7. Cấu trúc của luận văn
3.2.4. Giọng trữ tình
Có lẽ chất văn trong hai tác giả đã làm nên giọng điệu trữ tình trong hai cuốn nhật ký.
Trong Mãi mãi tuổi hai mƣơi, ta thấy hầu nhƣ trang nào cũng có những từ ngữ yêu thƣơng đƣợc Thạc sử dụng. Bởi lẽ xuyên suốt cuốn nhật ký là tình yêu thƣơng anh dành cho đồng bào Tổ quốc, cho nên mọi cảnh vật trên đƣờng hành quân đều thu vào tầm mắt để anh cảm nhận cuộc sống đầy thi vị: “Đêm Hà Bắc thật thanh bình. Thèm quá nghe một tiếng thì thào của cánh gió trên đồi bạch đàn...”[45, tr. 31].
Đi bộ đội nhƣng Thạc vẫn không quên đem theo trong hành trang của mình là những tác phẩm văn học kinh điển. Với anh đó là một phần của cuộc sống, cho nên khi vào chiến trƣờng, chuẩn bị đối mặt với kẻ thù mà anh vẫn có những phút giây thanh thản nghĩ vềNgƣời thầy đầu tiên, Ruồi trâu, Thép đã tôi
thế đấy. Có lẽ tâm hồn tƣơi mát lãng mạn trữ tình đó của Thạc đã làm cho cuốn
nhật ký tuy viết dƣới mƣa bom bão đạn chiến tranh nhƣng ngƣời đọc vẫn tìm thấy những phút giây thƣ thái. Đặc biệt với tình yêu của ngƣời lính trong chiến tranh, Thạc đã đem đến cho ngƣời đọc những trang nhật ký nhẹ nhàng thấm đƣợm tình ngƣời.
Trong cuốn nhật ký rất nhiều lần Thạc đã dùng từ “nhớ”khi nhắc đến ngƣời yêu. Phải xa ngƣời bạn gái bé nhỏ, Thạc luôn giữ hình bóng ấy trong tim, đọc những trang anh nhớ về ngƣời yêu nhiều khi ta thấy nhƣ đang lạc vào những trang tiểu thuyết lãng mạn, đậm chất thơ: “Chao ôi, đấy chính là Nhƣ Anh, dòng chữ Nhƣ Anh sắp xếp và viết trên trang giấy thân yêu – Ta nhƣ thấy sông Lam, thấy mặt sóng nghiêng mênh mông, nƣớc trong văn vắt, có con đò
79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mộc mạc và cô gái thân yêu đang cất giọng hò... Bông hoa của lòng ơi, nở đi hoa... cho con thuyền sang sông chở khách - Ngƣời khách nào ngồi đợi trên bến của sông? Và tiếng sóng cứ mênh mông lạ” [41, Tr. 177]. Giọng văn mƣợt mà của chàng trai giải nhất văn toàn miền Bắc thấm vào từng câu chữ có sức hút rất lớn đối với bạn đọc.
Còn Thùy Trâm, một cô gái mỏng manh, dịu dàng xuất thân từ tầng lớp trí thức. Phải chăng những điều ấy đã đƣợc thể hiện qua giọng văn đầy chất nữ tính. Biểu hiện của giọng trữ tình trong những trang nhật ký của chị là tình ngƣời ấm áp. Cứ tƣởng trong khung cảnh chiến tranh khốc liệt, bom đạn đầy trời, cận kề với cái chết hàng ngày, con ngƣời ta sẽ trở nên khắc khổ, khô khan, và có khi còn cá nhân, vị kỷ, ích kỷ, lẩn trốn khó khăn ác liệt để lo cho bản thân mình. Nhƣng ở Đặng Thuỳ Trâm thì ngƣợc lại. Đọc những trang nhật ký của chị, xen lẫn và bao trùm những dòng chữ hừng hực chất lý tƣởng là một tình ngƣời bao la, đằm thắm, sâu sắc, mang đầy vẻ nữ tính dịu dàng và vị tha.
Trƣớc hết là tình cảm gia đình. Cái điều thiêng liêng vốn có của nhân loại ấy ở Đặng Thuỳ Trâm có một sắc thái riêng. Rời ghế nhà trƣờng, chị tình nguyện vào chiến trƣờng, mặc dù chị không thuộc diện phải đi B và có thể đƣợc nhận vào làm việc ở một bệnh viện hoặc một trƣờng đại học ở Thủ đô. Vô cùng yêu thƣơng gắn bó với gia đình nhƣng chị vẫn quyết tâm ra đi vì một tình yêu lớn lao hơn: Đó là tình yêu đất nƣớc. Trong những trang nhật ký của chị ghi ở chiến trƣờng, nhiều lần chị đã nhắc đến ba má, đến các em với một nỗi nhớ thƣơng cồn cào, da diết. Và chị đã mơ ƣớc về cảnh sum họp của gia đình: “... Mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thƣơng, nhƣ những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thƣơng của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ƣớc đƣợc về sống giữa gia đình, dù chỉ là gây lát (...) Biết bao lần trong giấc mơ con trở về Hà Nội, trở về giữa vòng tay êm ấm của ba má, trong tiếng cƣời trong trẻo của các em và trong ánh sáng chan hòa của Hà Nội” [45, tr. 243]. Ƣớc mơ giản dị ấy đâu dễ gì đƣợc thực hiện trong hoàn cảnh
80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chiến tranh khắc nghiệt. Chị mơ ƣớc vậy và vẫn không rời đội ngũ, vẫn kiên cƣờng bám trụ nơi tuyến lửa cho đến khi ngã xuống ở tuổi 27, dâng hiến tuổi xuân cho tình yêu lớn của đời mình.
