicủa Nguyễn

85

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ nhất, cái tôi tác giả ấy đã mang đến cho ngƣời đọc thêm một cái nhìn nữa về cuộc sống của những nam thanh nữ tú sẵn sàng cống hiến và hi sinh cho Tổ quốc, về đời sống tâm hồn phong phú, thanh cao của một thế hệ lên đƣờng. Đáp lại lời kêu gọi của non sông đất nƣớc, những chàng trai, cô gái tạm từ bỏ những ƣớc mơ của mình để lên đƣờng bảo vệ Tổ quốc. Hạnh phúc cá nhân chỉ thực sự có ý nghĩa khi hòa chung với niềm vui đất nƣớc. Vì lẽ đó mà họ luôn sẵn sàng đối mặt với những thách thức đang chờ đón họ phía trƣớc. Họ ra đi với lý tƣởng, hoài bão của một thế hệ dám xả thân cho sự nghiệp chung của dân tộc. Họ lạc quan tin tƣởng vào một ngày mai không còn khói lửa chiến tranh. Trong hoàn cảnh khốc liệt của cuộc chiến đấu họ vẫn có những phút giây lãng mạn trữ tình. Từ bom đạn chiến tranh, nơi mà ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết luôn hiện diện, họ đau đớn khi phải chứng kiến cái chết của đồng đội, và họ cũng cảm nhận đƣợc cái chết có thể đến với mình bất cứ lúc nào. Hai cuốn nhật ký viết thật chân thực, không hề che giấu nhƣng cũng không hề tô hồng mà hình tƣợng hiện lên vẫn rất đẹp, đó là thế hệ ƣu tú nhất mang tinh thần lạc quan, tƣơi trẻ, không khiếp nhƣợc trƣớc kẻ thù. Nét đẹp tinh thần của những con ngƣời trong hai quyển nhật ký này đã góp một phần nào vào việc bồi đắp nhận thức về lòng yêu nƣớc, yêu cuộc sống của những ngƣời trẻ, nhất là trong giai đoạn đất nƣớc đang đứng trƣớc những thử thách rất khó khăn. Thứ hai, cái tôi tác giả trong hai tác phẩm này đã góp thêm một hình tƣợng đẹp làm phong phú thêm cho thế giới nghệ thuật của văn học Việt Nam. Hai cuốn nhật ký đã khắc họa đƣợc hai hình tƣợng nhân vật tiêu biểu cho những ngƣời lính trong chiến tranh. Hơn thế, hai nhân vật trong hai cuốn nhật ký hiện lên chân thật giúp cho chúng ta hình dung đƣợc những nam thanh nữ tú tiêu biểu của thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh trong cuộc chiến đấu trƣờng kỳ của dân tộc. Đồng thời góp phần làm phong phú cho hệ thống nhân vật ngƣời lính trong chiến tranh của văn học chiến tranh Việt Nam.

86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3. Biểu hiện của cái tôi tác giả đó là hình tƣợng một nữ trí thức tiêu biểu và một thanh niên khao khát lý tƣởng, có hoài bão văn chƣơng qua một hệ thống đa dạng các giọng điệu. Với giọng điệu trữ tình, triết lý, có khi là thƣơng cảm, thức tỉnh, trăng trối, hai tác giả đã tạo nên đƣợc những giọng điệu rất riêng mà chỉ có nhật ký mới có đƣợc. Chính những điều này tạo nên sức hút vô cùng hấp dẫn mang lại sức sống mãnh liệt, sự tồn tại của những cuốn nhật ký có “số phận kỳ lạ” trƣờng tồn cùng thời gian, vƣợt qua mọi rào cản của ngôn ngữ, của không gian địa lý, của phạm vi quốc gia để đến với bạn đọc.

87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội.

2. Đỗ Văn Ảnh, “Đọc nhật ký chiến tranh để lấy tinh thần cho một cuộc chiến mới”, Website Báo điện tử vietnamnet, ngày 9/9/2005, URL:

http://vietnamnet.vn/bandocviet/2005/09/487557/.

3. Anne Frank (2007) Nhật ký (Đặng Kim Trâm dịch), Nxb Hội nhà văn,

Hà Nội.

4. Đức Dũng (2003), Ký văn học và ký báo chí, Nxb Văn hóa thông tin,

Hà Nội.

5. Hà Minh Đức (1980), Ký viết về chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ

nghĩa xã hội, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

6. Lê Thành Giai(2007), Đặng Thùy Trâm và chiến trƣờng Đức Phổ, Nxb

Văn học, Hà Nội.

7. Lƣu Hà, “Sức hút từ hai cuốn nhật ký chiến tranh”, Báo điện tử việt báo, URL: http://vietbao.vn/Văn-hoa/ Suc-hut-tu-hai-cuon-nhat-ky-thoi- chien/10927572/181/.

8. Lê Bá Hán(chủ biên, 1999)Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

9. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá(đồng chủ biên, 2004) Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới.

10. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Hòa, “Qua Mãi mãi tuổi hai mƣơi và Nhật ký Đặng Thùy Trâm, nghĩ về văn hóa đọc”, Báo Thể thao văn hóa 7/9/2005

12. Lê Thị Bích Hồng(2005), “Suy nghĩ từ hai cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm – Nguyễn Văn Thạc”, Tƣ tƣởng văn hóa(số 9), tr38-40.

88

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

13. Đặng Vƣơng Hƣng (sƣu tầm và giới thiệu, 2005) Những lá thƣ thời chiến Việt Nam, Tập 1, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

14. Đặng Vƣơng Hƣng (sƣu tầm và giới thiệu, 2005) Những lá thƣ thời chiến Việt Nam, Tập 2, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

15. M.B. Khrapchenko,(1984), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát

triển văn học, Nxb Tác phẩm mới (Hội nhà văn Việt Nam), Hà Nội.

16. Hoàng Thƣợng Lân (2005), Tài hoa ra trận(Đặng Vƣơng Hƣng sƣu tầm và giới thiệu), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

17. Tôn Phƣơng Lan, “Nguồn tƣ liệu đáng quý qua nhật ký chiến tranh”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (số 11), Tháng 8/2008.

18. Phong Lê(2010), “Sống mãi những trang nhật ký sau khoảng lặng 30 năm”; sách Cảm thức tân xuân, Nxb Hà Nội.

19. Phạm Việt Long(2003), B trọc, Nxb Văn học, Hà Nội.

20. IU. M. Lotman (2007), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Trần Ngọc Vƣơng, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 21. Phƣơng Lựu (chủ biên 2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 22. Phƣơng Lựu, Nguyễn Nghĩa Trọng, Lê Khắc Hòa, Lê Lƣu Oanh (2011),

Lý luận văn học, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

23. Võ Minh(2008), Có một thời nhƣ thế(Hồi ký), Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

24. Nhiều tác giả(2006), Cuối trời mây trắng bay(nhật ký), Nxb Công an

nhân dân, Hà Nội.

25. Nhiều tác giả(1973), Làng ven, Nxb Văn nghệ giải phóng, Hà Nội. 26. Nhiều tác giả, 7 ngày và 35 năm (2005), Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 27. Nhiều tác giả, 35 năm và 7 ngày (2005), Nxb Kim Đồng, Hà Nội.

28. Nguyễn Thị Việt Nga, “Dấu ấn chiến tranh qua nhật ký chiến trƣờng của Dƣơng Thị Xuân Quý”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (số 687), tháng

89

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

29. Nguyên Ngọc, Ngọn lửa Thùy Trâm, Báo Tuổi trẻ, 26/7/2005

30. Nguyên Ngọc, Những rung chuyển từ cách sống Thùy Trâm, Báo Sài

gòn giải phóng, tháng 8/2005.

31. Phạm Xuân Nguyên, Trang sách cuộc đời, Báo Tuổi trẻ, 21/5/2005. 32. Trần Đình Sử (1998) Dẫn luận thi pháp học , Nxb Giáo dục, Hà Nội. 33. Trần Đình Sử (chủ biên, 2007), Lý luận văn học, tập 2: Tác phẩm và thể

loại văn học, Nxb Đại Học Sƣ phạm, Hà Nội.

34. Chu Cẩm Phong, Nhật ký Chu Cẩm Phong, Nxb Thanh Niên (2000) 35. Trần Quốc Phong (2006), Nhật ký chiến tranh, Nxb Quân đội nhân dân,

Hà nội.

36. GN. Pospelov(1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Nghĩa Trọng dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

37. Dƣơng Thị Xuân Quý, Dƣơng Thị Xuân Quý nhật ký tác phẩm, Nxb

Hội nhà văn, Hà Nội(2007).

38. Nguyễn Sinh – Vũ Kỳ Lân (1982), Ký sự miền đất lửa, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

39. Nguyễn Ngọc Tấn (2005), Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn(1953-1955), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

40. Trần Mộng Thành (2007), Nhật ký Trần Mộng Thành, Nxb chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

41. Nguyễn Văn Thạc, Mãi mãi tuổi hai mƣơi, Đặng Vƣơng Hƣng sƣu tầm Nxb Thanh niên, Hà Nội (2005).

42. Lê Minh Tiến, “Nghĩ về hiện tƣợng nhật ký chiến tranh”, Báo điện tử Việt báo, URL: http://vietbao.vn/xa-hoi/Nghi-ve-hien-tuong-Nhat-ky- chien-tranh/30079378/126/.

43. Trần Minh Tiến (2005), Trở về trong giấc mơ (Đặng Vƣơng Hƣng sƣu tầm và giớ thiệu), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

90

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

44. L.I. Timofêep (1962), Nguyên lý lý luận văn học tập 2 (Lê Đình Kỵ,Cao Xuân Hạo, Bùi Khánh Thế, Nguyễn Hải Hà, Minh Hải, Nhữ Thành dịch), Nxb Văn hóa, Hà Nội.

45. Đặng Thùy Trâm, Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Vƣơng Trí Nhàn biên

soạn(2005) Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

46. Bí mật cuộc đời ngƣời Mỹ làm “sống lại” Đặng Thùy Trâm (2005) Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Cái tôi tác giả trong nhật ký Đặng Thùy Trâm và mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)