KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁN HÔ MÔN

Một phần của tài liệu một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại nhnoptnt việt nam chi nhánh ô môn (Trang 26)

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

3.1.1.1 Khái quát NHNo&PTNT Việt Nam

Việt Nam là đất nƣớc có nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, có hơn 85% dân số hoạt động trong ngành này. Chính vì thế NHNo&PTNT ra đời rất sớm, với nhiệm vụ làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế nƣớc nhà.

Đƣợc thành lập vào ngày 26/3/1988 với tên gọi là Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn VIệt Nam theo nghị định 53/HĐBT và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam.

Tháng 11/1990 Hội Đồng Bộ Trƣởng đã ra quyết định số 400/CT chuyển thành Ngân hàng Thƣơng mại Quốc doanh lấy tên Ngân hàng Nông Nhiệp Việt Nam.

Đến tháng 3/1993 Thống đốc Ngân hàng Nhà Nƣớc ra quyết định số 66/QĐ-NH5 thành lập doanh nghiệp Nhà Nƣớc có tên là Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam.

Ngày 15/10/1996 Thống đốc Ngân hàng Nhà Nƣớc đã ra quyết định số 208/QĐ-NH5 thành lập Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát triển Nông Thôn Việt Nam.

Tên tiếng Việt: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.

Viết tắt : NHNo&PTNT

Tên giao dịch bằng tiếng Anh: VietNam bank for Agricilture and Rural Development.

Viết tắt: VBARD

Trụ sở chính: số 2 phố Láng Hạ, Quận Ba Đình, Hà Nội

3.1.1.2 NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Ô Môn

Chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn đƣợc thành lập từ năm 1992, có trụ sở tại Quốc lộ 91A, khu vực 10, Phƣờng Châu Văn Liêm, Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ.

16

Từ khi thành lập cho đến nay NH luôn cố gắng đề ra những giải pháp nhằm đổi mới phƣơng thức hoạt động, đa dạng hóa nghiệp vụ, mở rộng cho vay mọi thành phần kinh tế nên đã nâng cao chất lƣợng dịch vụ của NH và đã đạt đƣợc thành quả nhất định. Nguồn vốn hoạt động của NH chủ yếu là vốn huy động tại địa bàn và vốn điều chuyển. Trong suốt thời gian thành lập, chi nhánh khẳng định mình bằng cách phục vụ ân cần, thủ tục đơn giản, dễ hiểu, mức lãi suất cho vay linh hoạt phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng.

“Sự thành đạt của khách hàng là mục tiêu hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn” là phƣơng châm họat động của NH đƣợc thể hiện qua phong cách làm việc văn minh, lịch sự, ân cần và hiệu quả.

Cơ cấu tổ chức ổn định tạo điều kiện cho việc hoạt động của NH thuận lợi nhanh gọn hơn. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ chi nhánh ngày càng đƣợc nâng cao.

Nhìn chung từ lúc thành lập cho đến nay NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn đã không ngừng mở rộng về chất lƣợng lẫn qui mô, góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế ở địa phƣơng để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế đất nƣớc.

17

3.1.2 Cơ cấu tổ chức

(Nguồn: NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn)

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn BAN GIÁM ĐỐC PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG QUẢN LÝ NỘI BỘ P. KINH DOANH P. DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG P. TIỀN TỆ KHO QUỸ P. TỔ CHỨC P. KẾ TOÁN P. CNTT TỔ KIỂM TRA P. THANH TOÁN QUỐC TẾ

18

3.1.3 Chức năng của các phòng ban

3.1.3.1 Ban Giám đốc

Chịu trách nhiệm điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và nghiệp vụ tín dụng nói riêng. Bao gồm:

- Xem xét thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không, và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Ký hợp đồng tín dụng và hồ sơ cho vay do khách hàng và Ngân hàng cùng lập.

- Quyết định các biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, và thực hiện các biện pháp xử lý đối với nợ của khách hàng.

3.1.3.2 Phòng Kinh Doanh

- Tiếp thị, hỗ trợ phát triển các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đến khách hàng.

