3.3.1 Thuận lợi
Cán bộ tín dụng tạo đƣợc lòng tin đối với khách hàng, làm tốt công tác thẩm định tƣ vấn tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút khách hàng.
Các dịch vụ tín dụng hỗ trợ sản xuất và đời sống… đƣợc tăng cƣờng mạnh mẽ, từ đó tạo tâm lý phấn khởi đối với ngƣời sản xuất.
Chủ trƣơng chuyển đất lúa sang đất trồng cây ăn trái, sản xuất lúa chất lƣợng đang đƣợc nông dân hƣởng ứng tích cực, đã tạo điều kiện cho NH mở rộng cho vay.
Về gia súc, gia cầm tuy có dịch bệnh xảy ra nhƣng đã đƣợc khống chế kịp thời nên không gây hậu quả nghiêm trọng và không ảnh hƣởng lớn đến đời sống của ngƣời dân.
3.3.2 Khó khăn
Trong chăn nuôi, bệnh lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm vẫn còn tiềm ẩn và phát dịch trong những năm qua đồng thời điều đó cũng tác động xấu đến giá cả làm ảnh hƣởng đến thu nhập của nông dân. Nuôi trồng thủy sản cũng gặp những bất lợi nhƣ giá cá tra, cá basa xuất khẩu giảm cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống nông dân và các công ty chế biến xuất khẩu. Từ những điều đó đã làm phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu là điều không thể tránh
25 khỏi.
Cây ăn trái phát triển đa dạng về chủng loại, có chất lƣợng cao nhƣng chƣa có qui hoạch rõ ràng, thực hiện chