Giọng điệu

Một phần của tài liệu Cái tôi tác giả trong nhật ký Đặng Thùy Trâm và mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc (Trang 71)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Giọng điệu

Giọng điệu chính là một phƣơng thức bộc lộ rõ nhất những trạng thái cảm xúc của cái tôi tác giả. Nó là một phƣơng tiện cơ bản, quan trọng trong hình thức nghệ thuật của các tác phẩm văn chƣơng, là yếu tố đặc trƣng của hình tƣợng tác giả trong các sáng tác.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trƣờng tƣ tƣởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tƣợng đƣợc miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xƣng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm. Ngoài ra, giọng điệu còn phản ánh lập trƣờng xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho ngƣời đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chƣa thể viết ra đƣợc tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật” [8, tr. 134]. Cảm hứng xuất hiện khi tác giả nói đến những niềm vui, nỗi buồn, lòng căm thù có ý nghĩa sâu rộng. Nhƣ vậy, giọng điệu phản ánh lập trƣờng xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách của nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho ngƣời đọc.

Giọng điệu có vai trò đặc biệt quan trọng, nó là yếu tố giúp ngƣời đọc nhận ra cái riêng của từng nghệ sĩ, của từng tác giả. Khác với giọng điệu của thơ hay truyện, giọng điệu trong nhật ký có những cung bậc thể hiện những rung động tình cảm chân thật trong đáy sâu tâm hồn của ngƣời viết. Họ có thể giãi bày, bộc bạch một cách tự nhiên những niềm vui nỗi buồn nhƣ nó vốn có trong cuộc sống mà không chịu một sự gò bó nào. Qua giọng điệu thể hiện trong những trang nhật ký, ta có thể biết đƣợc những tâm tƣ tình cảm của tác

67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giả, thái độ, lập trƣờng của họ ra sao. Giọng điệu trong nhật ký đƣợc thể hiện qua những yếu tố nhƣ: cách dùng từ, dùng biện pháp tu từ, viết câu...

Những tác phẩm văn học viết trong thời kỳ chiến tranh chúng ta thƣờng thấy giọng chủ đạo là hào hùng, ngợi ca, lạc quan. Với thể loại nhật ký chiến tranh ta thấy rằng xuất hiện trong thời kỳ chiến tranh nhƣng nó mang rất nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau.Chỉ riêng với Nhật ký Đặng Thùy Trâm và Mãi

mãi tuổi hai mƣơi ta thấy xuất hiện giọng triết lý, giọng trữ tình, giọng thức

tỉnh, giọng thƣơng cảm, giọng trăng trối.

Một phần của tài liệu Cái tôi tác giả trong nhật ký Đặng Thùy Trâm và mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)