- Thẩm định hạn mức tín dụng cho khách hàng trong phạm vi đƣợc ủy quyền.

- Thực hiện nghiệp vụ cho vay và quản lý các khoản vay. - Làm công tác khác khi đƣợc Ban giám đốc giao.

3.1.3.3 Phòng kế toán, tiền tệ kho quỹ

- Thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của Giám đốc hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền.

- Thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng

- Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tủ liên NH.

- Kết hợp với phòng kinh doanh quản lý thông tin và khai thác thông tin khách hàng.

- Thực hiện kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theo thẩm quyền.

- Tổ chức hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác và trung thực mọi nghiệp vụ phát sinh vào các tài khoản thích hợp.

- Tham mƣu cho Ban giám đốc trong việc thực hiện chế độ tài chính, kế toán đúng với qui định của Nhà nƣớc.

19 kinh doanh của chi nhánh.

- Phòng tiền tệ kho quỹ thực hiện thu, chi căn cứ theo chứng từ mà phòng kế toán và Giám đốc ký duyệt chuyển qua.

3.1.4 Một số quy định trong hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn chi nhánh Ô Môn

3.1.4.1. Nguyên tắc vay vốn

Nguyên tắc 1: tiền vay đƣợc sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên

hợp đồng tín dụng.

Theo nguyên tắc này, tiền vay phải đƣợc sử dụng đúng cho các nhu cầu đã đƣợc bên vay trình bày với Ngân hàng cho vay chấp thuận. Ngân hàng có quyền từ chối và huỷ bỏ mọi yêu cầu vay vốn không đƣợc sử dụng đúng mục đích đã thảo thuận.

Nguyên tắc 2: Tiền vay phải đƣợc hoàn trả đầy đủ gốc và lãi đúng hạn đã

thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng.

Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tín dụng là giao dịch cung cầu về vốn, tín dụng chỉ là giao dịch quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định.

3.1.4.2 Điều kiện vay vốn

Khách hàng đƣợc xem xét và cho vay vốn khi có đủ các điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.

- Phải có vốn tự có tham gia vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống. - Không có nợ xấu trên 12 tháng tại các tổ chức tín dụng.

- Khách hàng phải mua bảo hiểm liên quan đến đối tƣợng cho vay vốn mà pháp luật qui định.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có dự án đầu tƣ hoặc phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả.

- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay, theo quy định của chính phủ và hƣớng dẫn của Ngân hàng nhà nƣớc.

- Có trụ sở làm việc (đối với pháp nhân) hoặc hộ khẩu thƣờng trú (đối với đại diện hộ gia đình, tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp tƣ nhân, cá nhân) cùng địa bàn tỉnh, thành phố nơi Ngân hàng cho vay đóng trụ sở.

20

3.1.4.3 Phương thức cho vay

Chi nhánh thỏa thuận với khác hàng vay việc áp dụng các phƣơng thức cho vay sau đây:

- Cho vay từng lần.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng. - Cho vay theo dự án đầu tƣ. - Cho vay trả góp.

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng.

- Cho vay hợp vốn.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi. - Cho vay lƣu vụ.

- Cho vay theo các phƣơng thức khác.

Tùy theo nhu cầu của khách hàng và thực tế phát sinh, Ngân hàng sẽ xem xét cho vay theo các phƣơng thức khác phù hợp với đặc điểm hoạt động trong từng thời kỳ và không trái với qui định của pháp luật.

3.1.4.4 Giới hạn cho vay

Ngân hàng phải tuân thủ các giới hạn:

Tổng dƣ nợ cho vay đối với một khách hàng của Ngân hàng không đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng.

Tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với 1 khách hàng không đƣợc vƣợt quá 25% vốn tự có của ngân hàng.

Tổng dƣ nợ cho vay của Ngân hàng đối với một nhóm khách hàng liên quan không đƣợc vƣợt quá 50% vốn tự có của Ngân hàng.

