PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và tác động của các dự án đầu tư đến thu nhập và việc làm của người dân trong vùng dự án ở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 31)

2.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

2.3.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ Sở Kế hoạch đầu tƣ, Cục Thống kê, qua các sách báo, internet…

2.3.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các hộ dân đang sinh sống trong khu vực có dự án đầu tƣ và các nhà quản lý của các dự án liên quan.

Phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện.

Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng để thực hiện đề tài vì những hạn chế về thời gian và chi phí khi thực hiện nghiên cứu. Bởi do một số hộ dân bị giải tỏa trắng đã di chuyển đi nơi khác sinh sống nên việc tìm kiếm họ là rất khó khăn.Vì vậy việc tiếp cận chủ hộ cũng gặp khó khăn hơn. Nên chọn mẫu thuận tiện sẽ giúp ngƣời phỏng vấn dễ tiếp xúc với đối tƣợng đƣợc phỏng vấn. Từ đó, tiết kiệm đáng kể chi phí khi thực hiện nghiên cứu.

Tuy nhiên, do phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện là một phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất nên dẫn đến tính đại diện của kết quả nghiên cứu không tốt nhƣ các cách chọn mẫu theo xác suất khác do không chọn đƣợc những ngƣời dân mang những đặc tính đặc trƣng của tổng thể.

Để hạn chế ảnh hƣởng của việc lấy mẫu thuận tiện, khi thu thập số liệu, tác giả sẽ thu mẫu ở những địa điểm tập trung nhiều hộ dân bị ảnh hƣởng bởi dự án ở nhiều nhiều dự án khác nhau. Bảng 2.5 thể hiện cơ cấu mẫu theo địa bàn nghiên cứu.

21

Bảng 2.5: Mô tả cỡ mẫu theo địa bàn nghiên cứu

STT Địa bàn phỏng vấn Số quan sát (đối tƣợng) Tỷ lệ (%) Phƣơng pháp phỏng vấn 1 Phƣờng An Bình 47 37,01 Phỏng vấn trực tiếp 2 Phƣờng An Khánh 60 47,24 Phỏng vấn trực tiếp 3 Phƣờng Cái Khế 14 11,02 Phỏng vấn trực tiếp 4 Phƣờng An Phú 6 4,72 Phỏng vấn trực tiếp Tổng 127 100

2.3.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

Đề tài sử dụng phần mềm SPSS và Excel để tiến hành phân tích số liệu thu thập thông qua bảng câu hỏi đƣợc soạn sẵn và các số liệu thứ cấp. Phƣơng pháp phân tích đƣợc chọn ứng với từng mục tiêu cụ thể nhƣ sau:

- Mục tiêu 1: Tìm hiểu tổng quan về thực trạng dự án đầu tƣ và tiến độ thực hiện các dự án bằng cách sử dụng số liệu thứ cấp kết hợp với việc so sánh các số tƣơng đối, số tuyệt đối theo thời gian để có cái nhìn khái quát về tình hình dự án đầu tƣ.

- Mục tiêu 2: Sử dụng các chỉ tiêu về tài chính và tiến độ kết hợp phân tích kết quả khảo sát một số dự án đại diện trên địa bàn nghiên cứu để đánh giá hiệu quả các dự án đầu tƣ.

- Mục tiêu 3 và 4:

+ Sử dụng phƣơng pháp tần suất và phƣơng pháp mô tả trong thống kê để biết sơ lƣợc về đối tƣợng ngƣời dân đƣợc phỏng vấn.

+ Sử dụng một số công cụ kiểm định trong thống kế để kiểm định, kiểm tra các giả thiết đƣợc đặt ra.

+ Dùng hàm hồi quy tuyến tính để xác định mức độ ảnh hƣởng của dự án đến thu nhập của ngƣời dân trong vùng dự án.

+ Dùng hàm hồi quy Binary Logistic để xác định ảnh hƣởng của dự án đến khả năng cải thiện việc làm của ngƣời dân trong vùng dự án.

- Mục tiêu 5: Đề xuất một số giải pháp nâng cao tiến độ dự án cũng nhƣ hiệu quả dự án xuất phát từ những phân tích ở các mục tiêu trên.

22

2.3.3 Sơ lƣợc lý thuyết các phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.3.1 Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

∆y = -

- : chỉ tiêu năm trƣớc. - : chỉ tiêu năm sau.

- ∆y: phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu của năm sau so với năm trƣớc của chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Từ đó có cách đánh giá chính xác các hoạt động phân tích (Mai Văn Nam, 2008).

2.3.3.2 Phương pháp so sánh số tương đối

Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

∆y = ( - / ) * 100 - : chỉ tiêu năm trƣớc. - : chỉ tiêu năm sau.

- ∆y: biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phƣơng pháp này nhằm làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu trong thời gian nghiên cứu. Việc so sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm cho thấy đƣợc sự tác động có liên quan đến các hoạt động trong phân tích. Từ đó có sự nhận diện rõ các hoạt động trong nghiên cứu (Mai Văn Nam, 2008).

2.3.3.3 Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê là tổng hợp các phƣơng pháp lý thuyết và ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin thu thập đƣợc.

Thống kê mô tả là một trong hai chức năng chính của thống kê (thống kê mô tả và thống kê ứng dụng). Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phƣơng pháp đo lƣờng, mô tả và trình bày số liệu.

23

Phƣơng pháp tần số: sử dụng bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt dữ liệu đƣợc xếp thành từng yếu tố khác nhau, dựa trên những tần số xuất hiện của các đối tƣợng trong cơ sở dữ liệu để so sánh tỷ lệ, phản ánh số liệu.

Giá trị trung bình (Mean): bằng tổng tất cả các giá trị biến quan sát chia cho số quan sát.

Phƣơng sai: là trung bình giữa bình phƣơng các độ lệch giữa các biến và trung bình của các biến đó.

Độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phƣơng sai (Mai Văn Nam, 2008).

2.3.3.4 Phương pháp kiểm định giả thiết

Kiểm định giả thiết là dựa vào các thông tin mẫu để đƣa ra kết luận bác bỏ hay chấp nhận về các giả thiết đó của thống kê. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu chấp nhận hay bác bỏ giả thiết phải hiểu theo nghĩa xác suất.

Có hai loại sai lầm trong kiểm định giả thiết:

Sai lầm loại 1: Giả thiết H0 đúng nhƣng qua kiểm định ta lại kết luận giả thiết sai, và do vậy bác bỏ giả thiết H0 ở mức ý nghĩa α nào đó. Có nghĩa là ta bác bỏ giả thiết đúng.

Sai lầm loại 2: Giả thiết H0 sai nhƣng qua kiểm định, ta lại kết luận giả thiết đúng, và do vậy chấp nhận giả thiết H0 ở mức ý nghĩa α nào đó. Có nghĩa là ta chấp nhận một giả thiết sai.

Tùy theo quan điểm và tính chất mà ngƣời ta cho sai lầm loại 1 hoặc loại 2 là nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, thông thƣờng thì ngƣời ta sẽ cho rằng sai lầm lại 1 là nghiêm trọng hơn mà thống kê cần tránh.

Quy trình tổng quát trong kiểm định giả thiết:

Bƣớc 1: Xây dựng giả thiết. Ta bắt đầu kiểm định giả thiết với một giả định về một vài tham số tổng thể và sử dụng dữ liệu mẫu để kiểm tra tính logic của giả định đó.

Bƣớc 2: Chọn mức ý nghĩa mong muốn. Khả năng phạm sai lầm loại 1 nhƣ đã trình bày đƣợc gọi là mức ý nghĩa và đƣợc ký hiệu là α. Trên thực tế, có 3 mức ý nghĩa thƣờng dung nhất là 0,10; 0,05 và 0,01 tƣơng ứng với độ tin cậy là 0,90; 0,95 và 0,99, phụ thuộc vào tính chủ quan của ngƣời nghiên cứu.

Bƣớc 3: Tính trị số thống kê hay giá trị thực tế của kiểm định. Trong bƣớc này, dựa vào các lý thuyết thống kê mà chúng ta lựa chọn công thức phù hợp để qui phân phối mẫu về phân phối nào đó. Giá trị thực tế của kiểm định là cơ sở để quyết định chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết không.

