Nhận dạng loài bằng so sánh hình thái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo rễ tơ của cây hoàng liên gai (berberis juliane) cho mục tiêu nuôi cấy sinh khối dược liệu (Trang 45)

II. NỘI DUNG

3.1.2.Nhận dạng loài bằng so sánh hình thái

Qua so sánh hình thái cũng như kinh nghiệm dân gian, chúng tôi nhận thấy hai loài Hoàng liên gai có đặc điểm hình thái khác biệt rõ rệt, có tên gọi khác nhau là Hoàng liên gai và Hoàng liên ba gai. Bên cạnh đó, theo khóa phân loại theo hình thái, tên khoa học của hai loài này cũng khác nhau: Hoàng liên gai có tên khoa học là Berberis julianae Schneid. 1913 trong khi Hoàng liên ba gai có tên khoa học là Berberis wallichiana DC. 1824. Đặc điểm hình thái của hai loài được thể hiện ở bảng 3.3.

Hình 3.1:Hai loài Hoàng liên thu thập tại Vườn Quốc gia Hoàng liên. a)Cây Hoàng liên gai Berberis julianae Schneid. 1913. b) Hoàng liên ba gai Barberis

wallichiana DC.1824.

Bảng 3.3: Đặc điểm hình thái hai loài Hoàng liên tại Sa pa - Lào Cai HOÀNG LIÊN GAI

Berberis julianae Schneid. 1913. Họ: Hoàng mộc Berberidaceae

Bộ: Mao lương Ranunculales

HOÀNG LIÊN BA GAI

Berberis wallichiana DC. 1824. Họ: Hoàng mộc Berberidaceae

Bộ: Mao lương Ranunculales

Đặc điểm nhận dạng:

Thân

Cây bụi, cao 2 – 3 m. Thân và rễ có màu vàng đậm, phân cành nhiều; cành vươn có lóng dài.

Cây bụi, cao 2 – 3 m. Thân và rễ có màu vàng đậm, phân cành dài; cành vươn có lóng dài.

Lá mọc vòng 3 - 7 lá, gần như không cuống; phiến lá thuôn nhọn 2 đầu, dài, cứng, hơi bóng ở mặt trên.

Kích thước lá lớn hơn Hoàng liên ba gai. Kích thước lá Hoàng liên gai từ 3,5 – 10 cm x 1,5 – 2 cm, mép lá có răng cưa nhỏ, đều và nhọn.

Đặc biệt Hoàng liên gai có các gai đơn mọc dưới các túm lá.

Lá mọc vòng 3 – 5 lá, gần như

không cuống; phiến lá hình

thuôn, ngắn, cứng, bóng ở mặt trên.

Kích thước lá ngắn hơn so với Hoàng liên gai. Kích thước lá Hoàng liên ba gai vào khoảng 3 – 9 cm x 1,2 - 2,5 cm, mép khía răng cưa đều, nhọn sắc

Hoàng liên ba gai có gai nhạnh 3 nhánh, mọc dưới các túm lá.

Hoa

Hoa nhiều, gồm 10 – 30 bông

mọc ở giữa các túm lá. Hoa nhỏ, có cuống dài 1 - 1,3 cm, màu vàng, hình trứng ngược xếp thành 2 vòng. Cánh hoa nhỏ hơn đài, hình trứng thuôn, đỉnh lõm, gốc có 2 tuyến nhầy.

Hoa nhiều, gồm 6 – 20 bông

mọc giữa các túm lá. Hoa nhỏ, có cuống dài 1,5 – 2 cm, hoa màu vàng chanh, hình trứng. Cánh hoa, hình thìa, có kích thước bằng nhau và dài hơn đài, mỗi cánh hoa có 2 tuyến nhầy.

Quả

Quả hình trứng thuôn, dài 0,5 cm; đầu nhuỵ tồn tại rõ; quả màu xanh khi chín chuyển màu xanh hơi đen tại đầu nhụy.

Quả thuôn, dài 0,6 – 0,7 cm; đầu nhuỵ tồn tại rõ, quả có màu nâu đỏ khi chín màu tím đen. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sinh học và sinh thái:

Mùa hoa tháng 3-4 quả tháng 4-10 (11). Khối lượng 1.000 hạt: 20,12 gam; tỷ lệ nảy mầm của hạt khi gieo 38,1%; thời gian nảy mầm từ 38 – 60 ngày. Cây con mọc từ hạt trong tự nhiên quan sát được vào tháng 4 và 5. Có khả năng tái sinh sau khi bị chặt phát. Cây ưa ẩm, chịu bóng khi còn nhỏ, sau ưa sáng; thích nghi với vùng có khí hậu á nhiệt đới núi cao. Thường mọc rải rác ở rừng cây bụi leo núi đá vôi, ở độ cao 1500-1600 m.

Phân bố:

Phân bố chủ yếu tại các vùng núi tỉnh Lào Cai (Sapa: núi Hàm Rồng; Bát Xát).

Qua so sánh đặc điểm hình thái, chúng tôi nhận thấy một số đặc điểm khác biệt rõ rệt có thể sử dụng làm đặc điểm nhận dạng hai loài Hoàng liên này. Các đặc điểm khác biệt được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4: Đặc điểm phân biệt hai loài Hoàng liên Đặc điểm

nhận dạng

HOÀNG LIÊN GAI

Berberis julianae Schneid. 1913

HOÀNG LIÊN BA GAI

Berberis wallichiana DC. 1824

Lá Lá hình thuôn, dai. Có gai đơn dưới các cụm lá Lá hình thuôn ngắn. Có gai 3 ngạnh dưới các cụm lá

Hoa Nhiều hoa trên một cụm hoa Số lượng hoa trên cụm hoa ít hơn

Quả Quả có màu xanh tím khi chín Quả có màu đỏ hơi tím khi chín

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo rễ tơ của cây hoàng liên gai (berberis juliane) cho mục tiêu nuôi cấy sinh khối dược liệu (Trang 45)