Tổng mức cho vay và bảo lãnh của Ngân hàng đối với một nhóm khách hàng liên quan không đƣợc vƣợt quá 60% vốn tự có của Ngân hàng.

3.1.4.5 Đối tượng cho vay vốn

Đối tƣợng cho vay của NH là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấu thành tài sản cố định, tài sản lƣu động và các khoản chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời kỳ nhất định nhƣ: Giá trị vật tƣ, hàng hóa, máy móc, thiết bị, cây giống, con giống,… và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, đầu tƣ…

21

3.1.4.6 Quy trình cho vay tại Ngân hàng

Quy trình nghiệp vụ cho vay tại NH chỉ mang tính định hƣớng tổng quát và cơ bản, tùy thuộc vào từng món vay cụ thể mà cán bộ tín dụng có hƣớng xử lý riêng. Quy trình cho vay tổng quát của chi nhánh gồm:

(Nguồn: NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn)

Hình 3.2: Quy trình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn

Giải thích quy trình:

(1): Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ và tiến hành thẩm định vay vốn.

(2): Nếu không đủ điều kiện vay vốn thì trả hồ sơ lại cho khách hàng, nếu đủ điều kiện thì cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định, đánh giá tài sản thế chấp.

(3): Hồ sơ vay vốn đƣợc chuyển cho trƣởng phòng kinh doanh để kiểm tra hồ sơ vay vốn. Ghi ý kiến phê duyệt hồ sơ.

(4): Hồ sơ chuyển cho lãnh đạo phê duyệt theo ý kiến của trƣởng phòng tkinh doanh và khả năng nguồn vốn của NH.

(5): Hồ sơ đƣợc chuyển cho cán bộ tín dụng thi hành.

(7): Phòng kế toán thu giữ hồ sơ, mở sổ cho vay và làm thủ tục giải ngân. (8): Thủ quỹ khi nhận lệnh chi tiền của kế toán sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng.

Để đảm bảo vốn vay đúng mục đích, sau khi phát vay cho khách hàng trong vòng 20 ngày, cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn sẽ kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng nhƣ mục đích đã cam kết của khách hàng.

Trƣởng phòng kinh doanh Giám đốc chi nhánh Phòng kế toán Phòng tiền tệ, kho quỹ Cán bộ tín dụng Khách hàng (1) (6) (3) (8) (4) (7) (5) (2)

22

3.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT QUA 3 NĂM (2011-2013)

Kết quả hoạt động kinh doanh luôn là mục tiêu hàng đầu của các tổ chức kinh tế. Chính vì vậy trong các hoạt động của mình ngân hàng luôn quan tâm làm thế nào để đạt lợi nhuận cao nhất với rủi ro thấp nhất mà vẫn đảm bảo đƣợc kế hoạch kinh doanh đề ra.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm (2011-2013) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 54.651 63.842 61.447 9.191 16,82 -2.395 -3,75 Tổng chi phí 43.674 47.875 44.905 4.201 9,62 -2.970 -6,20 Lợi nhuận 10.977 15.967 16.542 4.990 45,46 575 3,60

(Nguồn: NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn)

Hình 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm (2011-2113)

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng để thấy đƣợc tình hình thu, chi và mức độ lãi, lỗ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Qua đó giúp cho các nhà quản trị hạn chế đƣợc nhừng khoản chi bất hợp lý và tìm ra các biện pháp để tăng cƣờng các khoản thu nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng.

