Vốn đầu tƣ phát triể n xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và tác động của các dự án đầu tư đến thu nhập và việc làm của người dân trong vùng dự án ở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 42)

Vốn đầu tƣ xây dựng phát triển là chỉ tiêu quan trọng đóng vai trò trong tăng trƣởng và phát triển của thành phố Cần Thơ, vì thế thành phố luôn quan tâm có nhiều chính sách và giải pháp khơi dậy nguồn lực, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để huy động vốn đầu tƣ phát triển và sử dụng hiệu quả mọi nguồn vốn đầu tƣ.

Từ khi thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ƣơng đến nay, vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn đã có chuyển biến tích cực. Tổng số vốn đầu tƣ toàn xã hội trong 5 năm 2006-2010. Vốn đầu tƣ hàng năm đều tăng do đầu tƣ cải tạo nâng cấp các công trình hạ tầng đô thị bình quân tăng 19,8%/năm (giá so sánh 1994), tỷ trọng huy động vốn đầu tƣ phát triển chiếm trong GDP ngày càng tăng từ 36,35%/GDP năm 2004 đã tăng đầu tƣ qua các năm đến 2010 đạt 59,82%/GDP.

Trong tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội, nguồn vốn ngân sách thời kỳ này chiếm tỷ trọng bằng 34,79% giảm so giai đoạn trƣớc; nguồn vốn của khu vực tƣ nhân và dân cƣ chiếm cơ cấu 54,68%; vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 2,68%/tổng vốn đầu tƣ phát triển. Điều này cho thấy nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển sản xuất nhà ở dân cƣ và xã hội văn hóa.

Từ năm 2004 đến nay, thành phố Cần Thơ đã tập trung đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhiều công trình, dự án đã hoàn thành và đƣa vào khai thác sử dụng và phát huy hiệu quả; nhiều khu đô thị tạo cảnh quan, trật tự đô thị theo hƣớng văn minh, hiện đại, góp phần phát triển thành phố theo các tiêu chí của đô thị loại I trực thuộc Trung ƣơng.

Kết cấu hạ tầng kinh tế: hoàn thành đƣa vào khai thác sử dụng một số công trình chủ yếu nhƣ: Dự án nâng cấp và mở rộng Sân bay Trà Nóc, cảng Cái Cui (giai đoạn I); cầu Cần Thơ; đƣờng nối thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu

32

Giang với thành phố Cần Thơ; tuyến đƣờng Mậu Thân - Sân bay Trà Nóc; tuyến giao thông Bốn Tổng - Một Ngàn; cầu và đƣờng trên các tuyến đƣờng tỉnh; quốc lộ 91B, đƣờng ôtô đến trung tâm các xã, phƣờng; tổ máy của Trung tâm nhiệt điện Ô Môn; siêu thị sách Hòa Bình; siêu thị Co.op Mart; Khu công nghiệp Trà Nóc II; Trung tâm thƣơng mại Vĩnh Thạnh. Hoàn thành và đƣa vào sử dụng hệ thống thủy lợi, kênh mƣơng, đê bao thoát lũ, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Về thƣơng mại đã đầu tƣ xây dựng 41 chợ (đầu tƣ xây dựng mới: 23 chợ; cải tạo, nâng cấp: 18 chợ).

Kết cấu hạ tầng xã hội: Hoàn thành và đƣa vào khai thác sử dụng một số công trình nhƣ tuyến bờ kè bảo vệ bờ kè Cái Khế, các bờ kè Trà Niền, kè chợ Phong Điền, bệnh viện đa khoa một số quận, huyện; Trung tâm Thông tin tƣ liệu khoa học công nghệ, Trung tâm Văn Hóa; dự án đầu tƣ nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ; trƣờng nghiệp vụ thể dục thể thao, trƣờng Đại học Tây Đô, Trung tâm vi tính, Trung tâm kĩ thuật phát thanh truyền hình Càn Thơ, trƣờng quân sự; các khu dân cƣ, khu tái định cƣ, các khu dân cƣ vƣợt lũ.

Những kết quả đạt đƣợc nhƣ trên là do đổi mới cơ chế chính sách, cải cách hành chính và cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, phát huy khá tốt các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển, góp phần đổi mới diện mạo thành phố và đƣợc công nhận là đô thị loại I ngày 24/06/2009, đúng theo Nghị quyết đã đề ra. Một số công trình cấp vùng, cấp quốc gia có sức lan tỏa lớn đang đƣợc triển khai tích cực, một số công trình đã hoàn thành đƣa vào sử dụng. Quan hệ hợp tác, liên kết phát triển giữa thành phố Cần Thơ với các tỉnh thành trong nƣớc và quốc tế ngày càng đƣợc mở rộng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và tác động của các dự án đầu tư đến thu nhập và việc làm của người dân trong vùng dự án ở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 42)