Những suy tƣ trăn trở đời thƣờng

Một phần của tài liệu Cái tôi tác giả trong nhật ký Đặng Thùy Trâm và mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc (Trang 53)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Những suy tƣ trăn trở đời thƣờng

Bên cạnh lý tƣởng, hoài bão mà Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc mang theo khi vào chiến trƣờng ta còn thấy ở họ còn có những sự suy tƣ trăn trở rất đỗi đời thƣờng.

Một bác sĩ hay nói đúng hơn là một chiến sĩ cứu ngƣời, Thùy Trâm hiền hòa trong vòng tay yêu thƣơng, che chở của bà con Đức Phổ (Quảng Ngãi) và hiên ngang anh dũng trong lòng địch đánh phá dữ dội, để rồi trở thành bông hoa bất tử trên miền quê sơn cƣớc của miền Nam thân yêu. Những trang đời và trang nghề của chị không hề có giọt nƣớc mắt bi lụy. Chị luôn dõi theo bệnh nhân bằng đôi mắt và tấm lòng của mình, chị mang đủ cung bậc tâm trạng khi ngƣời chiến sĩ - đồng đội của mình bị trọng thƣơng:“Suốt một đêm một ngày lo lắng vì ca mổ của San, chiều nay lòng mình vui sƣớng biết bao khi thấy San ngồi dậy nét mặt anh càng in nỗi đau đớn, mệt nhọc nhƣng nụ cƣời gƣợng nở trên môi. Bàn tay anh khẽ nắm bàn tay mình, mến thƣơng, tin tƣởng. Ơi ngƣời thƣơng binh trẻ tuổi dũng cảm kia ơi, tôi thƣơng anh bằng một tình thƣơng rộng rãi nhƣng rất sâu xa: Tình thƣơng của một ngƣời thầy thuốc trƣớc bệnh nhân, tình thƣơng của một ngƣời chị đối với đứa em đau ốm”[45, tr. 34].Chị ca ngợi ngƣời thƣơng binh trẻ tuổi dũng cảm, và thƣơng anh bằng một tình thƣơng rộng rãi, tình thƣơng của một ngƣời thầy thuốc.Chị chúc San“mau bình phục để trở về với đội ngũ chiến đấu”. Thật thú vị, lý tƣởng và thiêng liêng biết bao khi họ phải “cãi nhau về chuyện phải chết thì ai nên chết. Mình nhƣờng cho San sống vì đời San chƣa đƣợc hƣởng sung sƣớng và bởi vì San là đứa con duy nhất của một bà mẹ góa đã ở vậy nuôi con từ năm 21 tuổi đến giờ” [45, tr. 47].

Chiến tranh và tội ác không chừa một ai. Anh Bốn, ngƣời bệnh binh “một chân đã bị mìn tiện cụt” vậy mà con ngƣời gan dạ này vẫn nằm im lìm không rên la. Khi Thùy Trâm và đồng chí của mình cắt cụt chân xong, anh Bốn lạc quan nói rằng: “Bây giờ chắc sống 80% rồi”. Riêng Thùy Trâm vừa lo lắng vừa hy vọng. Nhƣng khi Bốn chỉ vừa nhóm lên niềm hy vọng thì tức khắc đã

49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tắt lịm rồi. Máu anh chảy ra quá nhiều, anh không vƣợt qua nổi, Thùy Trâm thốt lên: “Bốn ơi, máu em đã thấm đỏ trên mảnh đất quê hƣơng, máu em đã chảy dài trên đƣờng đi chiến đấu. Tim em đã ngừng đập cho trái tim Tổ quốc muôn đời đập mãi”[45,tr.116].

Ao ƣớc của Đặng Thùy Trâm vừa giản dị mà vừa cao cả là mong sao cho Tổ quốc đƣợc hòa bình để “sau này nếu đƣợc sống trong hoa thơm, nắng đẹp của xã hội chủ nghĩa hãy nhớ và nhớ mãi cảnh này”[45, tr. 51]. Cảnh của hàng vạn ngƣời lính cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hƣơng, bỏ ra xƣơng máu giành lấy độc lập tự do cho đất nƣớc, cho chủ nghĩa xã hội đọng mãi trong lòng cô Thùy – ngƣời con gái Hà Nội thâm trầm, mãnh liệt.

Đức Phổ - Quảng Ngãi, mảnh đất anh hùng này vẫn còn nặng những đau thƣơng. Máu đổ, xƣơng rơi cứ nhắc hoài tên Thùy Trâm bên trạm xá. Và chƣa một lần nào ngƣời con gái Hà Nội này khỏi những băn khoăn, trăn trở trƣớc những cơn đau của bệnh nhân. Chị tìm thấy đƣợc sự đồng cảm với họ từ nụ cƣời, ánh mắt, cử chỉ, hành động và cả những giọt mồ hôi lắng đọng trên từng vầng trán ngƣời chiến sĩ. Ở những nét giản dị rất đời thƣờng nhƣ vậy, cho mọi ngƣời hiểu rằng Thùy Trâm mang dáng vóc của chủ nghĩa nhân văn và tinh thần của chủ nghĩa xã hội sâu sắc.

Nhìn bệnh nhân vật vã trên giƣờng bệnh, chị thắt lòng trƣớc nỗi đau của những ngƣời mẹ “mang nặng đẻ đau”, rồi gạt nƣớc mắt tiễn con lên đƣờng… Nghĩ về mẹ mình lòng chị càng quặn đau nhƣ cắt từng khúc ruột: “Biết bao nhiêu bà mẹ nhƣ mẹ của Đƣờng sẽ còn đau khổ khóc than đến cạn dòng nƣớc mắt. Ôi nếu mình ngã xuống, mẹ mình cũng sẽ nhƣ bà mẹ ấy thôi, cũng sẽ là một bà mẹ suốt đời hi sinh vì con để rồi mãi mãi đau xót vì con mình đã ngã xuống nơi chiến trƣờng khói lửa”[45, tr. 41]. Dẫu biết thế nhƣng vì tình yêu thanh khiết chị dành cho lý tƣởng cao đẹp, dành cho nhân dân đất nƣớc mà chị bấm bụng, quệt ngang dòng nƣớc mắt để ra đi:“Mẹ ơi! Con biết nói làm sao khi lòng con thƣơng mẹ trăm nghìn triệu mà cũng đành xa mẹ ra đi. Quân thù đang

50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

còn đó, bao nhiêu bà mẹ mất con, bao nhiêu ngƣời chồng mất vợ. Đau xót vô cùng”[45, tr. 41].

Thùy đau đớn trƣớc sự hi sinh của đồng đội mình: “Hƣờng ơi! Hƣờng đã chết thật rồi sao? Mình nghe tin mà bàng hoàng nhƣ trong cơn ác mộng. Bao giờ cho hết những đau xót này – nay một ngƣời ngã xuống, mai lại một ngƣời xuống.(...) Vậy là hết, những đêm rì rầm tâm sự bên nhau không bao giờ có nữa...”[45, tr. 40]. Cái chết trong chiến tranh là không tránh khỏi. Thế nhƣng mỗi khi đồng đội thƣơng nặng hay hi sinh giữa chiến trƣờng Thùy Trâm vẫn không khỏi đau xót, âu cũng là nét tâm lý bình thƣờng của con ngƣời, và đặc biệt Thùy lại là một ngƣời con gái có tâm hồn nhạy cảm trƣớc hiện thực cuộc sống. Thùy luôn suy tƣ và tự hỏi không biết đến bao giờ chiến tranh mới kết thúc để không còn phải nhìn thấy cảnh đau thƣơng này đến với những ngƣời dân.

