Giọng thức tỉnh

Một phần của tài liệu Cái tôi tác giả trong nhật ký Đặng Thùy Trâm và mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc (Trang 74)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.Giọng thức tỉnh

Với văn chƣơng giọng điệu thức tỉnh vẫn thƣờng thấy xuất hiện. Đặc biệt, trong hoàn cảnh đất nƣớc lâm nguy thì đây là điều cần thiết, bởi vì con ngƣời bao giờ cũng có mặt tốt mặt xấu, mặt trái mặt phải. Ta phải nhìn nhận một cách chân thực, khách quan điều đó thì mới có thể thắng lợi đƣợc. Khác với giọng điệu ngợi ca thƣờng thấy của văn học 1945 – 1975, khi đọc hai cuốn nhật ký, ngƣời đọc nhận thấy hai tác giả đã nhìn nhận cuộc sống, chiến đấu vô cùng chân thực, cho nên những trang viết của Thạc hay Thùy không chỉ là trải nỗi lòng vào những trang giấy mà nó còn giúp cho ngƣời đọc nhận thức đƣợc những góc tối của đời sống, để từ đó chúng ta điều chỉnh hành vi, thái độ của mình sao cho phù hợp, đúng mực.Có lẽ ta chỉ tìm thấy điều này ở trong những trang nhật ký. Bởi vì,nhật ký thể hiện chân thực nhất những gì ngƣời viết đang suy nghĩ. Trong hai cuốn nhật ký kể trên ta thấy không ít lần những thanh niên trẻ tuổi ấy nhìn nhận về những mặt khuất của cuộc sống con ngƣời.

Thùy Trâm, ngƣời con gái mảnh mai ấy mang theo trên đƣờng chiến đấu tình yêu đầu mà chị luôn trân trọng. Thế nhƣng sự tự ái cao đã làm cho Thùy không khỏi trách ngƣời yêu. Chị luôn nghĩ về M. nhƣng đó là một vết thƣơng khó lành trong tâm hồn cô gái trẻ. Ta vẫn thấy trong tình yêu thƣờng xuất hiện những phút giây giận hờn trách móc, đặc biệt là ở ngƣời con gái. Với Thùy, những phút giây thƣ thái nghĩ đến tình yêu của mình Thùy không khỏi băn

70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khoăn day dứt. Thùy đã từng trách M. không xứng đáng với mình, không xứng với tình yêu mà chị đã dành cho M.: “Bên trong nỗi nhớ hình nhƣ có một nỗi buồn sâu kín, thầm lặng nhƣng rất nặng nề. Dù sao vết thƣơng lòng vần đang rỉ máu, dù mình có muốn lấy công việc, lấy mọi nỗi nhớ khác đè lên trên nó vẫn trỗi dậy, xót xa vô cùng. Hãy quên đi Th.ơi! Hãy quên đi mà tìm lại niềm hy vọng mới mẻ xanh tốt trong lành hơn. Hãy lấy niềm tự hào mà quên đi thất vọng. Con ngƣời ấy đâu có xứng đáng với tình yêu trong trắng, thủy chung của Thùy”[45, tr. 35]. “Mỗi ngày tình cảm với M.càng lạt phai đi và nỗi trách móc càng lớn dần lên. Mình sẽ xa dần ngƣời bạn ấy. Anh đâu có xứng đáng với mình?”[45, tr. 37]. Những trang nhật ký nhắc đến ngƣời yêu ta chƣa thấy Thùy dùng từ ngữ yêu thƣơng mà thay vào đó, mỗi lần nhắc đến M. Thùy luôn đau khổ, mâu thuẫn giằng xé, yêu vẫn rất nhiều nhƣng tự ái cao: “M. ơi! Th. biết nói gì với M.đây? Vẫn thƣơng yêu M.vô hạn nhƣng tình thƣơng trộn lẫn sự giận hờn trách móc. M.nói Th.không hiểu M. ƣ? Đâu có, Th.hiểu M. nhƣng hiểu hết chƣa thì quả thật là chƣa. Cho nên không thể nào không đau xót khi tất cả mọi ngƣời xung quanh vẫn nhìn Th. bằng đôi mắt xót thƣơng. Cái đó đã làm Th. tự ái rồi. Một vết thƣơng không thể hàn gắn. Đành vậy suốt đời ta sẽ mang nặng vết thƣơng lòng”[45, tr. 45].

Trong cuốn nhật ký rất nhiều lần ta bắt gặp sự giận hờn của một cô Thùy bƣớng bỉnh. Khi chƣa đƣợc kết nạp Đảng Thùy buồn và giận hờn nhƣ trẻ thơ. Tại sao ngƣời tốt nhƣ Thùy mà Đảng lại không đoái hoài đến, phấn đấu rất nhiều mà vẫn chƣa đƣợc vào Đảng chỉ vì một từ “xuất thân”.Thùy buồn vì trong cuộc sống chiến đấu vô vàn những khó khăn gian khổ ấy mình vẫn còn phải suy nghĩ về sự thiếu công bằng, về những con ngƣời mà theo cách nói của chị là những sâu mọt: “Những sự thiếu công bằng vẫn còn trong xã hội, vẫn diễn ra hàng ngày, vẫn có những con sâu con mọt đang gặm nhấm danh dự của Đảng, những con sâu mọt ấy nếu không bị diệt đi nó sẽ đục khoét dần lòng tin yêu với Đảng.(...) Đã đành đời bao giờ cũng có hai mặt tốt và xấu, không bao

71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giờ có có toàn một mặt tốt, vậy mà sao Thùy cứ xót xa cay đắng mãi hở Thùy?”[45, tr. 49-50]. Tất cả những sự giận hờn trách móc ấy của Thùy đều đƣợc biểu hiện bằng việc chị thƣờng sử dụng những câu hỏi tu từ. Những câu hỏi cứ xoáy mãi vào tâm can của một cô gái trẻ đang từng ngày phải đối mặt với muôn vàn những khó khăn vất vả. Không ít lần Thùy hỏi chính mình “Cuộc sống đâu phải chỉ có tình cảm mà phải có lý trí, có hiểu thế hay không hả cô gái bƣớng bỉnh”[45, tr. 46], “... có phải tại mình quá đòi hỏi hay không?”[45, tr. 43], “Vẫn buồn ƣ Th.?”[45, tr. 42]...

