Niềm khao khát lý tƣởng, ƣớc mơ thực hiện lý tƣởng và sự suy tƣ về đất

Một phần của tài liệu Cái tôi tác giả trong nhật ký Đặng Thùy Trâm và mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc (Trang 42)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Niềm khao khát lý tƣởng, ƣớc mơ thực hiện lý tƣởng và sự suy tƣ về đất

đất nƣớc và con ngƣời

Hai cuốn nhật ký là sự kết tinh mọi phẩm chất cao đẹp của thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh. Với những kỳ vọng và lý tƣởng sống cao đẹp, sống để cống hiến và hi sinh cho nền độc lập của dân tộc, để giải phóng dận tộc, thống nhất đất nƣớc.Với thanh niên thời kỳ đó nói riêng và mọi ngƣời nói chung thì bài học đầu tiên mà chúng ta phải học, phải thực hành là bài học về tinh thần tận tụy, trách nhiệm cao độ với nhân dân với cách mạng. Những ngƣời anh hùng trẻ tuổi ấy vào chiến trƣờng mang trong mình niềm khao khát, say mê lí tƣởng – đó là lòng yêu nƣớc, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, hết lòng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc.

Năm 1966, sau khi tốt nghiệp đại học, Đặng Thuỳ Trâm đã xung phong vào chiến trƣờng. Cũng nhƣ bao thanh niên cùng thế hệ, chị đã chọn cho mình lý tƣởng sống, chiến đấu vì Tổ quốc, tự nguyện phấn đấu cho lý tƣởng của Đảng. Trong nhật ký của mình, không chỉ một lần chị đã nhắc đến Pa-ven Coóc-sa-ghin, đến Ruồi Trâu, những nhân vật mà chất lý tƣởng luôn rừng rực trong trái tim thanh xuân của họ. Chị đã ghi trên trang đầu cuốn nhật ký của mình những dòng nổi tiếng của văn hào N.A.Ostrotsky: “Cái quí nhất của con ngƣời là cuộc sống, đời ngƣời ta chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi phải xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài, sống phí, cho khỏi phải hổ thẹn vì những năm tháng sống hoài sống phí, để khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng: Cả đời ta, cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài ngƣời”[45, tr. 32]. Những dòng này chắc chắn cũng có trong sổ tay của nhiều thanh niên cùng thời với Đặng Thuỳ Trâm. Sống vì mọi ngƣời là quan niệm đã khắc sâu trong tâm thức của cả một thế hệ những ngƣời đi đánh Mỹ. Thế hệ ấy đã sống và hành động đúng nhƣ những gì họ đã tâm niệm.

38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với lý tƣởng sống đã chọn, Đặng Thuỳ Trâm lao vào công việc với một nghị lực phi thƣờng. Là ngƣời phụ trách bệnh xá huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi - thực chất là một bệnh xá tiền phƣơng, chị đã lăn xả vào cứu chữa thƣơng binh, chăm sóc thƣơng binh, tổ chức cho đơn vị di chuyển thƣơng binh, di chuyển địa điểm để chống càn, đi công tác xuống cơ sở… Giữa một vùng đất hẹp ngập trời bom đạn và hằn dấu giầy của những tên lính xâm lƣợc, chị vẫn kiên cƣờng bám trụ nhiều năm và lãnh đạo đơn vị thực hiện đƣợc nhiệm vụ cứu chữa cho thƣơng binh và ngƣời bệnh. Khi ngƣời lính nguỵ làm thông dịch viên nói với ngƣời lính tình báo Mỹ đừng đốt cuốn nhật ký bởi bản thân cuốn nhật ký đã có lửa, phải chăng ngọn lửa ấy đã đƣợc thắp lên, cháy lên từ chất lý tƣởng ngập tràn trên những trang nhật ký - những trang viết phản ánh chân thực cuộc sống chiến đấu của ngƣời nữ bác sĩ.