Đã không ít lần Thùy Trâm thở dài buồn bã. Đó cũng là nét tâm lý bình thƣờng của một ngƣời con gái tuổi đôi mƣơi. Thùy buồn vì M, ngƣời yêu của chị. Đã không ít lần Thùy trách M. không hiểu mình, Thùy buồn cho tình cảm mình dành cho M. một ngƣời con gái mạnh mẽ là thế, kiên cƣờng là thế nhƣng vẫn có những nét tâm lý rất nữ tính: “Mình đã nói thực với lƣơng tâm nhƣng chƣa thực với con tim mình. Thực ra mối tình với M. vẫn làm trái tim mình rớm máu. Muốn quên đi, lòng tự ái đã giúp mình quên M. nhƣng vẫn có những lúc mình nhìn lại đau xót nhƣ ngƣời vừa đánh vỡ một vật quý vô giá mà không sao tìm lại đƣợc nữa. Đêm nay mở lại những trang thƣ cũ lòng biết bao cay đắng xót xa. M. ơi, nét chữ anh chƣa nhòa trên trang giấy mà sao hình ảnh anh đã phai nhòa trong cuộc sống của em...” [45, tr. 87]. Mối tình của chị dành cho ngƣời bạn trai đã làm Thùy không ít lần phải suy nghĩ dằn vặt. Thùy đã từng nhủ lòng hãy quên ngƣời bạn trai để có một cuộc sống tốt hơn: “Hãy quên đi Th. ơi! Hãy quên đi mà tìm lại niềm hy vọng mới mẻ xanh tốt trong lành hơn. Hãy lấy niềm tự hào mà quên đi thất vọng. Con ngƣời ấy đâu có xứng đáng với tình yêu trong trắng thủy chung của Thùy” [45, tr. 35].Đó là

51

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sự dằn vặt của một con ngƣời sống có chiều sâu nội tâm, sâu sắc, trọn vẹn. Thế mới thấy cô Thùy hiên ngang bất khuất dũng cảm ấy đẹp từ trong tâm hồn.

Còn với anh lính binh nhì đang trong thời gian huấn luyện tân binh Nguyễn Văn Thạc ta cũng thấy sau những giây phút lãng mạn bên trang văn, những giây phút thả hồn mình vào thơ anh cũng có những lúc buồn, băn khoăn, chán nản. Trên đƣờng hành quân, khi qua những xóm nghèo anh không khỏi động lòng thƣơng những ngƣời dân những em bé nheo nhóc khổ sở: “Tội nghiệp dân ở đây cũng khổ. Nheo nhóc đến thế thì cũng hiếm. Nhà nào nhà ấy vách lở lung tung. Tụi trẻ bẩn thỉu mà mãi tối mịt mới ăn cơm chiều... Cuộc sống của đất nƣớc còn lam lũ lắm. Đầu tắt mặt tối mà nào có đủ miếng ăn...”[41, tr. 110]. Đôi khi ta thấy lòng trắc ẩn của một thanh niên chƣa tròn 20 tuổi đời về cuộc sống cực khổ của nhân dân, anh thƣơng những ngƣời dân lầm lũi chịu thƣơng chịu khó nhƣng cuộc sống của họ thì muôn vàn những khó khăn vất vả. Anh thƣơng họ với tình thƣơng của một ngƣời lính xót thƣơng cho số phận của nhân dân trong thời chiến: “Còn tụi nhóc thì bẩn, bẩn lắm. Chân tay bọc một lớp đất đen nhƣ da cóc. Toàn uống nƣớc lã và không bao giờ rửa tay cả(...) nhƣng cũng thấy thƣơng gia đình các cháu. Lỗi ấy đâu phải vì bố mẹ hay vì bản thân chúng. Mà vì thằng đế quốc, vì lụt lội. Vì kẻ thù ở bên kia bờ Thái Bình Dƣơng...” [41, tr. 84].

Mới vào bộ đội, anh tân binh trẻ không khỏi nhớ về thủ đô, nhớ về gia đình. Trong những lúc dừng chân, ở cùng nhân dân anh đã ao ƣớc đƣợc trở về thăm gia đình trƣớc khi lên đƣờng chiến đấu; “Mình không nhớ Hà Nội chung chung nhƣ thế. Hà Nội, với mình là ngôi nhà nhỏ bên cái ao nhỏ, dạo này chắc là nhiều muỗi lắm. Là phố Nguyễn Du với đƣờng cây ven hồ, ở đó có ngôi nhà 72 vừa gần gũi vừa xa lạ, xa vời. Là đƣờng Bà Triệu, thƣ viện, đƣờng Nguyễn Ái Quốc, hồ Tây... là những kỷ niệm thấm mát tâm hồn...”[41, tr. 96]. Nhớ nhà, nhớ thủ đô nhƣng hơn hết trong cuốn nhật ký ta thấy thƣờng trực một nỗi nhớ khắc khoải khôn nguôi, đó là nỗi nhớ về ngƣời bạn gái ở hậu phƣơng. Ngƣời

