Khái quát tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân - huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 31)

2013

4.1.2.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội

Đức Vân là xã vùng núi, nền kinh tế vẫn chủ yếu là tự cung tự cấp. Tuy nhiên, những năm gần đây nhờ có đường lối đổi mới, sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã làm cho nền kinh tế có những bước chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau tăng so với năm trước, đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng rõ rệt.

Mức tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 4.1. Tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

bình quân (%) 6,5 8,2 11

Thu nhập bình quân đầu

người (triệu đồng/năm) 5,6 8,4 13,3

Qua bảng 4.1 ta thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy nền kinh tế của xã đã có sự phát triển rõ rệt, cuộc sống của người dân không ngừng được nâng cao.

Bảng 4.2. Chuyển dịch tỷ trọng theo cơ cấu kinh tế qua các năm Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tỷ trọng nông nghiệp (%) 90 86 82

Tỷ trọng lâm nghiệp (%) 5 7 8,3

Tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp, xây dựng cơ bản (%) 1,5 2 3,2

Tỷ trọng dịch vụ thương mại (%) 3,5 5 6,5

(Nguồn: UBND xã Đức Vân)

Về tỷ trọng cơ cấu kinh tế: năm 2013 nông nghiệp chiếm 82% (giảm 4% so với năm 2012); lâm nghiệp chiếm 8,3% (tăng 1,3% so với năm 2012); công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản chiếm 3,2% (tăng 1,2% so với năm 2012); dịch vụ thương mại chiếm 6,5% (tăng 1,5% so với năm 2012).

4.1.2.2. Tình hình cơ sở hạ tầng

* Giao thông

Hệ thống giao thông trên địa bàn xã Đức Vân gồm:

- Tuyến liên tỉnh: 21km; trong đó: 7km có chất lượng tốt, 14km có chất lượng trung bình.

- Đường liên xã: 3km vẫn còn là đường cấp phối. - Đường liên thôn: 1,5km hiện đang là đường đất.

- Đường trục thôn: 23,4km; phần lớn là đường đất, chỉ có 3km ở thôn Nặm Làng và 0,03km ở thôn Nưa Phia là đường bê tông.

- Đường nội thôn: 10,48km là đường đất. - Đường nội đồng: 11,5km là đường đất.

Thực trạng hệ thống đường giao thông của xã: đường tỉnh lộ và đường liên xã đã được cứng hóa hoặc nhựa hóa (theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT), đường xe cơ giới có thể đi lại thuận tiện. Đường liên thôn, trục thôn, nội thôn và đường nội đồng chủ yếu là đường đất, vào mùa mưa còn lầy lội, đi lại khó khăn.

* Thy li

Hệ thống kênh, mương trên địa bàn xã do xã quản lý có chiều dài 8,5km đều là mương xây; trong đó có 3,5km chất lượng còn tốt, 4km có chất lượng trung bình, còn 1km mương Hua Phai đã xuống cấp. Hệ thống mương do các thôn, bản quản lý có tổng chiều dài là 31,1km; phần lớn chủ yếu là các mương đất đã xuống cấp rất cần được đầu tư cải tạo.

Hệ thống thủy lợi đồng thời cũng là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu của nhân dân, tuy nhiên mức độ tưới còn hạn chế cho các vùng sản xuất, nhiều hộ gia đình đã phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ ruộng cấy lúa thường xuyên thiếu nước, năng suất thấp sang trồng một số loại cây khác.

* Cp đin

Toàn xã có 03 trạm biến áp với số đường dây đạt chuẩn là 24,5km. Tỷ lệ hộ dùng điện là 100%. Toàn bộ hệ thống điện của xã được Nhà nước đầu tư 100%, tất cả các hộ dùng điện được an toàn và được cung cấp điện đầy đủ. Mạng lưới thông tin liên lạc cơ bản đã phủ trùm gần hết các thôn bản trong xã.

* Văn hóa, giáo dc, y tế

- Văn hóa

Trong xã hiện đã có điểm bưu điện văn hóa xã với diện tích rộng 200m2 đặt tại Ngã ba Bản Chang, nhà văn hóa và sân vận động trung tâm hiện chưa được xây dựng do không có kinh phí, không có điểm truy cập internet công cộng trên toàn xã. Đã có 5/8 thôn xây dựng được nhà văn hóa và khu thể thao, nhưng chỉ có nhà văn hóa của thôn Nặm Làng là có chất lượng xây dựng tốt hơn cả, 4 thôn còn lại đã xuống cấp hoặc mượn tạm nhà.

- Giáo dục

Công tác giáo dục đào tạo được đẩy mạnh, trên địa bàn xã đều có trường mầm non, trường tiểu học.

+ Trường Mầm non: có trường Mầm non tại trung tâm và 03 điểm trường. Diện tích xây dựng là 111m2 với diện tích khuôn viên là 2.500m2

, có 05 phòng học và chưa có phòng chức năng.

