Nước thải từ công nghiệp giấy

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đến chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên. (Trang 54)

Công nghiệp giấy là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm rất nghiêm trọng môi trường nước lưu vực sông Cầu. Với đặc trưng nhu cầu sử dụng nước rất lớn cho sản xuất có thể tới 40m3 nước/tấn giấy, các nhà máy giấy thường được xây dựng bên cạnh sông suối để tiện khai thác và xả thải, yếu tố này góp phần vào sự ô nhiễm đối với môi trường nước lưu vực sông Cầu.

Khu vực Thái Nguyên có 4 nhà máy sản xuất giấy là nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ (cạnh sông Cầu), nhà máy giấy Xuất Khẩu (cạnh suối Phượng Hoàng), nhà máy giấy Trường Xuân (khu vực Phổ Yên) và nhà máy giấy Delta (cạnh sông Đu). Tại hầu hết các nhà máy giấy này hệ thống xử lí đều hoạt động chưa hiệu quả. Nước thải lẫn kiềm (nhà máy giấy Delta, nhà máy giấy Xuất Khẩu) và bột giấy (nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ) được thải ra sông gây ô nhiễm rất nghiêm trọng tới nguồn nước tiếp nhận. Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ và nhà máy giấy Xuất Khẩu đã là đối tượng điều chỉnh của quyết định 64 – CP về xử lí triệt để các cơ sở gây ô nhiễm. [14]

4.3.8. Nước thải từ bệnh viện, sinh hoạt và nước rỉ rác

Hiện Thái Nguyên chưa có công trình xử lí nước thải tập trung, hầu hết các dòng thải được xả thẳng xuống kênh mương hoặc hệ thống thoát thải chung của toàn khu vực. Một số ít được xử lí bằng hệ thống bể phốt hố ga tự hoại, tương tự với nước thải các bệnh viện.

Nước thải đã là vấn đề nổi cộm của sự ô nhiễm sông Cầu. Toàn thành phố Thái Nguyên có 1 bãi rác chính là bãi rác Đá Mài diện tích khoảng 20ha phục vụ chôn lấp xử lí 200 tấn rác mỗi ngày. Tuy có hệ thống xử lí nước thải nhưng hoạt đông chưa ổn định và không đáp ứng được yêu cầu khi mưa lớn. [14]

Các dòng thải loại này chất gây ô nhiễm môi trường nước mặt sông Cầu chủ yếu là hàm lượng các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và đặc biệt là hàm lượng amoni rất cao. Đối với các tương đối tĩnh và lưu lượng thấp, nước thải sinh hoạt bệnh viện và nước rỉ rác có khả năng gây phú dưỡng rất cao và gây mất mĩ quan khu vực.

4.4. Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục và bảo vệ môi trường nước sông Cầu khỏi ảnh hưởng của nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ sông Cầu khỏi ảnh hưởng của nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ

4.4.1. Các giải pháp tối ưu

Việc nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đang tiến hành xây dựng lại hệ thống xả nước thải nên hệ thống xử lí nước thải nhà máy không đáp ứng đủ việc xử lí chất lượng nước thải ra sông Cầu đã khiến chất lượng nước thải nhà máy giấy không đáp ứng đầy đủ được các tiêu chuẩn, lượng nước thải này khi được đưa vào sông Cầu sẽ khiến chất lượng nước sông Cầu bị suy giảm đáng kể. Nhà máy giấy cần nhanh chóng xây dựng và đưa hệ thống xử lí chất thải vào hoạt động trở lại, đồng thời trong thời gian xây dựng cần đưa ra các giải pháp thiết thực xử lí lượng nước xả thải nhằm hạn chế đến mức tối đa tác động tiêu cực đến chất lượng nước sông Cầu.

Theo kết quả khảo sát thực địa cho thấy, tại khu vực đoạn sông nghiên cứu, dòng chảy bị hạn chế rất nhiều do trên bề mặt sông xuất hiện rất nhiều đồi cát (do quá trình khai thác cát sỏi tạo ra), bề mặt lòng sông không bằng phẳng – có nhiều vùng nước “chết”, điều này làm hạn chế rất nhiều quá trình tự làm sạch của sông (hạn chế quá trình pha loãng nước thải, hạn chế quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ và dinh dưỡng trong nước), gây ô nhiễm cục bộ.

