Khái quát chung về nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đến chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên. (Trang 38)

4.1.2.1. Vị trí địa lí

Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụđược thành lập vào những năm đầu của thế kỉ, cho đến nay nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ được coi là cái nôi khai sinh của ngành giấy Việt Nam. Nằm tại phường Quán Triều, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, nhà máy tiếp giáp với:

- Phía Bắc nhà máy tiếp giáp với phường Tân Long - Phía Nam nhà máy tiếp giáp với phường Quang Vinh. - Phía Tây nhà máy tiếp giáp với quốc lộ 3. [9]

4.1.2.2. Hiện trạng môi trường nước thải

Do công nghệ sản xuất giấy của Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ là sản xuất giấy bao gói từ nguồn nguyên liệu giấy phế liệu (không có công đoạn nấu bột và tẩy trắng) nên đặc trưng ô nhiễm của nước thải chủ yếu là chất rắn lơ lửng và chất hữu cơ (thể hiện qua chỉ tiêu BOD5 và COD). Tuy nhiên hiện nay Nhà máy đã không ngừng đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, đầu tư hệ thống xử lý nước thải sản xuất tập trung nên đã hạn chế được rất nhiều các thành phần ô nhiễm trong nước thải.

Hình 4.2 : Quy trình tách nước, xử lý và tái sử dụng nước

[9]

Bảng kết quả đo và phân tích các thành phần trong nước thải nhà máy cho thấy tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn.

Quá trình nấu

Quá

trình rửa Quá trình xeo giấy

Hệ thống xử lí nước thải từ công đoạn nấu, rửa

Hệ thống xử lí nước thải xeo Nước cấp Tái sử dụng 1000 m3/ngđ Thải ra sông

Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lượng nước thải của nhà máy giấy như sau: Stt Mẫu nước Thông số Mầu pH BOD5 (mg/l) COD (mg/l) SS (mg/l)

1 Nước rửa 1 (bộ phận nấu) Đen kịt 9,97 24.000 50.280 399 2 Nước rửa 2 (bộ phận nấu) Đen 8,95 4.800 15.480 248 3 Nước thải xeo 1 Lờ nhờ 8,89 138 290 233 4 Nước thải xeo 2 Lờ nhờ 9,21 180 350 248 5 Nước thải xeo 3 Lờ nhờ 9,25 319 600 324 6 Nước thải xeo rửa nấu Đen 10,24 102 7 Nước thải tại cửa chính nhà máy Đen 10,10 46 8 Nước thải tại cửa xả ra sông Cầu Hơi đen 9,27 500 1.830 24 9 Tiêu chuẩn thải loại A 6-9 20 50 50 10 Tiêu chuẩn thải loại B 5,5-9 50 100 100 11 Tiêu chuẩn thải loại C 5-9 100 400 200

[9]

Tuy nhiên, với lưu lượng nước thải phát sinh từ nhà máy hàng ngày là khá lớn (khoảng 300 m3/ngày.đêm) nên tổng tải lượng chất ô nhiễm (bằng tích của lưu lượng nhân với nồng độ chất ô nhiễm hàng ngày xả xuống sông Cầu cũng sẽ là con số không nhỏ. Đây cũng chính là một nhân tố quan trọng góp phần làm giảm chất lượng nước mặt sông Cầu.

Bảng 4.6: Tổng lượng thải của nhà máy mỗi năm:

Công đoạn sản xuất Định mức nước (m3/tấn sản phẩm) Công suất (tấn/năm) Tổng lượng nước thải (m3/năm) Nấu bột 5 3.500 17.500 Rửa bột 100 3.500 350.000 Xeo giấy 200 3.500 700.000 [9]

Các nguồn phát sinh nước thải chính của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ: - Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên

- Nước thải sản xuất (nước dịch đen, nước thải rửa bột, nước thải xeo giấy) - Nước mưa rửa trôi bề mặt khu vực

- Nước vệ sinh máy móc thiết bị - Nước thải khi xảy ra sự cố

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đến chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên. (Trang 38)