24

Bƣớc 4: Rút ra kết luận liên quan đến giả thiết không. Tƣơng ứng với mức ý nghĩa α và phân phối đƣợc xác định ở bƣớc 3 ta tìm giá trị lý thuyết của kiểm định, thông thƣờng là ta tra bảng hoặc sử dụng phần mềm máy tính để tìm đƣợc. Sau đó chúng ta so sánh giữa giá trị thực tế và giá trị lý thuyết của kiểm định để có kết luận phù hợp với giả thuyết không.

Bƣớc 5: Kết luận. Tùy thuộc vào nội dung nghiên cứu chúng ta sẽ đƣa ra kết luận phù hợp với giả thuyết không (Mai Văn Nam, 2008).

2.3.3.5 Phương pháp hồi tuyến tính

a) Khái niệm

Mục đích của phƣơng pháp hồi qui tƣơng quan là ƣớc lƣợng mức độ liên hệ (tƣơng quan) giữa các biến độc lập (biến giải thích) đến biến phụ thuộc (biến đƣợc giải thích). Phƣơng pháp này đƣợc ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh để phân tích mối liên hệ giữa hai hay nhiều biến ngẫu nhiên.

Phƣơng trình hồi qui đa biến có dạng: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 +…+ βnXn Trong đó:

Y là biến phụ thuộc

Xi là các biến độc lập, i= 1, 2, 3,…, n β0, β1, β2, …, βn là các tham số hồi qui

Kết quả tính toán có các thông số cơ bản nhƣ sau:

Multiple R (Multiple correlation coefficient): hệ số tƣơng quan bội. Nói lên mối quan hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập X. Khi

càng lớn, mối liên hệ càng chặt chẽ.

Hệ số xác định (Multiple coefficient of determination): tỷ lệ % biến động của Y đƣợc giải thích bởi các biến Xi.

Adjusted R Square: hệ số xác định đã điều chỉnh, dùng để trắc nghiệm xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa không. Khi thêm vào một biến mà R tăng lên thì ta quyết định thêm biến đó vào phƣơng trình hồi qui.

P value (probability value): giá trị P là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó bắt đầu bác bỏ giả thuyết H0.

Residual: phần dƣ của mô hình.

SS (sum of squares): tổng bình phƣơng. df: độ tự do.

25

Number of obs: số lƣợng các quan sát (số lƣợng mẫu)

* Phƣơng pháp ƣớc lƣợng thƣờng dùng nhất trong việc khảo sát các mô hình tuyến tính là phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất – ordinary least squares (OLS) (Mai Văn Nam, 2008).

b) Các lỗi thƣờng gặp của một mô hình hồi qui tuyến tính: - Phƣơng sai sai số thay đổi

- Tự tƣơng quan - Đa cộng tuyến - Bỏ sót biến

2.3.3.6 Phương pháp mô hình hồi quy Binary logistic

Mô hình hồi quy Binary Logistic sử dụng biến phụ thuộc Y ở dạng nhị phân để ƣớc lƣợng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin biến độc lập có đƣợc. Biến Y nhận 2 giá trị là 0 và 1, với 0 là sự kiện không xảy ra và 1 là sự kiện xảy ra.

Mô hình hồi quy Binary Logistic có dạng nhƣ sau: [

] Với: P(Y=1) là xác suất để sự kiện xảy ra

P(Y=0) là xác suất để sự kiện không xảy ra

β2 cho biết khi Xi tăng 1 đơn vị thì loge của tỷ lệ [P(Y=1)/P(Y=0)] tăng β2 đơn vị. Đồng thời do Pi đồng biến với vế trái của phƣơng trình nên khi hệ số β2 mang dấu dƣơng thì tăng Xi sẽ làm tăng khả năng Y nhận giá trị 1 trong khi hệ số âm làm giảm khả năng này.

Tỷ số của xác suất để sự kiện xảy ra và xác suất để sự kiện không xảy ra đƣợc gọi là tỷ số odds. Tỷ số đó có dạng: Trong đó: Zi = β1+ β2Xi

Mức độ phù hợp của mô hình hồi quy Binary Logistic đƣợc đo lƣờng bằng chỉ tiêu -2LL (viết tắt của -2 log likelihood). -2LL càng nhỏ càng thể hiện mức độ phù hợp của mô hình càng cao. Ngoài ra, ta có thể kiểm định ý nghĩa của các hệ số bằng kiểm định Wald.

