Sau khi cho vay là lúc rủi ro bắt đầu phát sinh. Cho nên NH cần phải thƣờng xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng
52
từ lúc vay đến lúc thu hồi nợ nhằm mục đích phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vấn đề tiêu cực nảy sinh, không để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Vì vậy sau khi cho vay cán bộ tín dụng cần thực hiện một số công việc sau:
- Kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng có đúng nhƣ thỏa thuận ban đầu không. Nếu không đúng có thể ngừng phát tiền vay hoặc thu hồi nợ ngay mà không cần phải chờ đến hạn.
- Theo dõi tình hình trả nợ gốc và lãi của khách hàng để có thể nhắc nhở khách hàng trả đúng hạn, hoặc phát hiện những vấn đề khác nhƣ khách hàng không muốn trả nợ, hay có ý định bỏ trốn… Từ đó có hƣớng giải quyết kịp thời.
- Theo dõi tình hình của tài sản bảo đảm nhƣ thế nào, có bị hao hụt giá trị không, có bị tranh chấp, bị sang nhƣợng không,…
- Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và diễn biến thị trƣờng, khả năng cạnh tranh của khách hàng, tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa,…
- Đối với những khách hàng có phát sinh nợ quá hạn với ngân hàng nhƣng vẫn còn khả năng sản xuất thì cán bộ tín dụng nên tìm hiểu nguyên nhân và thiện chí trả nợ của khách hàng để từ đó có thể đƣa ra hƣớng giải quyết thích hợp (cho gia hạn nợ hoặc có thể cho vay vốn tiếp để tăng cƣờng sức mạnh tài chính cho khách hàng để họ khôi phục sản xuất tuy nhiên ngân hàng phải giám sát chặt chẽ những khách hàng này cho đến khi thu hồi đƣợc nợ). Đối với trƣờng hợp ngân hàng cho gia hạn nợ nhƣng trong thời gian giám sát mà phát hiện khách hàng vẫn không có khả năng trả nợ thì ngân hàng phải nhanh chóng xử lí các khoản nợ này nhƣ: bán nợ, phát mãi tài sản đảm bảo…nhằm giảm nợ quá hạn của ngân hàng và giữ uy tín cho ngân hàng.