52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bạn mà khi lên đƣờng Thạc luôn mang hình bóng ấy theo để làm động lực, tiếp thêm ý chí cho anh trên đƣờng hành quân. Theo suốt cuốn nhật ký là những dòng nhớ thƣơng Nhƣ Anh đến khắc khoải: “Sao chính những lúc nhƣ thế này, lại nhớ Nhƣ Anh đến bồn chồn, nhớ đến nghẹn thắt cả trái tim lại. Dòng nƣớc trong vắt này đây Nhƣ Anh chƣa và chẳng hề đƣợc thấy... những suy tƣởng ngày mai, khi mình đã trở về nguyên vẹn và gặp lại Nhƣ Anh...”[41, tr. 201]. Có những lúc nhắc đến ngƣời bạn gái này lòng Thạc không khỏi dằn vặt: “Có lẽ nào tất cả chỉ là nhƣ thế. Có lẽ nào tất cả chỉ là nhƣ thế và vĩnh viễn cũng chỉ là nhƣ thế. Có lẽ nào đó là tột cùng của hạnh phúc? Còn sau này chỉ là đau khổ, mòn mỏi và hối tiếc... Phải chi đừng gặp Nhƣ Anh, thì bây giờ đỡ hối hận biết bao”[41, tr. 97]. Trong tâm thức anh, tình yêu với Nhƣ Anh thật sâu sắc nồng nàn. Cho nên ta thấy mỗi trang nhật ký lại là những câu hỏi dồn dập trong tâm can nghĩ về ngƣời yêu, mong muốn ngƣời thƣơng yêu ấy đƣợc yên bình, hạnh phúc.

Đã hơn một lần anh nói về hạnh phúc. Viết cho Nhƣ Anh anh đã từng bàn về hạnh phúc là gì? Và có lẽ đó là băn khoăn lớn trong tâm tƣ của một chàng lính sắp vào chiến trƣờng. Với anh, hạnh phúc trong thời chiến còn mơ hồ lắm cho nên hẹn Nhƣ Anh sẽ trả lời câu hỏi hạnh phúc là gì vào năm 1975, Thạc có những suy tính, dự đoán mà đến nay ta vẫn còn phải suy nghĩ.Rồi anh cũng có những lúc băn khoăn về thơ và ƣớc mơ của mình. Thạc băn khoăn không biết mình có đi đúng đƣờng hay không: “Mình đi lạc đƣờng chăng? Đâu là đƣờng vào thơ”? Càng nghĩ mình càng bị day dứt và dằn vặt. Mình hiểu rằng không thể rời bỏ đƣợc thơ, đƣợc văn. Nhƣng viết ra thì không đủ độ chín. Chỉ nghĩ trong đầu đã đủ thấy nó xèm xẹp, chỉ muốn dập tắt đi cái cảm xúc ấy”[41, tr. 57]. Có lẽ chất văn của một học sinh từng đạt giải nhất văn toàn miền Bắc đã làm cho Thạc có những suy nghĩ nhƣ vậy. Những băn khoăn, trăn trở đó của Thạc càng cho chúng ta hiểu thêm tâm hồn đẹp của chàng thanh niên Hà thành hăng hái trên đƣờng chiến đấu.

53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nếu Thùy Trâm băn khoăn khi không cứu đƣợc một bệnh nhân, xót lòng vì một ngƣời lính đau đớn khi thƣơng nặng thì Nguyễn Văn Thạc lại có những nỗi niềm của một ngƣời sẵn mang trong mình tố chất văn chƣơng. Luôn băn khoăn vì tình ngƣời, tình đời, băn khoăn vì cuộc sống vì chiến tranh...

Những con ngƣời nhƣ Thạc và Thùy Trâm vừa anh dũng vừa rất đỗi đời thƣờng. Tất cả đƣợc thể hiện rõ nét qua những trang nhật ký của họ. Có lẽ vì thế mà hai cuốn nhật ký rất chân thực và thấm đẫm tinh thân nhân văn.

Một phần của tài liệu Cái tôi tác giả trong nhật ký Đặng Thùy Trâm và mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)