69 80,5 55,5 67,24 76,82 52,36 92,2 54,5 97,3 0 20 40 60 80 100 120 VT1 VT2 VT3 T1 T2 Tháng 9/2013 A1 A2 B1 B2
Nhận xét:
Qua bảng 4.10 ta thấy tất cả các giá trị TSS trong nước sông Cầu đều vượt quá tiêu chuẩn QCVN 08:2008 (cột A và B1) và chỉ đạt tiêu chuẩn QCVN 08:2008 (cột B2). Điều này đồng nghĩa với việc nước sông Cầu chỉ có thể sử dụng vào mục đích giao thông đường thủy và các mục đích yêu cầu chất lượng nước thấp. Giá trị TSS thấp nhất tại vị trí 3 đợt 2 là 52,36 mg/l cũng cao hơn QCVN 08:2008 (cột A1) 1,268 lần, giá trị TSS cao nhất tại vị trí 2 đợt 1 là 80,50 mg/l vượt QCVN 08:2008 (cột B1) 1.61 lần. So với năm 2013 thì giá trị TSS trong nước sông Cầu giảm xuống đáng kể, lượng chất rắn lơ lửng trong nước giảm đồng nghĩa với chất lượng nước sông Cầu được cải thiện, dòng nước trong hơn, tránh tắc nghẽn dòng chảy, đời sống thủy sinh được đảm bảo. Tuy vậy ở khu vực cửa xả thải, lượng TSS lại có dấu hiệu gia tăng so với năm 2013, nguyên nhân là do hiện nay nhà máy giấy Hoàng Văn Thụđang tiến hành xây dựng lại hệ thống xả nước thải nên hệ thống xử lí nước thải nhà máy không đáp ứng đủ việc xử lí chất lượng nước thải ra sông Cầu. Hình 4.8 thể hiện độ biến thiên giá trị TSS có sự biến động rõ rệt, giá trị TSS tại khu vực cửa xả thải nhà máy giấy cao hơn khá nhiều so với giá trị TSS tại khu vực trước và sau cửa xả thải, điều này chứng tỏ nước thải nhà máy giấy gây ảnh hưởng tới nước sông Cầu, làm tăng lượng chất rắn lơ lửng trong nước sông, gây ảnh hưởng tới thẩm mĩ cũng như chất lượng nước sông Cầu. Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ cần nhanh chóng hoàn thiện và đưa hệ thông xử lí nước thải hoạt động trở lại, đồng thời nâng cấp, cải thiện hiệu suất xử lí nước thải ra sông Cầu, tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng sông Cầu.