GIẢI PHÁP CỤ THỂ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và tác động của các dự án đầu tư đến thu nhập và việc làm của người dân trong vùng dự án ở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 85)

Để các dự án đầu tƣ đƣợc thực hiện nhanh, đúng tiến độ, đem lại hiệu quả cao thì những điều cần quan tâm đó là giải quyết hài hòa lợi ích các bên có liên quan (đặc biệt là lợi ích của ngƣời dân bị thu hồi đất); năng lực của nhà đầu tƣ; năng lực của đơn vị chức năng quản lý... Từ quan điểm này và các phân tích khác trong nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

Giải quyết hài hòa lợi ích các bên có liên quan:

Thứ nhất, chính sách đền bù và bồi thƣờng thiệt hại phải đảm bảo tính đủ giá trị quyền sử dụng đất cho ngƣời dân có đất bị thu hồi.

Thứ hai, áp dụng nguyên tắc thoả thuận thay cho ép giá. Tuy việc thu hồi đất là vì mục tiêu phát triển chung mà lợi ích cuối cùng là ngƣời dân đƣợc hƣởng, song đối với những đối tƣợng trực tiếp có đất bị thu hồi phải chịu sự xáo trộn về việc làm, thu nhập và đời sống. Vì thế, để ngƣời dân thực hiện lợi ích chung, chính quyền quận và thành phố phải đảm bảo lợi ích trƣớc mắt và thiết yếu của họ. Thêm vào đó vấn đề giá cả đất thu hồi phải đƣợc xác lập trên nguyên tắc thoả thuận giá với ngƣời dân.

75

Thứ ba, tổ chức sớm tái định cƣ để nhân dân ổn định cuộc sống. Đất là điều kiện tiên quyết để thực hiện dự án, muốn dự án sớm hoàn thành thì giải quyết tốt chỗ ở cho ngƣời dân và trả giá đất đúng thực tế thì dự án thành công rất cao.

Thứ tƣ, mở những lớp tập huấn, học nghề chuyển đổi nghề nghiệp cho ngƣời dân mất đất có cuộc sống ổn định. Những ngƣời dân nghề nông là chính thì phải giải quyết đƣợc việc làm cho họ trƣớc khi thu hồi đất thì đời sống mới ổn định sau dự án đƣợc.

Thứ năm, đối với ngƣời lao động độ tuổi từ 45 trở lên, khó có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khi bị thu hồi đất, quận và thành phố cần dành một phần đất trong hoặc sát với vùng dự án đang thực hiện cấp cho ngƣời dân để tổ chức các hoạt động dịch vụ nhƣ bán hàng tạp hoá, quán ăn, quán nƣớc, sửa chữa xe máy,... phục vụ sinh hoạt cho ngƣời dân và lao động trong vùng dự án.

Thứ sáu, đối với lực lƣợng lao động là thanh niên khi thực hiện di dân tái định cƣ hoặc thu hồi đất, cần đánh giá đúng thực trạng lao động, việc làm của những hộ sau khi bị thu hồi đất. Trên cơ sở đó, quận, các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp mới có đƣợc kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho ngƣời lao động sát với yêu cầu của các doanh nghiệp. Điều này tránh cho ngƣời lao động không đủ năng lực nhƣng vẫn theo học để rồi lại hoặc tự bỏ nghề, hoặc bị doanh nghiệp sa thải.

Thứ bảy, nghiên cứu, tổng kết, nhân rộng các mô hình hiệu quả tạo việc làm cho ngƣời lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhƣ lập quỹ hỗ trợ dạy nghề từ tiền thu của địa phƣơng cho thuê đất và từ nguồn kinh phí giải phóng mặt bằng, sự hỗ trợ của ngân sách và của doanh nghiệp; dành tỷ lệ nhất định đất cho các hộ gia đình trong vùng chuyển đổi đất để làm kinh tế gia đình (dịch vụ), giải quyết việc làm cho số lao động lớn tuổi; tổ chức khu tái định cƣ theo nghề nghiệp để gắn tái định cƣ với tái tạo việc làm; phát triển dịch vụ ngoài khu công nghiệp… Đối với lao động trẻ nên dùng một phần tiền đền bù để đào tạo nghề bắt buộc cho họ, đồng thời có cơ chế buộc các doanh nghiệp đƣợc sử dụng đất thu hồi phải có trách nhiệm tuyển dụng số thanh niên đƣợc đào tạo này vào làm việc.