Cô gái Hà Thành tuổi đôi mƣơi Thùy Trâm với bao mơ ƣớc hồn nhiên ấy lại tình nguyện băng mình vào lửa đạn của cuộc chiến khốc liệt một mất một còn khi vừa mới tốt nghiệp Đại học Y khoa. Có nghĩa là chị đã tự nguyện hiến dâng cả tuổi xuân, lẽ sống và cả tình yêu và tình gia đình của mình cho lý tƣởng cao cả, cho đất nƣớc đƣợc vẹn tròn không có ai phải sống trong bom khói chiến tranh. Từ thực tế bi thƣơng của đất nƣớc cộng với lý tƣởng, sự quyết tâm, lòng yêu nƣớc, yêu đồng bào… chị mạnh mẽ bƣớc vào chính nơi ác liệt nhất của cuộc chiến vệ quốc. Chị đến với chiến trƣờng Đức Phổ - Quảng Ngãi bằng tất cả lòng tận tụy và nhiệt huyết tuổi thanh xuân. Quyết liệt chống lại mọi khó khăn, vất vả, thiếu thốn, đặc biệt là sự ác liệt của chiến trƣờng và chị đã mạnh mẽ vƣợt qua tất cả… Vƣợt qua cả sự ám ảnh của cái chết, của sự hi sinh để luôn tự nêu cao tinh thần, trách nhiệm của mình: “Những ngày bận rộn công tác dồn dập, thƣơng nặng, ngƣời ít, mọi ngƣời trong bệnh xá đều hết sức vất vả. Riêng mình trách nhiệm càng nặng nề hơn bao giờ hết, mỗi ngày làm việc từ sáng tinh mơ cho đến đêm khuya. Khối lƣợng công việc quá lớn mà ngƣời không có nên một mình mình vừa phụ trách bệnh xá, vừa lo điều trị, vừa giảng

39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dạy. Vô cùng vất vả và cũng còn nhiều khó khăn trong công việc, nhƣng hơn bao giờ hết mình cảm thấy rằng mình đã đem hết tài năng sức lực của mình để cống hiến cho cách mạng. Đôi mắt ngƣời thƣơng binh hôm nào đau nhức tƣởng nhƣ bỏ hôm nay cũng đã sáng lại một phần. Cánh tay anh bộ đội sƣng phù đe dọa chảy máu bây giờ cũng đã lành lặn. Những cánh tay xƣơng gãy rời cũng đã liền lại… Đó chính là nhờ sức lực của mình và những ngƣời y tá đêm ngày lăn lộn trong công tác bên giƣờng bệnh”[45, tr. 64 - 65].Thật bất ngờ khi ngƣời nữ bác sĩ mảnh mai ấy lại có khả năng “tả xung hữu đột” trong lửa đạn, chị luôn nỗ lực hết mình với các đồng chí thƣơng, bệnh binh mà chị phục vụ bằng mọi khả năng, bằng tất cả những gì có thể. Chị luôn lo lắng hết thảy khi có một bệnh nhân cần đƣợc điều trị mà ngay trong lòng địch mọi thứ đều khó khăn thiếu thốn. Chị đau xót khi không thể cứu chữa và giành lại sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần: “Một cas cancer dạ dày ở giai đoạn cuối. Với điều kiện thô sơ mình đã mổ thăm dò nhƣng rất tiếc rằng K. đã sang giai đoạn di căn. Không thể làm gì hơn đành đóng ổ bụng lại và đau xót nhìn bệnh nhân đi dần đến cái chết”[45, tr.91].Với ai Thùy cũng luôn mở rộng tấm lòng để cứu chữa bằng mọi khả năng của mình. Nhật ký đơn thuần chỉ là ghi chép hàng ngày của mỗi ngƣời, nhƣng Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm lại chất chứa biết bao tình cảm, tình

