Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại nhnoptnt việt nam chi nhánh ô môn (Trang 40)

4.1.2.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm (2011-2013)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011

Chênh lệch 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 452.287 95,30 540.376 94,10 615.089 94,67 88.089 19,48 74.713 13,83

Trung và dài hạn 22.306 4,70 33.882 5,90 34.658 5,33 11.576 51,90 776 2,29

Tổng cộng 474.593 100,00 574.258 100,00 649.747 100,00 99.665 21,00 75.489 13,15

30

- Cho vay ngắn hạn : Đây là loại tín dụng chiếm tỷ trọng cao (trên 94 %)

so với tổng doanh số cho vay và không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2012 cho vay ngắn hạn đạt 540.376 triệu đồng tăng 88.089 triệu đồng (19,48 %) so với năm 2011 và đến năm 2013 tiếp tục tăng lên 615.089 triệu đồng nhiều hơn 74.713 triệu đồng (13,83 %) so với năm 2012. Nguyên nhân của cho vay ngắn hạn không ngừng tăng là do:

+ Đối với ngân hàng do nguồn vốn cho vay chủ yếu từ huy động ngắn hạn nên cho vay ngắn hạn giảm thiểu hơn các rủi ro về lãi suất, thêm vào đó cho vay ngắn hạn ít rủi ro về thu hồi vốn hơn cho vay trung và dài hạn đồng thời cán bộ tín dụng cũng dễ dàng trong việc lập phƣơng án cho vay.

+ Đối với khách hàng là các cơ sở sản xuất mục đích cho vay để bổ sung vốn lƣu động, còn khách hàng là cá nhân mục đích vay trồng trọt, chăn nuôi… do vậy mà chu kỳ vốn ngắn nên cho vay ngắn hạn thu hút đƣợc khách hàng.

- Cho vay trung và dài hạn: Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong ba

năm 2011-2013 chỉ đạt dƣới 6% so với tổng doanh số cho vay nhƣng vẫn tăng lên qua các năm, tốc độ tăng cao nhất là năm 2012 với doanh số cho vay là 33.882 triệu đồng tăng 51,90% so với năm 2011, nhƣng sang năm 2013 thì tốc độ tăng đã giảm xuống chỉ còn 2,29% so với năm 2012. Doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ là do khoản cho vay trung và dài hạn tuy có mang lại lợi nhuận nhiều hơn nhƣng lại chứa đựng rủi ro cao hơn nên ngân hàng hạn chế cho vay nhiều ở loại này.

Nhìn chung doanh số cho vay của ngân hàng đã không ngừng tăng qua 3 năm mặc dầu nền kinh tế sau khủng hoảng còn nhiều khó khăn, đó là dấu hiệu tích cực trong hoạt động tín dụng. Nó cho thấy hoạt động cho vay của ngân hàng rất hiệu quả, ngày cang thu hút đƣợc khách hàng đến vay tiền và cũng cho thấy nhu cầu vay vốn của ngƣời dân để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng.

31

4.1.2.2 Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế

Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm (2011-2013) ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011

Chênh lệch 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nông nghiệp 389.165 82,00 430.500 74,97 485.265 74,69 41.335 10,62 54.765 12,72

SXKD 11.864 2,50 22.786 3,97 28.456 4,38 10.922 92,06 5.670 24,88

Tiêu dùng 73.564 15,50 120.972 21,07 136.026 20,94 47.408 64,44 15.054 12,44

Tổng cộng 474.593 100,00 574.258 100,00 649.747 100,00 99.665 21,00 75.489 13,15

32

Năm 2012 tuy tình hình kinh tế khó khăn nhƣng DSCV của NH vẫn tăng so với năm 2011, ƣớc đạt 574.258 triệu đồng, tăng 99.665 triệu đồng (tƣơng ứng 21,00%) so với năm 2011. Đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy một phần cũng nhờ công tác tiếp thị, cho vay với lãi suất cạnh tranh hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng và xem xét cho vay đúng đối tƣợng.

Đến năm 2013, DSCV đạt 649.747 triệu đồng, tăng 13,15% so với năm 2012. Tuy hậu quả của suy thoái kinh tế vẫn còn nhƣng với nhiều chính sách hỗ trợ lãi suất do Nhà nƣớc đề ra nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong sản xuất, khuyến khích ngƣời dân tăng chi tiêu nhằm kích cầu do đó NH mở rộng cho vay cho nên DSCV vẫn tăng mạnh.

Trong đó, cho vay nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm (hơn 74%), đó là do chính sách của ngân hàng luôn quan tâm chú trọng đến phát triển hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân và do Ô Môn là một quận có kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên nhu cầu vay vốn là rất cao.Vì vậy, NH vừa bám sát và hỗ trợ cho các nông dân kịp thời và đúng lúc đã từng bƣớc nâng cao DSCV nông nghiệp nhƣng bên cạnh đó cũng quản lý DSCV rất chặt chẽ nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết. Cụ thể là DSCV nông nghiệp của NH không ngừng tăng, năm 2012 DSCV nông nghiệp đạt 430.500 triệu đồng tăng 41.335 triệu đồng (tƣơng đƣơng 10,62%) so với năm 2011, và sang năm 2013 lại tiếp tục tăng lên 54.765 triệu đồng (tƣơng đƣơng 12,72%) so với năm 2013.

Bên cạnh đó cho vay sản xuất kinh doanh cũng là một phần không thể thiếu của NH mặc dầu nó chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (không quá 5%) trong DSCV của ngân hàng. Điều này là do kinh tế của quận Ô Môn chủ yếu dựa vào nông nghiệp hoạt động SXKD còn nhỏ lẻ nên nhu cầu vốn không cao. Tuy nhiên với chính sách công nghiệp hóa hiện đại hóa của Nhà nƣớc doanh DSCV hoạt động SX-KD ngày càng đƣợc phát triển cụ thể là tỷ trọng cho vay SX-KD không ngừng tăng qua các năm, từ 2,50% năm 2011 tăng lên 3,97% trong năm 2012 và 4,38% năm 2013. Và DSCV hoạt động SXKD năm 2012 cũng tăng 10.922 triệu đồng (tƣơng đƣơng 92,06%) so với năm 2011, đến năm 2013 tiếp tục tăng 5.670 triệu đồng (tƣơng đƣơng 24,88%) so với năm 2012.

Ngoài hai lĩnh vực chủ yếu trên, cho vay tiêu dùng cũng là một phần không thể thiếu trong các lĩnh vực cho vay của NH. Với mục tiêu kích cầu, hiện nay, NH đã mở rộng thêm nhiều loại hình cho vay đa dạng và phong phú, phù hợp với nhu cầu của ngƣời dân nhƣ cho vay cầm cố sổ, cho vay sửa nhà, cho vay mua xe trả góp, cho vay cán bộ công nhân viên nhằm hỗ trợ cho cuộc sống của ngƣời dân ngày càng tiện nghi, đầy đủ đã thu hút ngày càng nhiều

33

khách hàng đến với NH với mức lãi suất cho vay thích hợp.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại nhnoptnt việt nam chi nhánh ô môn (Trang 40)