Ngoài ra, nếu có thể, nên có nhiều hình thức đền bù, hỗ trợ khác nhau, phù hợp với điều kiện thực tế trƣớc giải tỏa của các hộ dân. Ví dụ nhƣ, ƣu tiên việc làm đối với ngƣời bị mất việc do bị thu hồi đất; bố trí vị trí có thể buôn bán kinh doanh trong khu tái định cƣ đối với các hộ trƣớc dự án có buôn bán kinh doanh; hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí đối với lao động chƣa có chuyên

76

môn... Chính quyền địa phƣơng cũng cần chủ động có các biện pháp hƣớng dẫn ngƣời dân sử dụng tiền đền bù một cách có hiệu quả. Ví dụ nhƣ thông qua các cơ quan đoàn thể, tổ chức các đợt tuyên truyền hƣớng dẫn ngƣời dân về những cách quản lý về tài chính hiệu quả sau dự án, từ đó ngƣời dân sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong quyết định của họ.

Giải pháp về năng lực nhà đầu tư

Thực hiện rà soát, kiểm tra dự án nào đủ vốn, có nguồn ổn định thì mới cho thực hiện triển khai tránh gây lãng phí quỹ đất. Rất nhiều dự án đang triển khai vì thiếu vốn, vì vậy cần có biện pháp để nhà đầu tƣ thực hiện đúng cam kết về vốn cho dự án. Nếu không thu xếp đƣợc nguồn vốn thì không cho triển khai dự án. Nên có biện pháp kiểm tra tiến độ thƣờng xuyên đối với các dự án để có biện pháp giải quyết thích hợp nhanh chóng.

Thực hiện các biện pháp để thu hút các nhà đầu tƣ có nguồn lực tài chính mạnh đến đầu tƣ tại đại bàn. Một số biện pháp thu hút đầu tƣ nhƣ:

-Địa phƣơng cần cho các nhà đầu tƣ tƣ nhân thấy đƣợc lợi ích mà các dự án này mang lại. Khuyến khích nhà đầu tƣ, có những ƣu đãi cho họ và kêu gọi xã hội hóa nhiều dự án đầu tƣ.

-Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng làm nền tảng thu hút, kêu gọi các dự án đầu tƣ vào địa bàn. Rút ngắn thời gian thi công, sớm đƣa công trình vào sử dụng mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, kêu gọi đầu tƣ từ nhiều nguồn khác nhau để cơ sở hạ tầng sớm hoàn thiện là môi trƣờng tốt để phát triển kinh tế.

-Phát huy và tận dụng mọi nguồn lực sẵn có trong địa bàn, chủ động tìm kiếm đối tác để đầu tƣ vào những dự án đã đƣợc xác lập. Ngoài ra, những dự án trong quy hoạch chung mà không đủ kinh phí thì chủ động hợp tác với các nhà đầu tƣ để dự án sớm hoàn thành.

-Xây dựng các danh mục dự án ƣu tiên kêu gọi vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với các thông tin cụ thể về mục tiêu, quy hoạch đất, địa điểm, giá đất, thế mạnh của tỉnh… đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, cổng thông tin của quận để làm cơ sở cho việc tổ chức các chƣơng trình vận động đầu tƣ.

-Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến cấp giấy chứng nhận đầu tƣ, Giấy phép đăng ký kinh doanh; hoàn chỉnh quy chế phối hợp liên ngành về cấp giấy chứng nhận đầu tƣ làm cơ sở xây dựng một cửa liên thông.

77

Nên cần phải nâng cao trình độ chuyên môn và nhận thức của cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý. Cần nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phƣơng từ tỉnh xuống cơ sở.

Củng cố, bổ sung đủ nhân lực cho bộ máy làm công tác xúc tiến đầu tƣ của quận, có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên ngành. Muốn thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ thì công tác xúc tiến quảng bá phải thực sự hiệu quả, phải có đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao đạo dức tốt.

78

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Từ kết quả điều tra phỏng vấn và các tìm hiểu nghiên cứu tình hình các dự án, thu nhập và việc làm của ngƣời dân, đề tài đã đánh giá đƣợc phần nào hiệu quả của các dự án đầu tƣ trên địa bàn quận Ninh Kiều. Kết quả nghiên cứu thể hiện ở một số điểm chính sau:

Thứ nhất, các dự án còn ảnh hƣởng nhiều vƣớng mắc trong công tác giải

phóng mặt bằng thu hồi đất. Một số dự án thiếu vốn đầu tƣ trong quá trình xây dựng, tồn kho nhiều thành phẩm và tồn kho phần nguyên vật liệu dở dang khi thiếu vốn trong quá trình xây dựng. Năng lực của nhiều nhà đầu tƣ còn nhiều hạn chế yếu kém không phù hợp với một số dự án trúng thầu làm chất lƣợng công trình không đúng thiết kế.

Nhiều dự án nằm trong tình trạng treo nhiều năm không đƣợc giải quyết. Một số nơi nằm trong quy hoạch tổng thể của thành phố nhƣng chƣa có dự án đầu tƣ cụ thể. Đời sống ngƣời dân trong vùng gặp nhiều khó khăn.

Tình hình tài chính của các dự án đều khá tốt, với cơ cấu vốn tƣơng đối hợp lý. Tuy nhiên các dự án đầu tƣ của nhà nƣớc chiếm tỷ trọng lớn về vốn trong tổng số các dự án.

Thứ hai, qua phân tích 2 hàm thu nhập trƣớc dự án và sau dự án, các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập trƣớc dự án là trình độ học vấn, số nhân khẩu và phần diện tích đất bị thu hồi. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập sau dự án ngoài ba biến trên còn có thêm biến biến bị tác động bởi dự án. Các biến khác đƣợc đƣa vào mô hình thì không có ý nghĩa thống kế. Nhìn chung có thể kết luận, các dự án đầu tƣ có ảnh hƣởng đến thu nhập của ngƣời dân trong vùng dự án. Tuy nhiên theo số liệu thì mức chênh lệch trƣớc và sau dự án là không nhiều.

Tuy ảnh hƣởng về mặt thu nhập đối với các hộ dân là không quá lớn nhƣng ảnh hƣởng về điều kiện cuộc sống là đáng kể. Nhiều dự án sau khi hoàn thành nhƣng không cải thiện đƣợc cuộc sống ngƣời dân, không có chƣơng trình đào tạo nghề hỗ trợ việc làm, hậu tái định cƣ cho ngƣời dân. Cuộc sống mới trong các khu tái định cƣ cũng không đem lại sự hài lòng cho ngƣời dân. Phần lớn ngƣời dân trong cuộc khảo sát đều cho rằng, họ không thích cuộc sống mới sau khi bi giải tỏa đất, điều kiện sinh hoạt giảm.

79

Ngoài ra, kết quả phân tích hai hàm về việc làm cũng cho thấy các dự án có ảnh hƣởng đến việc làm của lao động của các hộ dân.

Thứ ba, đƣa ra đƣợc một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho các dự án đầu tƣ trên đại bàn quận Ninh Kiều về các mặt nhƣ giải phóng mặt bằng, nguồn vốn, chính sách.

6.2 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Hạn chế thuộc về mẫu nghiên cứu đƣợc chọn theo phƣơng pháp thuận tiện, dữ liệu thu thập đƣợc có thể bị ảnh hƣởng một phần bởi ý kiến chủ quan của ngƣời trả lời nên chƣa phản ánh đúng thực trạng của các yếu tố nhƣ chính sách, kinh tế… trong điều kiện thực hiện dự án.

Mô hình chỉ mới giải thích đƣợc vấn đề nghiên cứu ở mức độ thấp khi nhân rộng ra tổng thể (hơn 50% các yếu tố là không quan sát đƣợc). Một số biến quan trọng không có ý nghĩa thống kê, tuy trên quan sát thực tế là có xảy ra. Nguyên nhân có thể do kích thƣớc mẫu còn nhỏ so với quy mô nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu còn hẹp. Mô hình về việc làm cũng xảy ra tƣơng tự.

Các chính sách, giải pháp đƣợc kiến nghị trong nghiên cứu còn mang nặng tính định tính, còn nhiều quan điểm cá nhân.

Bên cạnh đó, nghiên cứu còn nhiều thiếu sót, chƣa đánh giá đầy đủ về hiệu quả của các dự án đầu từ về mặt doanh nghiệp, chủ đầu tƣ, chƣa xét đến các yếu tố có ảnh hƣởng đến hiệu quả về chi phí, tiến độ của dự án nhƣ tổng mức đầu tƣ, mối quan hệ giữa các cơ quan chức năng nhà nƣớc, vấn đề an toàn lao động, việc bồi thƣờng tổn thất thiệt hại trong triển khai thi công, hình thức hợp đồng, trình độ áp dụng khoa học công nghệ, hay các yếu tố liên quan đến vấn đề xã hội, văn hóa… Đây cũng là hƣớng mở ra cho các nghiên cứu tiếp theo.

