Các giải pháp tuyên truyền, tăng cường nhận thức người dân

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đến chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên. (Trang 60)

- Nhằm bảo vệ môi trường nước sông cầu ,các ngành, các cấp chính quyền liên quan và toàn thể nhân dân tỉnh Thái Nguyên cần thực hiện đồng thời các nhóm giải pháp liên quan đến thể chế chính sách, các biện pháp giảm ô nhiễm nước thải, đồng thời phải nâng cao biện pháp tuyên truyền giáo dục để toàn dân góp phần tham gia bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn. Cụ thể là:

- Cần đẩy mạnh các nguồn tài trợ cho các hoạt động phân phát tờ rơi, các tài liệu miễn phí ở các lễ hội, sự kiện của địa phương hay cơ quan nhà nước nhằm cung cấp thông tin một cách có hiệu quả và giúp cho cộng đồng tham gia một cách tích cực hơn trong công cuộc bảo vệ môi trường.

- Cần thiết phát triển các tài liệu mang tính giáo dục cho những đối tượng cụ thể, muốn tiếp cận có hiệu quả tất cả các đối tượng cần phải nắm bắt được tâm lý của họ, để giúp họ thu nhận thôn g tin bảo vệ môi trường một các tốt nhất.

- Khi thực hiện các dự án, quy hoạch về dự án bảo vệ môi trường nước, cần cung cấp các thông tin về dự án cũng như tầm quan trọng của dự án tới cộng đồng trong đó giải thích ảnh hưởng của việc thực hiện dự án đến cuộc sống, sinh hoạt và cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất, phối hợp một cách hiệu quả với chính quyền và các cơ quan liên quan để thực hiện mục tiêu của dự án.

- Khuyến khích người dân tham gia làm sạch và bảo vệ môi trường như dọn dẹp đường phố, nạo vét lòng sông, làm sạch rác bên bờ sông, trồng cây xanh … đồng thời cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho các hoạt động này như nguồn tài chính, công tác tuyên truyền, công tác chăm sóc và bảo vệ người dân trong quá trình tham gia. Cần khuấy động phong trào thi đua làm tốt giữa các cụm và các khối dân cư, nên có chế độ khen thưởng bồi dưỡng thỏa đáng cho những người tham gia để khích lệ động viên tinh thần.

- Tuyên truyền cho nhân dân cũng như các doanh nghiệp ý thức bảo vệ môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn môi trường đã được nhà nước quy định.

Phn V

KT LUN VÀ KIN NGH 5.1. Kết luận

Kết quả phân tích, đánh giá ảnh hưởng của nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đến chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên, ta thấy được đã có biểu hiện ô nhiễm hữu cơ. Cụ thể là:

- Giá trị BOD5 vượt khá cao trên mức cho phép , giá trị cao nhất tại vị trí 2 đợt 2 là 38,37 mg/l vượt tiêu chuẩn (cột A1) 9,5925 lần.

- Chỉ tiêu COD tuy chưa vượt QCVN 08:2008 (cột B2) nhưng cũng đạt giá trị rất cao, giá trị cao nhất tại vị trí 2 đợt 1 là 41,6 mg/l thấp hơn tiêu chuẩn (cột B2) nhưng vẫn cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn (cột A1) 4,16 lần.

- Hàm lượng TSS trong nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ quá cao cũng đang gây ảnh hưởng nhất định tới chất lượng nước sông Cầu. Cụ thể giá trị TSS cao nhất tại vị trí 2 đợt 1 là 80,50 mg/l, vượt QCVN 08:2008 (cột A1) 4,01 lần.

- Ngoài BOD5, COD, TSS thì nước thải nhà máy giấy cũng tác động tới các chỉ tiêu khác như pH, DO, NO3- tuy nhiên mức tác động không lớn, không gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước sông Cầu. Mặc dù vậy cũng cần có sự theo dõi và quản lí chặt ché của cơ quan chức năng, tránh để mức ô nhiễm tăng cao gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Nguyên nhân chính khiến chất lượng nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ có hàm lượng BOD5, COD, TSS quá cao gây ô nhiễm hữu cơđến sông Cầu là do trong thời gian này, hệ thống xử lí nước thải và xả thải đang được xây dựng lại, điều này khiến nước thải nhà máy giấy không được xử lí đạt hiệu quả triệt để.

Nước thải từ sản xuất công nghiệp, chất hóa học nông nghiệp, chăn nuôi, tuyển rửa khoáng sản, nước thải sinh hoạt của thành phố Thái Nguyên và các thị trấn ven sông là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông Cầu, vi cho đến nay các sông, suối, hồ thuộc lưu vực sông vẫn là nơi tiếp nhận nước thải trực tiếp từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt... Các nguồn thải này chính là áp lực đối với các nguồn nước lưu vực sông Cầu.

