0,8 41,6 3,2 2,6 38,2 5,1 16,2 35,8 12,4 0 10 20 30 40 50 60 VT1 VT2 VT3 T1 T2 Tháng 9/2013 A1 A2 B1 B2
Hình 4.5: Biểu đồ giá trị của COD Nhận xét:
Qua bảng 4.10 và hình 4.5 ta thấy giá trị COD hiện nay tại trước và sau khu vực xả thải nhà máy giấy đều dưới QCVN 08:2008 cho phép đối với nước mặt. Tuy nhiên chất lượng nước sông Cầu tại khu vực xả thải nhà máy giấy lại có mức COD tăng cao đột ngột, giá trị thấp nhất tại khu vực cửa xả là 38,2 mg/l vượt tiêu
chuẩn (cột A1) 3,82 lần, giá trị cao nhất tại khu vực cửa xả là 41,6 mg/l thấp hơn tiêu chuẩn (cột B2) nhưng vẫn cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn (cột A1) 4,16 lần. Hình 4.6 cho ta thấy rõ sự gia tăng đặc biệt giá trị COD tại khu vực cửa xả thải nhà máy giấy. So với kết quả năm 2013, giá trị COD trong nước sông Cầu đã giảm mạnh, điều đó đồng nghĩa lượng chất hóa học trong nước sông Cầu đã giảm, ngược lại giá trị COD tại khu vực cửa xả thải không những vẫn ở mức cao mà còn có dấu hiệu tăng so với năm 2013, nguyên nhân một phần là do hiện nay nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đang tiến hành xây dựng lại hệ thống xả nước thải nên hệ thống xử lí nước thải nhà máy không đáp ứng đủ việc xử lí chất lượng nước thải ra sông Cầu, tuy nhiên nguyên nhân chính vẫn là do lượng COD trong nước thải nhà máy giấy quá cao. Điều đó cũng nói lên mức độ ô nhiễm trong nước thải của nhà máy giấy, đã, đang và sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước sông Cầu nếu không có sự can thiệp kịp thời của cơ quan chức năng.