Tình hình huy động vốn của ngân hàng

Một phần của tài liệu một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại nhnoptnt việt nam chi nhánh ô môn (Trang 37)

Với vai trò là cơ sở để ngân hàng tổ chức các hoạt động kinh doanh, vốn còn quyết định đến việc mở rộng hoặc thu hẹp khối lƣợng tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng. Thiếu vốn ngân hàng không thể giải ngân nhanh chóng để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng. Khả năng huy động vốn của ngân hàng cao sẽ góp phần nâng cao lợi nhuận của ngân hàng và ngƣợc lại khả năng huy động vốn thấp sẽ ảnh hƣởng đáng kể đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ta thấy trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thì nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn giữ vai trò rất quan trọng. Do đó để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng cao của khách hàng thì chi nhánh cần có nguồn vốn ổn định.

Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn gồm 2 thành phần: Vốn huy động và vốn điều chuyển. Trong hoạt động kinh doanh, ngoài nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng hội sở thì phần lớn nguồn vốn của Ngân hàng là do tự huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Qua bảng 4.1 ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng đều tăng qua các năm, cụ thể năm 2012 nguồn vốn của Ngân hàng là 519.090 triệu đồng tăng 118.470 triệu đồng (29,57%) so với năm 2011 và sang năm 2013 nguồn vốn huy động là 581.535 triệu động tăng 62.445 triệu đồng (12,03%) so với năm 2012. Điều này cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng ngày càng hiệu quả, đó là một tín hiệu đáng mừng.

27

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm (2011-2013)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011

Chênh lệch 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 380.120 96,69 509.990 98,25 573.535 98,62 129.870 34,17 63.545 12,46

Vốn điều chuyển 13.000 3,31 9.100 1,75 8.000 1,38 (3.900) (30,00) (1.100) (12,09)

Tổng nguồn vốn 393.120 100,00 519.090 100,00 581.535 100,00 125.970 32,04 62.445 12,03

28

- Vốn huy động: Trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng thì vốn huy

động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất và có chi phí rẻ hơn so với vốn điều chuyển từ Ngân hàng hội sở. Chính vì vậy việc huy động vốn nhàn rỗi từ dân cƣ luôn đƣợc Ngân hàng quan tâm hàng đầu. Từ bảng trên ta thấy vốn huy động không ngừng tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn. Tốc độ tăng nhanh nhất là năm 2012, nguồn vốn huy động đƣợc tăng 129.870 triệu đồng (34,17%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do công tác huy động vốn không ngừng đƣợc nâng cao bằng cách luôn chú trọng tuyên truyền quảng bá huy động vốn tại các khu vực đông dân cƣ, khu thƣơng mại, trƣờng học,… để khách hàng hiểu rõ hơn về các hình thức huy động vốn hiện có. Đồng thời NH giải đáp và xử lý các khó khăn thắc mắc của khách hàng, tƣ vấn khách hàng sử dụng các hình thức thanh toán phù hợp với các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh, có chính sách phí và lãi vay ƣu đãi đối với từng nhóm khách hàng. Nhờ đó, chi nhánh đã giữ đƣợc khách hàng truyền thống đồng thời mở rộng quan hệ thêm với nhiều khách hàng mới.

- Vốn điều chuyển: Vốn điều chuyển cũng là một nguồn vốn quan trọng

trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, nó có thể kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn và thanh toán cho khách hàng để không làm ảnh hƣởng đến hoạt động và uy tín của ngân hàng khi nguồn vốn huy động không đáp ứng đƣợc. Vì thế mà nguồn vốn đi vay từ cấp trên cũng là một nguồn vốn cần thiết đối với ngân hàng. Nhƣng sử dụng nguồn vốn điều chuyển thì chi phí của ngân hàng sẽ tăng cao hơn so với sử dụng từ nguồn vốn huy động vì lãi suất của nguồn vốn điều chuyển lớn hơn vốn huy động từ chính ngân hàng. Ta thấy trong năm 2011 vốn điều chuyển là 13.000 triệu đồng tƣơng ứng 3,31% trong tổng nguồn vốn lý do là nhu cầu về vốn cao nhƣng vốn huy động của ngân hàng tại thời điểm đó không đủ đáp ứng chính vì vậy đã phải vay vốn từ ngân hàng hội sở. Sang năm 2012 và năm 2013 vốn điều chuyển đã giảm, cụ thể là từ 13.000 triệu đồng năm 2011 giảm xuống còn 9.100 triệu đồng năm 2012, và 8000 triệu đồng năm 2013. Vốn điều chuyển giảm không phải là do nhu cầu về vốn giảm mà là do nguồn vốn huy động đƣợc của ngân hàng tăng đủ sức để đáp ứng đƣợc nhu cầu tín dụng của ngƣời dân trong địa bàn. Điều đó giúp cho ngân hàng tiết kiệm đƣợc một phần chi phí sử dụng vốn.

Nhìn chung tình hình nguồn vốn của ngân hàng từ năm 2011-2013 có sự tăng trƣởng ổn định. Đạt đƣợc kết quả trên là do Ngân hàng có những biện pháp hữu hiệu trong công tác huy động vốn cũng nhƣ việc điều chỉnh lãi suất phù hợp cho những loại tiền gửi khác nhau để thu hút khách hàng đến gửi tiền từ đó góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của Ngân hàng.

29

Một phần của tài liệu một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại nhnoptnt việt nam chi nhánh ô môn (Trang 37)