Còn nhân vật Thạc, chàng tân binh trẻ, trên chặng đƣờng hành quân, cái nắng chói chang gay gắt hay sự đau đớn về thể xác khi cõng trên lƣng chiếc ba lô nặng trịch cứa vào lƣng đau rát cũng không làm anh sợ hãi bằng thái độ cƣ xử lạnh lùng thờ ơ của quần chúng. Hành quân đến một xóm đồi, bộ đội ta bắt gặp những cặp mắt nghi ngờ xa lạ, những cái nhìn vô cảm của ngƣời dân: “Vào nhà nào họ cũng đuổi. Lắm lý do đến thế, nào là đợi ông ấy về... Tệ hơn, có gia đình không thèm tiếp và trả lời: Gia đình tôi chƣa có ai đi bộ đội nên không biết đối xử với các chú nhƣ thế nào”[41, tr. 82]. Anh cũng cảm thấy đau khổ khi chứng kiến ngƣời bạn gần gũi của mình đào ngũ do không chịu đựng nổi những khó khăn vất vả của công tác, cầm tờ giấy truy nã bạn trong tay mà anh xót xa rồi lại thầm trách mình không yêu quý và hiểu bạn hơn nữa để động viên bạn luôn đứng trong hàng ngũ. Có khi, anh động viên mình hãy cao thƣợng, nhƣờng nhịn đồng đội để có tình bạn tốt, nhƣng lại không thể nào làm đƣợc với ngƣời cùng tổ mà anh tâm sự trong nhật ký: “ghét nhƣ xúc đất đổ đi”. Với những đố kỵ, kèn cựa trong hàng ngũ anh thấy mệt mỏi: “Mình cảm thấy cuộc sống này thế nào ấy. Ngƣời ta sống chƣa thật lòng với nhau. Còn kèn cựa, còn ghen tỵ và chƣa yêu thƣơng nhau nhƣ mình mong muốn”[41, tr. 134]. Anh thất vọng khi về một nơi mới mà chứng kiến cảnh đồng đội “sống không thật với lòng nhau, mọi ngƣời còn ham chuộng thành tích và khen thƣởng lắm”. Anh buồn và suy nghĩ khi mình chƣa đƣợc tín nhiệm, khi đồng

72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đội còn sống ích kỷ, nhỏ nhen. Giữa chốn chiến trƣờng khốc liệt đó, tình cảm đồng đội, đồng chí phải gắn bó keo sơn, phải sống chân thành, thẳng thắn vậy mà điều này vẫn chƣa thực hiện đƣợc, anh đã tâm sự và có thái độ lên án những con ngƣời có lối sống vụ lợi: “Mình không thể chịu đựng đƣợc cái thái độ giả dối, bợ đỡ cấp trên và lấy lòng cấp dƣới – không thể chịu đựng đƣợc thái độ lên mặt kẻ cả, phát biểu với giọng khề khà, nhạo báng của Đ”[41, tr. 196]. Không chỉ có vậy, Thạc còn tự giận bản thân mình khi ƣớc mơ làm một nhà thơ nhƣng vẫn chƣa viết đƣợc gì ra hồn cả: “Mình rất khổ tâm và đau đớn vì chẳng viết đƣợc cái gì ra hồn cả.(...) Mình muốn viết một cái gì, một bài thơ, một bài tùy bút về những điều tƣơng tự nhƣ thế - mà không khi nào hài lòng cả - khi nào cũng chỉ là những cảm xúc sáo mòn và cũ kỹ”[41, tr. 210].

Giận mình trong thời chiến mà anh lại luôn mang trong mình nỗi nhớ thƣơng khôn nguôi về ngƣời bạn gái nơi hậu phƣơng. Tự giận mình tại sao lại gặp Nhƣ Anh, tại sao lại gặp và yêu Nhƣ Anh: “Phải chi đừng gặp Nhƣ Anh, thì bây giờ đỡ hối hận biết bao. Dẫu có phải mất đi những năm tháng đẹp đẽ ấy cho Nhƣ Anh bình yên và hạnh phúc”[41, tr. 97]. Thƣơng ngƣời bạn gái nhƣng cũng chính là tiếc cho tình yêu của mình. Viết nhật ký Thạc nuối tiếc quá khứ, và anh lại tự trách bản thân nhiều lúc than thở và hối tiếc những gì đã qua: “Tự trách mình lẩm cẩm quá, toàn than thở và hối tiếc những gì đã đi qua. Hỏng lắm. không đƣợc thế nữa”[41, tr. 105]. Có thể thấy tự trách mình, ta lại thấy đó là điều tạo nên nét đẹp riêng trong tâm hồn ngƣời lính giữa thời chiến.

Một phần của tài liệu Cái tôi tác giả trong nhật ký Đặng Thùy Trâm và mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc (Trang 74)