7. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Một thanh niên khao khát lý tƣởng và có hoài bão văn chƣơng
Cuộc kháng chiến của dân tộc ta là cuộc kháng chiến chính nghĩa. Trong hoàn cảnh đất nƣớc lâm nguy, Tổ quốc bị xâm lăng, quyền lợi con ngƣời bị đe
64
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dọa, thì việc đứng lên đấu tranh là hành động hết sức tự nhiên để bảo vệ chính mình. Tuy nhiên, con ngƣời chiến đấu không chỉ riêng cho cá nhân mình mà còn vì quyền lợi cộng đồng, vì lí tƣởng, vì giai cấp và vì dân tộc. Những tác phẩm văn học trƣớc năm 1975 đã thể hiện rất rõ điều này. Có những nhân vật đƣợc xây dựng nhƣ sinh ra để chiến đấu và họ bƣớc vào cuộc chiến nhẹ nhàng thanh thản. Họ ra đi vì lý tƣởng, hoài bão lớn của cuộc đời mình.Nếu nhƣ trong thơ Tố Hữu ta bắt gặp hình tƣợng một thanh niên say mê lý tƣởng, khao khát đến với chủ nghĩa Mác Lênin, trong tim luôn tràn ngập tiếng reo vui khi bắt gặp lý tƣởng của Đảng:
“Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi Nhẹ nhàng nhƣ con chim cà lơi Say đồng hƣơng nắng vui ca hát Trên chín tầng cao bát ngát trời...”
Thì với Mãi mãi tuổi hai mƣơi ta lại thấy một nhân vật thanh niên từ bỏ hết những điều tốt đẹp trƣớc mắt để lên đƣờng chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Anh đã không quản ngại khó khăn gian khổ dấn thân cho sự nghiệp cách mạng. Đến với cách mạng trong sự hồ hởi, hăng hái vì đã góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp đấu tranh của dân tộc, kế thừa truyền thống yêu nƣớc của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay, thanh niên Nguyễn Văn Thạc đã quyết tâm lên đƣờng theo tiếng gọi của non sông tạm gác lại những gì thân thƣơng nhất, để đối mặt với thử thách nơi chiến trƣờng. Khoác trên mình chiếc ba lô nặng trĩu với cái nắng bỏng rát trên đƣờng hành quân, Thạc đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng không hề đắn đo suy nghĩ hơn thiệt. Thạc đã từng nói với các em và cũng là nói với chính mình: “Em ơi, tất cả những niềm vui nhỏ bé đó, phải biết hy sinh. Nếu em muốn đi xa hơn nữa. Đất nƣớc gọi em, và chìa tay đón em vào lòng, với ƣớc mong em là đứa con khỏe mạnh và có ích. Em hãy biết bỏ qua những điều không nhỏ mà nắm lấy cái gì lớn nhất mà cánh tay em có thể dâng trọn cho Tổ quốc” [41, tr. 145]. Hay
65
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nỗi buồn và xấu hổ khi đã chính thức trở thành một anh lính thông tin vậy mà Thạc vẫn chƣa cầm súng giết chết tên giặc nào: “Ta biết giấu mặt vào đâu, vào gấu quần hay gấu áo, khi đƣờng Trƣờng Sơn không có dấu chân ta? Khi cả cuộc đời ta chƣa có niềm vui mãnh liệt của ngƣời chiến thắng, cắm cờ Tổ quốc trên cả nƣớc thân yêu”[41, tr.153]. Anh thanh niên trong chiến tranh ấy ý thức rất rõ, và ý thức sâu sắc về nhiệm vụ của công dân khi đất nƣớc có chiến tranh, vì thế nên Thạc luôn đặt nền độc lập nƣớc nhà lên trên hạnh phúc cá nhân , tất cả cho chiến trƣờng, không tiếc hy sinh thân mình.
Chiến tranh với sự thật tàn khốc là đau thƣơng mất mát, là chia ly xa cách, một đi không bao giờ trở lại. Điều gì khiến cho ngƣời thanh niên trẻ có thể giữ vững niềm tin vào ngày mai tất thắng đến nhƣ vậy. Vì trong anhbầu nhiệt huyết và tình yêu cách mạng không bao giờ vơi cạn. Hơn thế, ở chốn hậu phƣơng còn có đôi mắt mong chờ ngày chiến thắng trở về cùng khúc khải hoàn ca đoàn tụ. Đó chính là tình yêu, một động lực mạnh mẽ thôi thúc trong anh. Trải dài trong cuốn nhật ký là nỗi nhớ ngƣời bạn gái Nhƣ Anh, nó luôn thƣờng trực, cháy bỏng, da diết: “Chao ôi, là nhớ... Mình tƣởng tƣợng thấy bóng dáng yêu dấu đang nép sau thân cây bạch đàn ứa nhựa” [41, tr. 44], “Khuôn mặt dịu dàng ấy, sao hôm nay im lặng thế, xôn xao trong lòng ta”[41, tr. 45].
Nhân vật Thạc không chỉ mang trong mình lý tƣởng cách mạng mà trong tâm hồn chàng trai còn thể hiện khát vọng và mơ ƣớc của mình trong những vần thơ rực lửa.Trên mỗi bƣớc đƣờng hành quân gian khổ, Thạc luôn lấy những vần thơ, những tƣ tƣởng của các tác phẩm văn học để tự răn mình. Nếu nhƣ Chu cẩm Phong bƣớc chân vào chiến trƣờng là vì nghệ thật, đem văn học phục vụ cho cuộc chiến đấu,thì Nguyễn văn Thạc một anh lính binh nhì khi vào chiến trƣờng muốn mình đƣợc đánh bộ binh để đƣợc trực tiếp đánh giáp lá cà với kẻ thù.Nhƣng trƣớc hết điều mà Thạc đem theo trên đƣờng ra trận ấy lại là ƣớc mơ văn chƣơng của anh. Anh đã từng ca ngợi, nhận xét Hoàng Nhuận Cầm.Anh đã từng say mê thơ Tố Hữu, thơ Phạm Tiến Duật, thơ Chế Lan
66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Viên... Và có lẽ hoài bão văn chƣơng của Thạc không bao giờ lụi tắt ngay cả khi đối diện với cái chết.