26

CHƢƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU – QUẬN NINH KIỀU

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 3.1.1 Vị trí địa lí 3.1.1 Vị trí địa lí

Về tọa độ địa lí, thành phố Cần Thơ nằm trong giới hạn105o13’38” đến 105o50’35” kinh độ Đông và 9o55’08” đến 10o19’38” vĩ độ Bắc, trung tâm thành phố Cần Thơ cách thành phố Hồ Chí Minh 170km.

Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm vùng ĐBSCL, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu, phía Bắc giáp An Giang, phía Nam giáp Hậu Giang, phía Tây giáp Kiên Giang, phía Đông giáp Vĩnh Long và Đồng Tháp.

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Cần Thơ

Hình 3.1 Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ

Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm vùng ĐBSCL, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu, phía Bắc giáp An Giang, phía Nam giáp Hậu Giang, phía Tây giáp Kiên Giang, phía Đông giáp Vĩnh Long và Đồng Tháp.

27

Trung tâm thành phố Cần Thơ cách thành phố Hồ Chí Minh 170km về hƣớng Đông Bắc theo Quốc lộ 1A cách các đô thị lớn của vùng ĐBSCL trong cự ly khoảng 60-120km, thuận lợi mở rộng giao lƣu và ảnh hƣởng kinh tế đến các tinh lân cận, đặc biệt là các tỉnh vùng Tây Nam sông Hậu và Tứ Giác Long Xuyên. Ngoài ra, trong một số lĩnh vực kinh tế, thành phố Cần Thơ có khả năng vƣơn xa đến thành phố Hồ Chí Minh và vùng trọng điểm kinh tế phía Nam.

3.1.2 Lịch sử hình thành

Năm 1739, vùng đất Cần Thơ đƣợc khai phá và chính thức có mặt trên dƣ đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Cùng phát triển với những thăng trầm của lịch sử dân tộc Việt Nam, vùng đất Trấn Giang đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính.

-Thời Nhà Nguyễn, Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang.

-Thời Pháp thuộc, Cần Thơ đƣợc tách ra thành lập tỉnh, một thời đƣợc mệnh danh là Tây Đô, và là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ.

-Đến Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Cần Thơ đổi thành tỉnh Phong Dinh.

-Sau năm 1975, tỉnh Phong Dinh, tỉnh Ba Xuyên và tỉnh Chƣơng Thiện hợp nhất để thành lập tỉnh Hậu Giang, trong đó thành phố Cần Thơ là tỉnh lỵ.

-Cuối năm 1991, tỉnh Hậu Giang lại chia thành hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Thành phố Cần Thơ là tỉnh lỵ tỉnh Cần Thơ.

-Ngày 26/11/2003, Quốc Hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11, tỉnh Cần Thơ đƣợc chia thành thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ƣơng và tỉnh Hậu Giang.

3.1.3 Khí hậu

Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28°C, số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 2.249,2h, lƣợng mƣa trung bình năm đạt 1600 mm. Độ ẩm trung bình năm giao động từ 82% - 87%. Do chịu ảnh hƣởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm.

28

3.1.4 Đất đai và sông ngòi

Tổng diện tích đất tự nhiên 140.894,92 ha chiếm 3,47% diện tích vùng ĐBSCL; trong đó đất nông nghiệp là 115.091,52 ha chiếm 81,69%; Đất phi nông nghiệp 25.607,9 ha chiếm 18,18%; Đất chƣa sử dụng 195,5 ha chiếm 0,14%.

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 của thành phố Cần Thơ

Đất Năm 2012 (ha) Cơ cấu (%)

Đất nông nghiệp 115.091,52 81,69

Đất phi nông nghiệp 25.607,9 18,18

Đất chƣa sử dụng 195,5 0,13

Tổng 140.894,92 100,00

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ, 2012

Thành phố Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Mê Kông bồi đắp và đƣợc bồi lắng thƣờng xuyên qua nguồn nƣớc có phù sa của dòng sông Hậu. Địa chất trong thành phố đƣợc hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 mét có hai loại trầm tích là Holocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).

Địa hình nhìn chung tƣơng đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngƣ nghiệp, với độ cao trung bình khoảng 1 – 2 mét dốc từ đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và tác động của các dự án đầu tư đến thu nhập và việc làm của người dân trong vùng dự án ở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)