Giọng triết lý

Một phần của tài liệu Cái tôi tác giả trong nhật ký Đặng Thùy Trâm và mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc (Trang 77)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Giọng triết lý

Dƣới nhiều góc độ khác nhau của đời sống xã hội – đời sống tinh thần, văn chƣơng bằng thế mạnh của mình đã khai thác, khám phá làm nổi bật tất cả những âm điệu, cung bậc của cảm xúc con ngƣời trong sự đa dạng muôn màu làm nên sự phong phú trong tâm hồn trƣớc hiện thực đời sống. Mỗi thể loại lại hấp dẫn riêng đối với độc giả. Đặc biệt hơn, thể loại nhật ký đã khẳng định vị trí trong lòng độc giả với những hấp dẫn riêng của nó về giọng điệu tâm tình,

73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tiếng nói bên trong, tiếng nói của tƣ tƣởng, tình cảm, sự bộc lộ chân thành và sâu lắng nhất cảm xúc suy nghĩ trong tâm hồn ngƣời viết. Nhật ký chính là lời tâm sự, bộc bạch của tác giả hay nhân vật những lúc muốn chiêm nghiệm lại những gì đã trải qua. Cho nên trong những cuốn nhật ký ta còn thấy có những triết lý cuộc sống đƣợc ghi lại nhằm thể hiện cái nhìn của tác giả với thế giới.

Trong Mãi mãi tuổi hai mƣơikhông ít lần Thạc có những suy nghĩ về

cuộc sống, anh mƣợn những câu nói nổi tiếng để tự răn mình: “Không gì làm con ngƣời ta tiến lên bằng sự đau khổ, không gì làm con ngƣời cứng rắn bằng nỗi buồn – mặc dù khi nỗi buồn đang xâm chiếm tâm hồn, có thể làm họ yếu lòng”[41, tr. 148]. Anh nhìn nhận cuộc đời đầy gian nan thử thách mỗi ngƣời luôn phải phấn đấu để vƣơn lên trong cuộc sống không đƣợc chùn bƣớc nản lòng trƣớc những khó khăn.Liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc quan niệm đã là thanh niên, là đảng viên thì phải biết sống cống hiến, có trách nhiệm với dân tộc, đất nƣớc. Anh đã viết: “Sao Paven có niềm khao khát trở về đội ngũ nhƣ thế. Cuộc sống dồn anh vào góc tƣờng và cánh tay thần chết đã lần đến cổ anh. Nhƣng anh vùng ra, vùng ra và trở về với ánh sáng mặt trời. Kiêu hãnh thay, ngƣời cộng sản Xô Viết ấy” [41, tr. 117]. Và anh rất tự hào về con đƣờng mình đã lựa chọn là “bộ đội Cụ Hồ”: “Mình đã yên tâm dần với cuộc đời cống hiến này. Có thể tự hào một chút chứ nhỉ. Song, vấn đề là phải tự nâng cao trình độ để cống hiến đƣợc nhiều và đẹp đẽ hơn” [41,tr. 102]. Đến ngày 24-1-1972, anh lại tiếp tục khẳng định: “...tuổi thanh niên là tuổi cống hiến. Thạc đừng vội nghĩ đến những đòi hỏi hƣởng thụ. Hãy cao hơn những tính toán cá nhân” [41,tr. 138].Theo anh, đã cống hiến thì không thể cống hiến nửa vời, cầm chừng, mà phải cống hiến triệt để, hết mình. Trong chiến đấu phải noi gƣơng các anh hùng, anh viết: “Tự dƣng, mỗi ngƣời lính đều nghĩ đến anh hùng Nguyễn Chơn. Ngƣời chiến sỹ cộng sản triệt để - Ngƣời sƣ trƣởng dũng mãnh của sƣ 304. Phải sống nhƣ thế và rèn luyện nhƣ thế” [41,tr. 121]. Trong viết văn, anh quan niệm: “Hãy táo bạo, mạnh dạn ghi chép và viết. Hãy cống hiến cho đời

74

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bằng dòng máu và dòng thơ…”[41,tr. 150], nhƣng “trƣớc hết hãy cầm súng, bằng cả hai tay. Rồi trong phút nghỉ ngơi hãy cầm bút và viết…”[41,tr. 149]. Để làm đƣợc điều này, bản thân anh quan niệm phải sống khỏe mạnh, dữ dội: “Sao bây giờ ghét thời sinh viên đến thế. Thõng thẹo và ọp ẹp. Phải sống khỏe mạnh, dữ dội trong lửa đạn”[41, tr. 47]. Sống phải hiên ngang, là chiến sỹ cộng sản không đƣợc lùi bƣớc trƣớc những khó khăn, gian khổ, phải vƣợt lên hoàn cảnh, vƣợt lên chính mình: “Không đƣợc lùi bƣớc, không đƣợc chậm lại, và phải đi đến cùng” [41, tr. 222], dù cho có “sống một ngày cũng phải sống cho đàng hoàng” [41, tr. 155].

Đọc nhật ký Mãi mãi tuổi hai mƣơi, nhiều trang chúng ta thấy liệt sỹ

Nguyễn Văn Thạc phân thân, đấu tranh giày vò với bản thân và nghiêm túc kiểm điểm chính mình mỗi khi trong đầu nảy ra những luồng suy nghĩ không tốt, vụn vặt, so bì hơn thua; bi lụy nhớ ngƣời yêu, hoặc không bằng lòng với chính mình vì chƣa viết đƣợc gì to tát, ý nghĩa để đóng góp cho văn học thời kỳ chống Mỹ. Nhƣng rồi mọi thứ rầu rĩ, bi quan làm tinh thần nhụt chí, chán nản ấy đều đƣợc anh giải quyết rất triệt để, bằng cách gác bỏ những suy nghĩ riêng tƣ, cá nhân, lấy cái chung làm đại cuộc: “Con ngƣời với đất nƣớc là một”. Trong dòng nhật ký ngày 7-1-1972, anh đã viết: “Cái đẹp đẽ của cuộc đời, cái tƣơi mới của cuộc đời nhất định không đến khi anh bo bo giữ gìn cái “tôi” của mình” [41, tr. 127]. Và 5 ngày sau đó(ngày 12-1-1972), anh lại nhắc câu nói của đồng chí Lê Duẩn để khuyên răn mình: “Thanh niên hãy lấy sự hy sinh phấn đấu cho cách mạng làm hạnh phúc cao cả nhất của đời mình, đừng để cho tình cảm cách mạng nguội lạnh vì những tính toán đƣợc mất cho cá nhân” [41, tr. 131]. Không những thế, anh còn lý giải: “Trong ngôn ngữ của ta bớt dần tiếng tôi, tiểu đội, trung đội; Ta muốn nói đến những Trung đoàn, những Sƣ đoàn gang thép… Dân tộc ta đã lớn lên” [41, tr. 128]. Trong bức thƣ gửi cho ngƣời bạn tên Phong, anh cũng nhấn mạnh: “Ở cái cành ổi đã nhẵn bóng vết tay mình, Phong với mình ao ƣớc đƣợc sống những giờ phút nhƣ thế. Giờ

75

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phút Phong bảo con ngƣời với đất nƣớc là một và ngƣời lính trở thành con ngƣời lý tƣởng của thời đại” [41, tr. 91].Do đó, liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc đã xác định rạch ròi trách nhiệm tham gia đi bộ đội chiến đấu của mình: “Không phải chỉ là trách nhiệm của cá nhân mình cho trọn vẹn, mà mình còn phải làm cả phần gia đình, phần ông bà, cha mẹ” [41, tr. 260]. Anh sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, sống xa ngƣời yêu: “Lại đi trên đƣờng Nguyễn Ái Quốc. Thú vị vô cùng, chỉ thiếu Nhƣ Anh. Nhƣng, không sao cả, “hạnh phúc bắt đầu từ chỗ biết xa nhau”[41, tr. 105]; chấp nhận gác lại chuyện học với bao ƣớc mơ, hoài bão tƣơi đẹp trong tƣơng lai để tham gia chiến đấu giải phóng đất nƣớc: “Thạc còn buồn không? Có buồn bã vì những năm tháng phải xa trƣờng đại học, vì không đƣợc ra nƣớc ngoài học tập – Vì các bạn Thạc, ngƣời đi đây, ngƣời đi đó, sống êm ả, sung túc với tập giáo trình. Ngày mai, các bạn về, các bạn có kiến thức, các bạn là kỹ sƣ, là các nhà bác học, còn Thạc, sẽ chỉ là một con ngƣời bình thƣờng nhất, nếu chiến tranh không cƣớp đi của Thạc một bàn chân, một bàn tay…” [41, tr. 262].Đứng trƣớc những giây phút xao lòng ấy, anh đã biết dẹp bỏ cái tôi bo bo, ích kỷ: “Cứ mỗi lần giở lý lịch – mình lại càng thêm khẳng định trách nhiệm nặng nề của mình hôm nay… Mình muốn mọi niềm vui, mọi nỗi lo lắng của mình đều là niềm vui và nỗi lo lắng của cả dân tộc, của thời đại mình đang sống” [41,tr. 260]. Và anh tự động viên mình: “Sau này, cố gắng học chứ biết làm sao – Các bạn cùng lứa tuổi mình đi bộ đội hết cả rồi – Ngƣời đi B, ngƣời đi C – và có ngƣời đã là liệt sỹ - Đất nƣớc, có bao giờ nhƣ lúc này, lúc mà mỗi gia đình là một gia đình quân nhân – Lúc mà mỗi thanh niên đã trở thành một chiến sỹ” [41, tr. 172].