+ Trường tiểu học: có trường tiểu học tại trung tâm. Diện tích xây dựng là 780m2, diện tích khuôn viên là 900m2, có 11 phòng học và 02 phòng chức năng.

Chưa có trường THCS và trường THPT. Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) là 68% tổng số học sinh trong độ tuổi.

- Y tế

Hệ thống cơ sở y tế đảm bảo cho nhu cầu về chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân trong toàn xã.

Trạm Y tế xã đã đạt chuẩn, được công nhận năm 2009. Trạm được đặt cạnh UBND xã gần Quốc lộ 3 thuận tiện cho người dân đi lại thăm khám được thuận tiện, dễ dàng. Trạm hoạt động có hiệu quả tốt, 100% thôn bản có cán bộ y tế. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế là 100%.

4.1.2.3. Tình hình phát triển xã hội

* Khái quát v dân s

Năm 2013, dân số toàn xã là 1.457 người với số hộ là 357 hộ. Dân số của xã được phân bố thành 8 thôn, bản: Nặm Làng, Bản Chang, Bản Tặc, Bản Duồi, Bản Đăm, Phiêng Dượng, Nưa Phia, Quan Làng. Trong đó, Bản Chang là bản đông dân nhất, thôn Nặm Làng là thôn có ít dân số nhất. Mật độ dân số trung bình là 50người/km2

. Xã Đức Vân có các dân tộc: Kinh, Dao, Tày, Nùng, Hoa, Mường cùng sinh sống. Đại đa số là người Tày chiếm khoảng 70%, còn lại các dân tộc khác chiếm khoảng 30%, mỗi dân tộc có phong tục tập quán khác nhau nhưng đều chung sống hòa đồng. Xã có mật độ phân bố dân cư không đồng đều, trừ trung tâm xã dân cư tương đối tập trung, còn lại ở rải rác xen lẫn khu vực đất canh tác trong các thung lũng sâu.

* Lao động và vic làm

Tổng số lao động của xã là 970 người chủ yếu là lao động nông, lâm nghiệp, trong đó lao động nam là 478 người và lao động nữ là 492 người. Do tính chất thời vụ trong sản xuất nông nghiệp nên số lao động này có nhiều thời gian nhàn rỗi trong năm, vì thế hiệu quả sử dụng đất và lao động chưa cao. Trình độ của đa số lao động còn thấp, chỉ có một số ít người đã qua đào tạo, còn lại là lao động phổ thông.

4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn Sơn, tỉnh Bắc Kạn

4.2.1. Công tác qun lý đất đai trên địa bàn xã Đức Vân

Những năm qua công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Đức Vân đã được quan tâm và đầu tư một cách có hiệu quả hơn trước đây. Về cơ sở vật chất, thay mới máy vi tính với cấu hình cao hơn cho cán bộ làm công tác địa chính của xã. Tạo điều kiện để cán bộ địa chính được đào tạo thêm về chuyên môn, nâng cao trình độ so với trước đây.

Công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã đã từng bước được quan tâm đầu tư, có nhiều chuyển biến tích cực đáp ứng yêu cầu phát triển của xã nói riêng và của huyện nói chung. Dần đổi mới về nhận thức, đưa công tác quản lý đất đai theo chức năng quản lý nhà nước như trong Luật Đất đai 2003 đã quy định. Tình hình quản lý, sử dụng đất của địa phương trong những năm gần đây do nhu cầu về xây dựng, đất sản xuất, kinh doanh, đất khoanh nuôi, trồng phát triển rừng, dùng vào mục đích công cộng phát triển cơ sở hạ tầng rất phức tạp. Nhưng nhờ vào sự chỉ đạo chặt chẽ của các ban ngành và lãnh đạo xã nên công tác quản lý, sử dụng đất mang lại hiệu quả tốt.

Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó được lãnh đạo xã nghiêm túc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Các văn bản quyết định về việc quản lý, sử dụng đất đai của địa phương do chủ tịch xã ký ban hành dựa theo các văn bản hướng dẫn của cấp trên, phù hợp với tình hình địa phương. Các quyết định này đều được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả.

Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính của xã đã được quan tâm, thực hiện xong vào năm 1994, sau chỉ thị 364/CT ngày 06/11/1991 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã. Tình hình địa giới theo Chỉ thị 364/CT của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn xã ổn định không có trường hợp tranh chấp với các đơn vị hành chính khác trong và ngoài huyện.

Về công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Việc lập bản đồ, mới đây nhất xã đã có: Bản đồ đất lâm nghiệp năm 2006, Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, Bản đồ giải thửa đất nông nghiệp năm 2012.

Năm 2012, trên địa bàn toàn xã đã được đo đạc, lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 với độ chi tiết cao hơn hẳn so với bản đồ giải thửa 299 thường được sử dụng trước đây, thuận lợi cho việc quản lý, giám sát tình hình sử dụng đất của người dân địa phương.