Do đó, ngoài việc xử lý triệt để nước thải tại nguồn phát sinh trước khi đổ xuống sông thì việc nạo vét lòng sông, khơi thông dòng chảy tại đoạn sông cũng là một giải pháp quan trọng. Hơn nữa, trong tương lai gần, với điều kiện thực tế địa phương việc thực hiện hiện công tác xử lý triệt để các nguồn nước thải trước khi thải ra môi trường còn gặp nhiều khó khăn (đặc biết khó khăn trong việc thu gom và xử lý triệt để các nguồn thải dân sinh như nước thải sinh hoạt,...) thì việc nạo vét, khơi thông dòng chảy trên đoạn sông có thể được coi là giải pháp phù hợp và khả thi nhất.

Giảm thiểu, xử lý triệt để các nguồn nước thải phát sinh trước khi thải ra sông, đối với giải pháp này, việc xử lý triệt để các nguồn nước thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua việc áp dụng nghiêm túc và chặt chẽ các điều khoản quy định trong Luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đối với nước thải phát sinh từ các hoạt động dân sinh (nước thải sinh hoạt), các dòng thải mặt (nước mưa chảy tràn) thì việc thực hiện xử lý triệt nước thải tại nguồn trong điều kiện địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn.

4.4.2. Các giải pháp về luật, chính sách

- Để khuyến khích các nhà máy sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường , Nhà nước nên có những chính sách, biện pháp khuyến khích...

- Nhà nước cần phải có những công cụ hiệu quả để kiểm soát ô nhiễm nước như công cụ phí xả thải và sử dụng khoản tiền thu được phục vụ cho việc xử lý nước thải, áp dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Tuy nhiên, mức phí quy định là bao nhiêu thì cần phải nghiên cứu cụ thể , đểđưa ra những mức phí hợp lý, tránh trường hợp đánh phí quá khả năng tài chính của nhà máy, gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy.

- Điều 7 Luật BVMT đã quy định: " Tổ chức cá nhân sử dụng các thành

phần môi trường vào mục đích sản xuất, kinh doanh trong trường hợp cần thiết phải đóng góp tài chính cho việc bảo vệ môi trường. Chính phủ quy định các

- Điều 8 (Nghị định 175/CP) " Tất cả các tổ chức và cơ sở kinh doanh

đều phải tuân thủ hoàn toàn quy định đóng góp tài chính trong luật BVMT và phải bồi thường các thiệt hại gây ra đối với môi trường" [13]

- Đề tài quan trắc này nhắm góp phần đánh giá quy mô, mức độ ảnh hưởng của hoạt động sản xuất giấy ở nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đến chất lượng môi trường nước sông Cầu dựa trên cơ sở nền tảng là những tiêu chuẩn, nghịđịnh của luật BVMT Việt Nam. Từ đó xác định thiệt hại mà nhà máy gây ra cho cộng đồng và xã hội.

- Rà soát ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn luật trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu lực thi hành luật bảo vệ môi trường, luật tài nguyên nước và các luật liên quan khác.

- Xây dựng và ban hành các chế tài đủ mạnh đủ sức cưỡng chế trong việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường.

- Cụ thể hóa yêu cầu, quy định pháp luật về bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện của tỉnh.

- Xây dựng và ban hành chính sách xã hội hoá, khuyên khích các thành phần kinh tế tham gia quản lý và bảo vệ môi trường.

- Xây dựng và ban hành chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất sạch vào các khu công nghiệp. khuyến khích các doanh nghiệp phát triển công nghiệp môi trường như xử lý tái chế chất thải.

- Ban hành các quy chế về phân loại, tái chế, tái sử dụng, thu gom và xử lý chất thải nguy hại.

- Có cơ chế phối hợp hành động BVMT liên ngành và liên vùng đặc biệt với các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu.

- Cần có sự đầu tư thỏa đáng về tài chính cũng như cán bộ đủ mạnh để thực thi các nhiệm vụ quản lí và bảo vệ môi trường trên địa bàn.

- Yêu cầu tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ mới phải đăng kí và xin cấp giấy phép khai thác nước mặt, nước ngầm và xả nước thải ra môi trường trước khi tiến hành hoạt động sản xuất.

- Quy định các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp phí BVMT đối với nước thải, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản nộp phí BVMT, kí quỹ phục hồi môi trường.

- Giành toàn bộ các khoản thu phí về BVMT như phí BVMT đối với nước thải, phí BVMT trong khai thác khoáng sản…cho công tác bảo vệ môi trường.

4.4.3. Các giải pháp về công tác quản lí

- Sở Khoa học Công Nghệ và Môi trường, Cục môi trường - Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường thường xuyên kiểm tra, giám sát, giúp đỡ các nhà máy trong công tác bảo vệ môi trường.

- Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý môi trường của nhà máy trong thời gian tới là việc làm rất thiết thực, giải quyết được vấn đề ô nhiễm do nước thải nhà máy gây ra, bảo vệ môi trường sống, làm việc không chỉ cho cán bộ công nhân viên nhà máy, cộng đồng dân cư xung quanh, mà còn cho toàn xã hội.

- Chi phí cho việc lắp đặt, vận hành hệ thống xử lý nước thải là không quá lớn nhưng lại đem lại một hiệu quả xã hội rất lớn. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý môi trường của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ trong thời gian tới là hoàn toàn phù hợp.

4.4.4. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải

Đối với nước thải sinh hoạt:

- Tách riêng hệ thống dẫn nước thải và hệ thống dẫn nước mưa: Hiện nay các sông dẫn nước thải trong khu vực đều chứa cả nước mưa. Tình trạng này dẫn tới việc ứ đọng tại các kênh dẫn nước do lượng nước đổ về quá lớn trong mùa mưa. Hơn nữa việc nước mưa và nước thải cùng đổ về một đường dẫn khiến cho việc xử lý nước thải cũng gập nhiều khó khăn.

- Hiện nay các bể tự hoại làm việc kém hiệu quả do thiết kế và xây dựng không đúng kỹ thuật, cần phải có cá biện pháp cải tạo các bể tự hoại này.

- Khuyến khích lựa chọn phương án xử lý hợp lý với công nghệ xử lý sinh học đối với nước thải của các cơ sở chế biến thực phẩm do có thành phần gây ô nhiễm chủ yếu là các chất hưu cơ vi sinh.

- Khi quy hoạch tổng thể các khu đô thị cần phải quy hoạch tổng thể thoát nước, quy hoạch xử lý nước thải cho từng vùng một cách hợp lý.

- Xây dựng các hồ xử lý sinh học để xử lý nước thải ô nhiễm hữu cơ tại các trạm xử lý công suất lớn.

- Đa dạng hoá các loại hình thu gom rác thải như công ty tư nhân tự quản hoặc mô hình hợp tác xã tự quản nhằm hỗ trợ cho các công ty môi trường đô thị trong việc thu gom rác thải đô thị.

Đối với nước thải công nghiệp:

- Các nhà máy có nghĩa vụ xử lý sơ bộ nước thải để loại trừ các hoá chất độc hại, các kim loại nặng, các loại dầu mỡ và giảm thiểu các chất hữu cơ trước khi đổ vào hệ thống xử lý nước thải tập trung và hệ thống thoát nước chung.

- Cần khuyến khích các nhá máy, cơ sở sản xuất từng bước cải tiến máy móc, đổi mới công nghệ hoặc áp dụng công nghệ tiên tiến xử dụng một lượng nước thấp. Tạo điều kiện cho các cơ sở đang hoạt động nhưng khó khăn về kinh tế chưa có khả năng lắp đặt thiết bị xử lý nước thải thì thay đổi dây truyền công nghệđể giảm thiểu khối lượng chất thải.

- Cần phải tiến hành thẩm định chặt chẽ báo cáo ĐTM và thực hiện hậu kiểm ĐTM đối với môi dự án đấu tư.