yêu trong sáng, mãnh liệt và thánh thiện cho ngƣời bệnh, cho đồng chí, cho đồng bào, cho Tổ quốc. Chị quan niệm “… Nhật ký này đâu phải chỉ là cuộc sống của riêng mình mà nó phải là những trang ghi lại những mảnh đời rực lửa chiến đấu và chồng chất đau thƣơng của những con ngƣời gang thép trên mảnh đất miền Nam này" [45, tr 53].Trong nhật ký của chị có một tình yêu rộng lớn, một tình ngƣời gắn với lý tƣởng sống, lẽ sống của cuộc đời chị, đó là tình cảm với nhân dân, với đồng đội. Khi đứng lớp giảng bài cho học sinh của lớp y tá sơ cấp, xót thƣơng những đứa em và cũng là đồng đội cùng chiến đấu với mình do hoàn cảnh chiến tranh mà không có điều kiện học tập, chị đã tâm sự:“Mình đến với lớp không phải chỉ vì tinh thần trách nhiệm, mà cả bằng tình thƣơng của

40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

một ngƣời chị đối với những đứa em đã chịu biết bao thiệt thòi đau khổ vì bọn bán nƣớc nên không tìm đến với khoa học đƣợc. Thƣơng biết mấy những Thuận, những Liên, những Luận, Xuân, Nghĩa… mỗi ngƣời một hoàn cảnh nhƣng đều rất giống nhau: Rất ham học, rất cố gắng để đạt mức hiểu biết cao nhất”[45, tr. 65].Đặc biệt, chị dành cho thƣơng binh một thứ tình cảm nhƣ ngƣời thân ruột thịt. Chị đã cứu sống biết bao thƣơng binh, cán bộ và nhân dân trong vùng... Nhƣng chị cũng đã cắn răng bật khóc biết bao lần, tự dày vò bản thân khi có ca thƣơng binh nặng mà với khả năng và điều kiện của bệnh xá tiền phƣơng không thể cứu chữa. Chị viết “vừa cấp cứu cho anh nƣớc mắt mình vừa chảy tràn trên mặt. Thƣơng anh vô hạn, muốn tìm mọi cách cứu anh nhƣng không có cách nào. Mình nhƣ một chiến sĩ hai tay đã bị trọng thƣơng, đành nhìn quân thù vũ khí trong tay xông đến giết mình”. Và biểu hiện cao nhất của Đặng Thùy Trâm về tình đồng đội là chị xả thân, chấp nhận hy sinh khi nổ súng vào kẻ thù để bảo vệ đồng đội của mình.

Ta nhìn thấy trong thẳm sâu trái tim ngƣời nữ bác sĩ trẻ ấy lòng nhân hậu, tình yêu thƣơng và đồng cảm sâu sắc với con ngƣời, nhƣng tất cả đều gắn chặt với tinh thần tận tuỵ, trách nhiệm cao độ với nhân dân, đất nƣớc. Bằng những tình cảm và những giọt nƣớc mắt của chị trƣớc nỗi đau của đồng chí, đồng bào ta càng cảm nhận sâu sắc hơn về tâm hồn chị.

Chất lý tƣởng trong nhật ký Đặng Thuỳ Trâm không chỉ cháy sáng lên một chiều, không chỉ thể hiện ra bên ngoài mà nó còn toả sáng, soi rọi một cách đa chiều vào tận những góc khuất lấp của lòng ngƣời, vào tận những trắc ẩn của thân phận, để từ đó làm nên những viên than hồng âm ỉ nuôi dƣỡng ngọn lửa dài lâu. Điều này đƣợc thể hiện trên những trang nhật ký ghi lại những băn khoăn, trăn trở của Đặng Thuỳ Trâm khi chị chƣa đƣợc kết nạp Đảng. Cống hiến và đòi hỏi đƣợc ghi nhận là điều chính đáng. Ngƣời đảng viên của cái thời trận mạc mấy chục năm về trƣớc ấy và cả bây giờ trƣớc hết phải đồng nghĩa với NGƢỜI TỐT, NGƢỜI TỬ TẾ - đó chính là nhân lõi cơ bản tạo nên uy tín và

