Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân - huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 29)

2013

4.1.1.2.Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên khoáng sn

Trên địa bàn xã Đức Vân có một số núi đá vôi là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho xây dựng, thuận tiện cho việc khai thác và vận chuyển.

Tuy sản xuất công nghiệp hiện chưa phát triển, nhưng trong tương lai hứa hẹn nhiều tiềm năng trong việc khai thác vật liệu, phát triển công nghiệp chế biến.

* Tài nguyên rng

Toàn xã theo số liệu thống kê đất đai hàng năm tính đến ngày 01/01/2014 có diện tích đất lâm nghiệp là 2123,25 ha chiếm 74,13% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó chủ yếu là đất rừng sản xuất 1528,99 ha, đất rừng phòng hộ 594,26 ha và không có đất rừng đặc dụng.

Xã có nhiều loại thực vật che phủ, chủ yếu là rừng tạp, cây tán lá rộng. Rừng trồng chiếm khoảng 7 đến 8% chủ yếu là rừng thông. Những loại cây phục vụ cho việc chế biến sản xuất giấy và một số mặt hàng công nghiệp khác, độ che phủ trung bình từ 80 - 85%.

Ngoài ra còn có các loại cây ăn quả như: hồng, mận, đào và một số loại cây ăn quả khác. Các khu dân cư nằm sát khu vực đồi thấp, thực phủ có rậm rạp hơn nhưng chủ yếu là loại cây trồng có tính chất ngắn ngày để khai thác như: tre, vầu….

* Tài nguyên đất

So với các xã khác thuộc huyện Ngân Sơn thì Đức Vân là xã có diện tích không lớn, không có sự đa dạng về loại đất, sự biến động về chất lượng đất đai chủ yếu do địa hình, khí hậu, thời tiết và trình độ khai thác của nhân dân.

Đất sản xuất nông nghiệp của xã phần lớn có địa hình bằng phẳng và thuận lợi do nằm gần đường giao thông và dọc theo các con suối lớn, nên có

điều kiện thâm canh tăng vụ và phát triển đa dạng cây trồng tạo sản phẩm hàng hóa cho vùng.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân - huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 29)