Cô gái nhỏ nhắn Thùy Trâm cũng không ít lần ghi lên trang nhật ký của mình những dòng đầy tính chất triết lý giữa khói lửa, bom đạn.Chiến tranh không chỉ có khốc liệt, chết chóc, mà chiến tranh còn có những tấm gƣơng anh hùng, những mảnh đời nhỏ bé nhƣng bất khuất, kiên cƣờng, những tâm hồn vui tƣơi tràn ngập niềm yêu đời. Cùng với Mãi mãi tuổi hai mƣơi,

76

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã góp phần tái hiện lại cuộc sống đầy những

gian truân, vất vả nhƣng vô cùng anh hùng của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến cứu nƣớc. Bởi trong nhật ký, ta gặp hình ảnh một cô gái với tâm hồn trong sáng, tràn đầy nhiệt huyết, mà trên hết động từ chị chọn để sống là động từ “yêu thƣơng”.Con ngƣời ấy thật đáng trân trọng. Chúng ta là những con ngƣời của thế hệ mới, vậy mà có mấy ai xung phong lên miền núi dạy học, mấy ai xung phong vào vùng sâu, vùng xa khám chữa bệnh cho ngƣời dân nghèo miền núi…

Quên đi bom đạn ác liệt không ngừng đổ xuống, cô nữ bác sĩ vẫn yêu đời, lạc quan, vẫn ca những bài hát trữ tình, vẫn yêu thiên nhiên với một sự nhạy cảm của một tâm hồn tƣơi sáng. Chị nhận ra sự thay đổi của cảnh vật, coi cảnh vật nơi mình sinh sống nhƣ những ngƣời bạn thân thiết và gắn bó. Dƣới con mắt nghệ sĩ của Thùy Trâm, rừng chiều sau cơn mƣa đƣợc miêu tả thật sinh động: “Những lá cây xanh trƣớc ánh nắng, mỏng manh gầy nhƣ cô gái cấm cung”[45,tr. 93] . Sống trên mảnh đất Đức Phổ, ngày ngày phải chứng kiến cảnh đồng đội hi sinh, phải chứng kiến cảnh giặc đánh phá không chút nƣơng tay, chị thật xót xa, cay đắng. Trong niềm xót xa, cay đắng ấy, chị nhận ra rằng: “Kể làm sao cho hết những ngƣời anh hùng vô danh mà mảnh đất miền Nam đau thƣơng khói lửa này đã tạo nên họ”[45, tr. 65]. Ở chị, cũng nhƣ biết bao ngƣời chiến sĩ cộng sản khác, chị có tấm lòng căm thù giặc sâu sắc. Chị gọi chúng là: “những con quỷ khát máu”[45, tr. 76]. Có lẽ chúng ta không nên bàn nhiều đến khía cạnh này bởi đây là những nét chung của tất cả những ngƣời chiến sĩ đã từng cầm súng đánh giặc. Một cô gái với dáng ngƣời bé nhỏ, nhƣng đối lập lại là tinh thần, ý chí bất khuất, quyết tâm, là niềm tin mạnh mẽ vào chân lý của cuộc kháng chiến đối với ngƣời dân Việt Nam. Điều gì đã giúp chị có niềm tin vững vàng đến vậy? Ở mỗi phần của cuốn nhật ký, ngƣời đọc đều bắt gặp những câu tự an ủi mình, tự động viên mình hãy vững tin để chiến đấu. “Hãy giữ vững tinh thần đấu tranh, hãy tìm lấy niềm vui của kẻ chiến