Về công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thực hiện tốt việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã theo đúng quy định của pháp luật, nên đã hạn chế được sự chồng chéo, lãng phí trong sử dụng đất. Căn cứ theo thực tế và thông qua biểu đồ về cơ cấu loại đất có thể nhận thấy phần diện tích đất lâm nghiệp rất lớn chiếm 74.13% diện tích tự nhiên của xã. Đây là nguồn tài nguyên rất quan trọng để bảo vệ và phát triển bền vững, cần có sự đầu tư và quan tâm của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương. Để đảm bảo an ninh lương thực về lâu dài, đối với đất trồng lúa cần có biện pháp quản lý, quy hoạch sử dụng đất phù hợp để vừa phát triển kinh tế đa ngành nghề vừa phát triển được nghề trồng lúa theo đặc thù của địa phương. Số diện tích đất chưa sử dụng, chưa giao, chưa cho thuê trên địa bàn xã là 117.10 ha. Đây là nguồn tài nguyên nếu được nghiên cứu, quy hoạch và đầu tư đúng mức sẽ góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương trong tương lai.

Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất cũng được thực hiện tốt. Các hoạt động này đều được xã lập hồ sơ lưu trữ rất cẩn thận.

Đăng kí quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong những năm vừa qua, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ngân Sơn đã tiến hành cấp đổi, cấp mới GCNQSD đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức với mục đích cho các hộ gia đình, cá nhân tự bảo vệ và chăm sóc rừng có nguồn thu từ rừng bền vững. Trên địa bàn xã Đức Vân, đất sản xuất nông nghiệp, đất ở nông thôn do những năm trước đây đo theo Chỉ thị 299, hoặc trích đo, tự kê nên đến nay đã có nhiều biến động. Hồ sơ và số liệu đã được cấp GCNQSD đất sản xuất nông nghiệp, đất ở từ trước đến nay chủ yếu là dựa vào bản đồ giải thửa 299 hoặc trích đo cục bộ bằng phương pháp thủ công. Điều này làm ảnh hưởng đến tính chính xác và tiến độ cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã.

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai cũng được thực hiện định kỳ theo đúng quy định và kịp thời theo yêu cầu của cấp trên. UBND xã giao cho cán

bộ Địa chính - xây dựng thực hiện Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15/05/2009 về việc thống kê, kiểm kê đất đai năm 2013 có chức năng đảm bảo tiến độ, giải quyết những vấn đề vướng mắc nảy sinh trong quá trình thống kê, kiểm kê, rà soát, phân tích số liệu biến động trong năm thống kê, kiểm kê. Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai năm 2013 được thực hiện trên cơ sở số liệu thống kê, kiểm kê đất đai năm 2012, số liệu thống kê các năm 2006, 2007, 2008, 2010 và biến động đất đai năm 2012. Các biến động đất đai được tổng hợp từ hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và các hồ sơ khác có liên quan trên địa bàn toàn xã, tổng hợp số liệu diện tích đất đai theo mục đích sử dụng đối với từng chủ sử dụng, quản lý đất để ghi vào hệ thống biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Công tác quản lý tài chính về đất đai được thực hiện thông qua việc thu lệ phí của các hoạt động liên quan đến đất đai như: việc thu lệ phí khi chủ thể sử dụng đất thực hiện chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn về đất đai và tài sản gắn liền với đất.

Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ địa chính xã, đảm bảo hiệu quả trong quản lý và sử dụng đất.

Nhiệm vụ giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai trong những năm qua cũng đã đạt được những thành quả nhất định. Nhất là trong việc giải quyết tranh chấp về đất đai, hầu hết các vụ tranh chấp xảy ra đều được hòa giải thành công ở xã, chỉ có số ít vụ là phải chuyển lên cấp cao hơn. Các vụ việc đều được cán bộ chuyên môn có trách nhiệm cố gắng giải quyết một cách triệt để, không để tồn đọng lâu dài. Sau khi thực hiện Chỉ thị 31/2007/CT-TTg trên địa bàn xã Đức Vân không có hiện tượng tranh chấp về ranh giới, mốc giới thửa đất và quyền sử dụng đất giữa các cơ quan, tổ chức sử dụng đất.

4.2.2. Hin trng s dng đất ca xã Đức Vân năm 2013

Tổng diện tích tự nhiên của xã Đức Vân là 2864.10 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 2550.64 ha chiếm 89.05 %; diện tích đất phi nông nghiệp là 196.36 ha chiếm 6.86 %; diện tích đất chưa sử dụng là 117.10 ha chiếm 4.09 % so với tổng diện tích tự nhiên của xã.

Hiện trạng sử dụng đất của xã được thể hiện cụ thể trong bảng 4.3 dưới đây:

Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất xã Đức Vân năm 2013

STT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 2864.10 100.00

1 Đất nông nghiệp NNP 2550.64 89.05

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 424.67 14.83

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 345.72 12.07 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 146.47 5.11 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 199.25 6.96 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 78.95 2.76

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2123.25 74.13 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1528.99 53.38 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 594.26 20.75 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân - huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 31)