Một tình cảm khác cũng đƣợc Đặng Thuỳ Trâm nói đến nhiều trong những trang nhật ký của mình, đó là tình yêu. Chị đã có một mối tình thời chiến sâu sắc vì kéo dài qua nhiều năm tháng, một mối tình trắc trở mang lại cho chị nhiều khổ đau. Trong những trang nhật ký nhắc đến tình yêu với M. là ta thấy xuất hiện một giọng buồn, thƣơng, day dứt. Chị và anh yêu nhau. Anh vào chiến trƣờng trƣớc chị một thời gian. Họ cùng chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên một vùng đất chiến tranh ác liệt và đầy gian khổ. Không hiểu sao anh chị lại không gắn bó đƣợc với nhau. Chỉ biết trái tim con gái trong trắng của chị đã bị tổn thƣơng. Trong nhật ký của mình, chị đã nhiều lần nhắc đến anh với những lời trách móc, nhiều lần nhắc đến tình yêu của mình với những lời xót xa thấm đầy nƣớc mắt. Nhƣng không nhƣ một kẻ tầm thƣờng, chƣa một lần chị thể hiện thái độ thù hận đối với anh. Và cũng có khi chị viết về anh với những lời cảm thông và sự quan tâm: “Chúc M., ngƣời đồng chí yêu thƣơng lên đƣờng bình an – gởi theo M. ngàn vạn nỗi nhớ thƣơng, tình nhớ thƣơng của một ngƣời bạn và một ngƣời đồng chí” [45, tr. 215]. Trái tim của chị thật nhân hậu và bao dung biết bao. Và hơn thế nữa, trái tim ấy dù đa cảm nhƣng không yếu hèn, chị không bị đau khổ trong tình yêu làm gục ngã mà vẫn đứng vững trên vị trí công tác của mình.
Một mạch tình cảm nữa cũng dâng tràn trong những trang nhật ký của Đặng Thuỳ Trâm: Đó là tình bạn. Chị cũng có những tình bạn đẹp với những ngƣời bạn gái. Chị có những ngƣời anh kết nghĩa và có nhiều ngƣời em kết nghĩa. Họ là những ngƣời bạn và cũng là những ngƣời đồng đội của chị. Chị nhớ đến họ trên nhiều trang nhật ký, chị tìm các cách để quan tâm đến họ một cách cụ thể, chị lo lắng dõi theo bƣớc chân của họ trên những nẻo đƣờng đầy bom đạn và bóng thù rình rập, và chị bàng hoàng nhỏ những giọt nƣớc mắt mặn
81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mòi xót thƣơng khi có ai trong số những ngƣời bạn ấy hy sinh. Quan hệ giữa họ không hề bị vẩn đục bởi những gì không trong sáng. Những tình cảm nhƣ thế làm cho cuộc đời này đẹp lên biết bao nhiêu, giúp con ngƣời gần gũi nhau, nâng con ngƣời lên, hƣớng họ vƣơn tới những gì cao thƣợng.
Thấp thoáng trong Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm có một tình yêu rộng lớn
hơn, một tình ngƣời gắn liền với lý tƣởng sống, lẽ sống của cuộc đời chị, đó là tình cảm với nhân dân, tình nghĩa với đồng bào. Điều này chúng ta có thể đọc thấy ở những trang nhật ký viết về khi chị đi xuống cơ sở hoặc khi chị mơ ƣớc về một cuộc sống hoà bình cho ngƣời dân khi chiến tranh kết thúc.
Cũng cần nói thêm rằng trong nhật ký của Đặng Thuỳ Trâm cũng có những trang chị viết về nỗi buồn, về nỗi cô đơn của bản thân, những gì mà vào thời của chị, ngƣời ta thƣờng tránh né bởi cho rằng đó là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, của lối sống tiểu tƣ sản. Đúng là trong hoàn cảnh chiến tranh, khó có thể chấp nhận những tình cảm uỷ mị, những tình cảm có thể làm giảm ý chí, tinh thần của ngƣời ra trận. Còn xét về bản chất, chủ nghĩa xã hội đâu có phủ nhận cái tôi cá nhân của con ngƣòi. Những trang nhật ký mà Đặng Thuỳ Trâm viết về nỗi buồn, nỗi cô đơn của mình càng làm tăng thêm giá trị chân thực của tổng thể cuốn nhật ký. Đặng Thuỳ Trâm là một con ngƣời, lại là một ngƣời con gái giàu tình cảm, những vui buồn của chị là lẽ đƣơng nhiên. Hiểu đƣợc nỗi buồn, nỗi cô đơn của chị, chúng ta càng thêm trân trọng ý chí, nghị lực vƣơn lên, trƣớc hết tự thắng mình để cống hiến cho đời của chị.