6.3 KIẾN NGHỊ

Đối với quận

Chính sách đền bù: Quận cần có chính sách đền bù đúng đắn và công bằng, mức đền bù ấn định phải phù hợp với chi phí thay thế các tài sản bị mất; nghĩa là đền bù theo giá thị trƣờng. Việc xác định khung giá bồi thƣờng về đất, nhà, vật kiến trúc và cây cối hoa màu cần phải tuân thủ kết quả điều tra, phỏng vấn ý kiến của ngƣời dân ở các nơi dự kiến thu hồi, đồng thời tham khảo giá đất ở thị trƣờng bất động sản. Từ đó xây dựng khung giá ngang bằng với giá thị trƣờng để bồi hoàn trong điều kiện bình thƣờng. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng hệ số trƣợt giá K nào đó để điều chỉnh linh động khung giá cố định nêu trên phòng khi có sự biến động giá của thị trƣờng bất động sản.

80

Đối với chính sách đào tạo, chuyển đổi nghề không nên bó hẹp ở phạm vi bồi thƣờng bằng tiền cho đối tƣợng ngƣời dân mất đất nhƣ hiện nay, cần có chính sách đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho các đối tƣợng mất đất kinh doanh nhƣ hiện nay, đào tạo nghề bắt buộc theo yêu cầu của ngƣời học nghề. (có hƣớng nghiệp trên cơ sở nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, cơ quan tuyển dụng lao động và thị trƣờng lao động, kể cả xuất khẩu lao động)

Chính sách tái định cƣ: cần có chƣơng trình tái định cƣ và căn hộ tái định cƣ đa dạng cho những hộ có thu nhập thấp hoặc nhận đƣợc tiền bồi thƣờng ít. Đối với những hộ sống bằng nghề kinh doanh buôn bán trƣớc đó cần dành cho họ một khu trong khu tái định cƣ hoặc sát với khu công nghiệp để kinh doanh mua bán nhƣ lúc trƣớc.

Chính sách về quy hoạch: nên cho phép các hộ dân trong vùng quy hoạch có thể sửa chửa nhà cửa, đƣờng đi, trồng trọt, sang bán đất hay nói cách khác là đƣợc sử dụng đất nhƣ ngƣời dân ngoài vùng quy hoạch nếu có lý do chính đáng.

Đối với công tác tổ chức dạy nghề, để thực hiện công tác đào tạo có kết quả tốt, cần khảo sát, nghiên cứu xây dựng chƣơng trình đào tạo, dạy nghề gắn với nhu cầu của sự phát triển của các doanh nghiệp tại địa phƣơng; đồng thời cần tăng cƣờng lực lƣợng nòng cốt để mở rộng mạng lƣới dạy nghề, hƣớng dẫn dạy nghề cho các cơ sở tại các phƣờng trong quận, thành phố.

Đối với các hộ bị giải tỏa phải di dời chỗ ở

Bên cạnh các chính sách về bồi thƣờng tái định cƣ và phục hồi thu nhập hậu tái định cƣ của quận, ngƣời dân cần nổ lực thích nghi tốt hơn với nơi sinh sống mới. Cụ thể:

-Chú trọng nhất tự thân ngƣời dân phải nâng cao đƣợc ý thức cải thiện thu nhập, việc làm của gia đình mình chứ không bị động chờ chính quyền sắp xếp.

-Ngƣời dân cần có ý thức nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp chuyên môn để chủ động tìm việc.

-Ngƣời dân nâng cao hiệu quả sử dụng tiền đền bù vào mục đích đầu tƣ nâng cao kỹ năng làm việc và mở rộng công việc làm ăn để cải thiện thu nhập.

-Ngoài ra, ngƣời dân cần năng động đăng kí trong việc học nghề theo thời gian quy định khi chính quyền có chính sách để cải thiện thu nhập của ngƣời dân.

81

Đối với chủ đầu tƣ

Nên có năng lực tài chính mạnh rõ ràng khi quyết định thực hiện đầu tƣ vào dự án nào đó. Chủ đầu tƣ làm sao phải chứng minh đƣợc năng lực tài chính của mình đủ để thực hiện đƣợc dự án nhƣ là nguồn vốn của mình, tổ chức hay ngân hàng bảo lãnh và khả năng thu xếp đƣợc vốn từ đâu.

Nên thực hiện tốt công tác tái định cƣ cho ngƣời dân. Việc tái định cƣ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và tác động của các dự án đầu tư đến thu nhập và việc làm của người dân trong vùng dự án ở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)