41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sức sống của Đảng. Chính bởi vậy mà ngƣời ta phấn đấu vào Đảng; phấn đấu vào Đảng đồng nghĩa với việc rèn luyện để trở thành ngƣời tốt, đã là ngƣời tốt rồi còn cần phải tốt hơn lên, từ đó mới có thể cống hiến, phục vụ đƣợc nhiều nhất cho dân, cho nƣớc. Tuy nhiên, cũng cần nói thêm cái tâm ở đây cần đƣợc gắn với cái tài. Sự băn khoăn, trăn trở của Đặng Thuỳ Trâm khi chƣa đƣợc kết nạp Đảng càng chứng tỏ chị gắn bó biết bao với lý tƣởng cao đẹp của Đảng.

Trong chiến tranh mỗi ngƣời đều tự nêu cao tinh thần “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm” nhƣng đối với Đặng Thùy Trâm khi phục vụ Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân thì khái niệm thời gian hoàn toàn tiêu biến. Ngoài thời gian và tâm huyết đối với bệnh nhân thì những bài học về lý luận về y học mà chị tranh thủ truyền đạt cho các học sinh sẽ cùng với chị nhân thêm hiệu quả phục vụ lý tƣởng, góp phần đƣa cuộc chiến này nhanh đến ngày toàn thắng.

Thời đại nào, con ngƣời ấy. Mái trƣờng xã hội chủ nghĩa tất phải sản sinh ra con ngƣời xã hội chủ nghĩa. Những con ngƣời một thời dài đã lấy tƣ tƣởng chủ nghĩa Các Mác, Ăng ghen, Lênin làm nền và lấy “Năm điều của Bác Hồ dạy cho thanh thiếu niên” làm phƣơng cách để “sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gƣơng Bác Hồ vĩ đại”.

Thùy Trâm có thể từ bỏ mọi thứ cũng là vì đi theo lý tƣởng, hoài bão. Trong huyết quản của cô gái trẻ đầy nghị lực ấy luôn rừng rực cháy một sự khao khát và say mê với nghề nghiệp, để phục vụ nhân dân, phục vụ đất nƣớc. Góp phần vào công cuộc kháng chiến trƣờng kỳ của dân tộc để thống nhất đất nƣớc. Với chị, phải làm sao để trở thành một con ngƣời Xã hội chủ nghĩa theo đúng nghĩa của nó.Chính vì lẽ đó mà chị phấn đấu và cống hiến hết mình cho sự nghiệp. Bom đạn chiến tranh không làm chị lùi bƣớc, khó khăn gian khổ không làm chị nản lòng. Ngƣời con gái ấy vẫn luôn một lòng tin tƣởng, quyết một lòng phụng sự cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Bác Hồ vĩ đại. Trong một trang nhật ký ngày Bác ra đi Thùy đã viết:

42

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bác ơi! Chúng con thề chiến đấu để thực hiện cho bằng đƣợc nguyện vọng, sự nghiệp mà Bác còn bỏ dở: giải phóng miền Nam và giành độc lập tự do cho Tổ quốc”[45, tr. 187].