- Thành lập mới các KCN phải được chọn lọc, được đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng hiện có và đảm bảo 100% các KCN đi vào hoạt động có các công trình xử lý nước thải và diện tích cây xanh hợp lý. Các cơ quan chuyên môn về môi trường thường xuyên phối hợp, theo dõi, kiểm

tra các đơn vi hoạt động trên địa bàn, lập các danh mục các đơn vị hoạt động trên địa bàn, lập các danh mục các đơn vị đang và có nguy cơ gây ô nhiễm cao để quản lý, theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời

- Tóm lại cần phải phân loại theo tiêu chuẩn nước thải công nghiệp và sinh hoạt các loại từ các nguồn và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra không những chất lượng mà cả khối lượng nước thải nhằm ngăn chặn tình trạng đổ nước thải. Nghĩa là khi kiểm tra, mặc dù nước thải đạt tiêu chuẩn về chất lượng theo quy định nhưng tổng lượng chất ô nhiễm vượt quá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn thì trên thực tế nước thải vẫn gây ô nhiễm môi trường.

4.4.5. Các giải pháp tuyên truyền, tăng cường nhận thức người dân

- Nhằm bảo vệ môi trường nước sông cầu ,các ngành, các cấp chính quyền liên quan và toàn thể nhân dân tỉnh Thái Nguyên cần thực hiện đồng thời các nhóm giải pháp liên quan đến thể chế chính sách, các biện pháp giảm ô nhiễm nước thải, đồng thời phải nâng cao biện pháp tuyên truyền giáo dục để toàn dân góp phần tham gia bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn. Cụ thể là:

- Cần đẩy mạnh các nguồn tài trợ cho các hoạt động phân phát tờ rơi, các tài liệu miễn phí ở các lễ hội, sự kiện của địa phương hay cơ quan nhà nước nhằm cung cấp thông tin một cách có hiệu quả và giúp cho cộng đồng tham gia một cách tích cực hơn trong công cuộc bảo vệ môi trường.

- Cần thiết phát triển các tài liệu mang tính giáo dục cho những đối tượng cụ thể, muốn tiếp cận có hiệu quả tất cả các đối tượng cần phải nắm bắt được tâm lý của họ, để giúp họ thu nhận thôn g tin bảo vệ môi trường một các tốt nhất.

- Khi thực hiện các dự án, quy hoạch về dự án bảo vệ môi trường nước, cần cung cấp các thông tin về dự án cũng như tầm quan trọng của dự án tới cộng đồng trong đó giải thích ảnh hưởng của việc thực hiện dự án đến cuộc sống, sinh hoạt và cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất, phối hợp một cách hiệu quả với chính quyền và các cơ quan liên quan để thực hiện mục tiêu của dự án.

- Khuyến khích người dân tham gia làm sạch và bảo vệ môi trường như dọn dẹp đường phố, nạo vét lòng sông, làm sạch rác bên bờ sông, trồng cây xanh … đồng thời cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho các hoạt động này như nguồn tài chính, công tác tuyên truyền, công tác chăm sóc và bảo vệ người dân trong quá trình tham gia. Cần khuấy động phong trào thi đua làm tốt giữa các cụm và các khối dân cư, nên có chế độ khen thưởng bồi dưỡng thỏa đáng cho những người tham gia để khích lệ động viên tinh thần.

- Tuyên truyền cho nhân dân cũng như các doanh nghiệp ý thức bảo vệ môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn môi trường đã được nhà nước quy định.

Phn V

KT LUN VÀ KIN NGH 5.1. Kết luận

Kết quả phân tích, đánh giá ảnh hưởng của nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đến chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên, ta thấy được đã có biểu hiện ô nhiễm hữu cơ. Cụ thể là:

- Giá trị BOD5 vượt khá cao trên mức cho phép , giá trị cao nhất tại vị trí 2 đợt 2 là 38,37 mg/l vượt tiêu chuẩn (cột A1) 9,5925 lần.

- Chỉ tiêu COD tuy chưa vượt QCVN 08:2008 (cột B2) nhưng cũng đạt giá trị rất cao, giá trị cao nhất tại vị trí 2 đợt 1 là 41,6 mg/l thấp hơn tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đến chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên. (Trang 54)