77

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thắng, hãy tự tin ở mình. Mong Th. hãy giữ vững nghị lực để đấu tranh đến cùng vì sự nghiệp cách mạng”[45, tr. 55]. Con ngƣời Thùy Trâm, dù trong bóng tối chị vẫn tìm đƣợc ánh tàn lửa để tiến tới.Dù đứng trong mƣa bom, bão đạn, chị vẫn tìm đƣợc chỗ yên bình để đứng vững. Dù cho giông tố tƣởng nhƣ kéo dài vô tận, chị vẫn tin rằng một ngày nào đó, mặt trời sẽ chiếu sáng, đem ánh sáng của mình sƣởi ấm nhân gian. Thƣơng yêu mọi ngƣời, chị không thể nào yên lòng nhìn những những ngƣời thân yêu của mình ra đi dƣới tay quân thù. Hình ảnh của họ cứ in sâu trong tâm trí chị, nó biến thành lòng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Chứng kiến cái chết của đồng đội, không kể đâu cho hết sự đau xót, chị quyết tâm tự hứa với lòng mình phải trả thù cho đồng đội của mình, cho Thùy, Lệ, Hƣờng, Đƣờng, Thuận, Lý, Hùng, Dũng, anh Tâm…

Thùy Trâm không phải là một triết gia, mà từng câu chữ của chị lại mang ý nghĩa triết lý đến vậy “Phải kiên định, thiếu kiên định dù chỉ một phút cũng có thể gây cho mình những ân hận về bao hậu quả không sao lƣờng trƣớc đƣợc”[45, tr. 208]. Những câu chữ của chị thật sâu sắc biết bao. Ngôn từ mộc mạc, chân thành, dễ hiểu. Chữ không cao xa, mỹ lệ, vậy mà thật thấm thiết vào lòng ngƣời đến vậy: “Phải đấu tranh mà đấu tranh phải có lý cộng với kinh nghiệm sống. Cuộc đấu tranh ấy đâu phải giữa một cá nhân này với một nhóm ngƣời khác mà đó là cuộc đấu tranh giữa hai luồng tƣ tƣởng lạc hậu và tiến bộ”[45, tr53]. Với trái tim của một ngƣời cộng sản, chị đƣa ra lý lẽ của riêng mình: “Dĩ nhiên không có máu thì trái tim sẽ chết, nhƣng sẽ chết mà giữ mãi cái cao quý trái tim ngƣời cộng sản, một con ngƣời chân chính”[45, tr. 160]. Trái tim của Thùy và trái tim của những ngƣời cộng sản khao khát yêu thƣơng, đƣợc yêu thƣơng. Ta đã nhận thấy ở chị, một con ngƣời cho dù có phải chết để giữ lấy cái cao quý của ngƣời cộng sản, còn hơn là phải tiếp thu những thứ ngƣời cộng sản không nên có. Chị đã lấy những hình ảnh sinh động cụ thể để nói về kẻ thù: “Tại sao cũng là con ngƣời mà lại có những con ngƣời độc ác tàn tệ muốn lấy máu đồng bào để làm nƣớc tƣới cho gốc cây vàng của nó nhƣ

78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vậy?[45, tr. 241]. Trong Thùy còn luôn có một tình thƣơng đó là tình yêu thƣơng giữa con ngƣời với con ngƣời. Chị quan niệm: “Hãy sống với nhau bằng tình thƣơng chân thành đi kẻo rồi hối hận khi bạn mình đã chết rồi mới nghĩ rằng hồi còn sống mình đã không yêu thƣơng đùm bọc lẫn nhau”[45, tr. 48].

Một phần của tài liệu Cái tôi tác giả trong nhật ký Đặng Thùy Trâm và mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)