Thùy Trâm tim choáng ngợp lý tƣởng, hoài bão gạt hết mọi thứ để lên đƣờng, chị ra đi vì đất nƣớc, vì đồng bào. Tuy vậy, Thùy cũng không ít lần băn khoăn về quan hệ con ngƣời với nhau. Chị phấn đấu, nỗ lực hết mình mong đƣợc đứng trong hàng ngũ của Đảng, nhƣng chị đau khổ, dằn vặt vì sự phấn đấu đó. Thùy Trâm nói với chị Phƣợng hôm chia tay: “Chị ơi, đến hôm nay em vẫn chƣa là Đảng viên, buồn đến vô cùng”[45, tr. 40]. Hơn một lần Thùy nhắc tới Đảng với sự day dứt, băn khoăn vì sao mình không đƣợc đứng trong hàng ngũ của Đảng? Với chị, mọi việc làm, hành động đều thể hiện một niềm khao khát đến với lý tƣởng của Đảng để phục vụ nhân dân, phục vụ đất nƣớc. Chị luôn đấu tranh cho lẽ phải, đấu tranh đẩy lùi cái xấu:“Nhiệm vụ của ta là phải đấu tranh cho lẽ phải. Mà đã đấu tranh thì phải bỏ sức lực, phải suy nghĩ và phải hi sinh quyền lợi cá nhân, có khi cả cuộc đời mình, cho lẽ phải chiến thắng. Vậy đó Thùy ơi! Khi đã giác ngộ quyền lợi của giai cấp, của Đảng thì suốt đời Thùy sẽ gắn bó với sự nghiệp ấy!”[45, tr. 51]. Không chỉ tận tụy với công việc của một bác sĩ, Thùy Trâm cũng là ngƣời luôn đấu tranh cho lẽ phải, chị đã rất buồn khi trong hàng ngũ của Đảng vẫn còn những thành phần sâu mọt phá hoại làm cho Đảng không trong sạch. Ta vẫn thấy Thùy cứ mãi trăn trở, bức xúc vì những cá nhân vụ lợi không đứng đắn trong hàng ngũ của Đảng: “Điều đáng buồn nhất là trong những hy sinh gian khổ ấy, Th. chƣa thấy đƣợc sự công bằng, sự trung thực. Chƣa có một sự đấu tranh để thắng đƣợc những cái ti tiện, đớn hèn cứ xảy ra làm sứt mẻ danh dự của hai chữ Đảng viên và làm mòn mỏi niềm vui say công tác của mọi ngƣời trong bệnh xá”[45, tr. 55].

Cũng nhƣ Thùy, Thạc cũng buồn rầu khi vẫn chƣa là “cảm tình Đảng” vì lý lịch của anh. Anh gián tiếp ý này bằng câu: “Cùng là hai ngƣời không hề khác gì nhau về bản thân nhƣng lý lịch trong sạch, nhất là đỏ thực sự, là khác

43

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

rồi”. Chính vì vƣớng mắc chỗ lý lịch này mà “anh Thục cảm tình Đảng từ lâu rồi mà chƣa đƣợc kết nạp” (Anh Thục là anh trai Thạc).

Với Thùy hay Thạc hoặc những ngƣời tƣơng tự, bao nhiêu ngƣời đã vào Đảng, bản thân mình ai cũng cho “xứng đáng là một ngƣời Cộng sản” mà Đảng không ghé mắt dòm cho! Buồn ủ rũ cũng phải. Tâm lý này của Thùy, của Thạc cũng là tâm lý chung của một lớp ngƣời. Thành quả của mình cũng giống nhƣ ngƣời khác, thậm chí hơn hẳn họ nhƣng kết quả “sau cuộc bình bầu”, mình vẫn là con số không.

Thùy luôn cố gắng hết mình để đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng: “Hãy giữ vững tinh thần đấu tranh, hãy tìm lấy niềm vui của kẻ chiến thắng, hãy tự tin ở mình. Mong Th. hãy giữ vững nghị lực để đấu tranh đến cùng vì sự nghiệp cách mạng”[45, tr. 55].

Thạc cũng đã tự bảo mình: “Sống trọn vẹn cuộc đời mình cho Đảng, cho giai cấp, anh cảm thấy hổ thẹn với Paven thân yêu. Mình chƣa phải là Đảng viên” (nhật ký ngày 24.12.71). Giai cấp của Thùy là “tiểu tƣ sản”, của Thạc là “tiểu chủ”. Vậy, Thùy và Thạc đấu tranh và sống chết cho giai cấp nào? Cả hai nhân vật này đều ra đi một lòng vì Tổ quốc. Họ hi sinh thân mình không phải cho một giai cấp nào mà cho lẽ phải trên đời. Đó là điều đáng để cho thế hệ

Một phần của tài liệu Cái tôi tác giả trong nhật ký Đặng Thùy Trâm và mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)