Kể từ khi Nhà Nước ban hành luật BVMT, Thái Nguyên đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lí, bảo vệ môi trường, đã đạt được một số kết quả nhất định như tuyên truyền để nhận thức và ý thức BVMT của cộng đồng đang dần được nâng cao, các thủ tục hành chính về BVMT được thực thi khá đầy đủ... Tuy nhiên do những điều kiện khách quan và chủ quan nên còn nhiều mặt hạn chế.

5.2. Kiến nghị

• Đối với nhà máy sản xuất giấy Hoàng Văn Thụ:

- Nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng lại hệ thông xử lí và xả thải của nhà máy, tránh để nguồn nước thải không được xử lí triệt để thải trực tiếp ra sông Cầu.

- Nhà máy sản xuất giấy Hoàng Văn Thụ cần tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo các chất thải ra ngoài môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép theo TCVN.

• Đối với cán bộ quản lí môi trường:

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Đóng cửa, di dời các cơ sở sản xuất vi phạm các quy định pháp luật và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong các khu dân cư, cụm công nghiệp, các khu quy hoạch.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, luật chính sách bảo vệ môi trường trên mọi phương tiện thông tin đại chúng.

TÀI LIU THAM KHO I. Tiếng Việt

1. Bộ tài nguyên và môi trường, Diễn biến môi trường Việt Nam – môi

trường nước năm 2003.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2007, Khái quát về lưu vực sông Cầu.

3. Lê Xuân Cảnh, 2006, Đánh giá hiện trạng tài nguyên sinh vật, đề xuất quy

hoạch phát triển và quản lí hữu hiệu tài nguyên sinh vật phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên. Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật.

4. Hà Nội mới online,Cơ quan của Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam,Thành phố Hà Nội, Nước không tận

“,http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/Congnghe/162457/nuoc-

khong-la-vo-tan.htm

5. Cục bảo vệ môi trường Việt Nam, Báo cáo kết quả quan trắc môi trường lưu vực sông Cầu năm 2005, Thái Nguyên, 01/2006.

6. Đỗ Hoài Dương, Nguyễn Hồng Khánh, Phạm Văn Tân, Lưu Xuân Viện,

hiện trạng chất lượng nước lưu vực sông Cầu, năm 2000, nxb khoa học kĩ thuật Hà Nội.

7. Huỳnh Thu Hòa –Võ Văn Bé,Quản trị Tài nguyên nước,

http://vietsciences1.free.fr/vietscience/giaokhoa/biology/moitruongvaconn guoi/tainguyennuoc.htm

8. Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thục Nhu, Nguyễn Văn Cư (1988). Đánh giá tác động của hoạt động công nghiệp đến môi trường nước mặt thành phố

Thái Nguyên, Tuyển tập các công trình nghiên cứu Địa lý, Nxb Khoa học kỹ thuật Hà Nội.

9. Trần Thị Thu Hương, 2001, Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng để đánh giá hiệu quả việc xây dựng hệ thống xử lí nước thải của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ.

10. Trần Hiếu Nhuệ, 2007, chuyên đề Hiện trạng môi trường lưu vực sông Cầu, các

11. Dư Ngọc Thành, 2008, Quản lý tài nguyên nước, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

12. Bùi Ngọc Phi, 2013, Đánh giá thực trạng nước mặt sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

13. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ,2005, Luật Bảo vệ

Môi trường, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

14. Lô Thị Tiềm (2005), Tổng quan các vấn đề môi trường và công tác quản lí,bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên. Cục bảo vệ môi trường, Dự án thông tin và báo cáo môi trường.

15. Trung tâm quan trắc môi trường, sở tài nguyên và môi trường tỉnh Thái

Nguyên, báo cáo hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Cầu năm 2006, Thái Nguyên.

16. Trung tâm quan trắc và công nghệ môi trường, Báo cáo kết quả quan trắc giám sát môi trường định kì lần 3 năm 2013, công ty cố phần giấy Hoàng

Văn Thụ.

17. Phạm Song, 2006, Môi trường và cuộc sống, tập 1, Nxb Hội nước sạch và vệ sinh môi trường Việt Nam.

II. Tiếng anh

18. Alexander P.Economopoulos, Assessament of sources of air, water and

land pollution part one, 1993, Word Health Organization, Geneva.

19. Escap,1994, Guidelines on monitoring methodoligles for water, air and toxic chemicals, Newyork.

20. Pradyot Patnaik (1997): Handbook of Environmental Analysis, Lewis Publishers.

21. Speafico M, 2002, Protection of water sourses, water Quality and Quality Ecosystems, Bangkok.

PHỤ LỤC ẢNH

Trước điểm tiếp nhận nước thải Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ 100m về phía thượng lưu.

Sau điểm tiếp nhận nước thải Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ 50m về phía hạ lưu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đến chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên. (Trang 60)