23

- Đối với thu nhập: Qua bảng trên ta thấy thu nhập của NHNo&PTNT

chi nhánh Ô Môn tăng ở hai năm đầu còn đến năm 2013 thì lại giảm. Cụ thể thu nhập năm 2011 là 54.651 triệu đồng sang năm 2012 là 63.842 triệu đồng tăng 9.191 triệu đồng với tỷ lệ 16,82% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tình hình tình hình sản xuất nông nghiệp của nông dân có nhiều thuận lợi nhƣ nông hộ sản xuất lúa đƣợc mùa tạo điều kiện thuận lợi cho họ trả tiền vay của Ngân hàng tốt hơn. Nhƣng đến năm 2013 thì lại giảm xuống còn 61.447 triệu đồng, tƣơng ứng 3,75% so với năm 2012. Nguyên nhân là do lãi suất cho vay đƣợc NHNN điều chỉnh giảm xuống từ 3-4%/năm so với năm 2012 để hỗ trợ khách hàng và thêm nữa là việc nhiều hộ nông dân không gặp nhiều thuận lợi trong việc sản xuất kinh doanh của mình nhƣ: thời tiết, giá cả trong xuất khẩu đặc biệt là những hộ nuôi cá tra, cá basa gặp nhiều khó khăn do việc bị áp dụng thêm mức thuế chống phá giá, các rào cản về chất lƣợng ở nƣớc nhập khẩu.

- Đối với chi phí: Chi phí hoạt động của Ngân hàng bao gồm các chi phí

cho việc huy động vốn, chi phí trả lƣơng cán bộ và các chi phí khác để đảm bảo cho ngân hàng hoạt động ổn định. Qua bảngta thấy chi phí của ngân hàng tăng giảm không đều qua các năm, cụ thể năm 2012 chi phí là 47.875 triệu đồng tăng 4.201 triệu đồng (9,62%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do chi phí trả lãi tăng do huy động vốn tăng, thêm vào đó là các chi phí nhƣ thẩm định, chi phí cho cán bộ đi công tác cũng tăng. Sang năm 2013 chi phí là 44.905 triệu đồng giảm 2.970 triệu đồng (6,20%) so với năm 2012 nguyên nhân là do ngân hàng thực hiện các biện pháp để tiết kiệm tối đa các chi phí không cần thiết và nguồn vốn huy động không kỳ hạn tăng nên chi phí trả lãi giảm. Tuy ngân hàng chú trọng đến việc hạn chế tối đa chi phí nhƣng ngân hàng cũng có những chính sách ƣu đãi và các chế độ khen thƣởng cho cán bộ công nhân viên để khuyến khích họ cố gắng và nổ lực hơn trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Đối với lợi nhuận: Trong nền kinh tế thị trƣờng có sự cạnh tranh gay

gắt, việc tạo ra lợi nhuận tối đa với chi phí hợp lý là vấn đề quyết định phản ánh rõ nét chi phí sử dụng vốn. Lợi nhuận của ngân hàng chịu sự tác động trực tiếp của thu nhập và chi phí, tùy theo độ thay đổi của thu nhập và chi phí mà lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng hoặc giảm theo. Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011 đến năm 2013 cho thấy lợi nhuận của ngân hàng tăng qua các năm nhƣng tốc độ tăng không đều. Cụ thể lợi nhuận năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011, năm 2012 lợi nhuận đạt đƣợc 15.967 triệu đồng tăng 4.990 triệu đồng (45,46%) so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do thu từ các hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ, đẩy mạnh công tác thu

24

lãi và các cán bộ thƣờng xuyên theo dõi đôn đốc khách hàng để thu lãi đúng hạn, áp dụng chính sách thu lãi hàng tháng, đồng thời ngân hàng đã có uy tín nên các việc gửi và thanh toán cũng tăng. Đến năm 2013 lợi nhuận của ngân hàng tăng nhẹ (575 triệu đồng) bất chấp thu nhập giảm 2.395 triệu đồng so với năm 2012, nguyên nhân là do ngân hàng áp dụng các biện pháp để giảm các chi phí không cần thiết và chi phí trả lãi từ vốn huy động cũng giảm.

Qua kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011 đến năm 2013 của NH cho thấy mặc dầu thị trƣờng có nhiều biến động do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, nhƣng bằng sự nổ lực ngân hàng vẫn vƣợt qua và kết quả hoạt động kinh doanh vẫn tăng qua các năm. Nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là từ các khoản cho vay. Điều đó cho thấy hoạt động tín

Một phần của tài liệu một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại nhnoptnt việt nam chi nhánh ô môn (Trang 26)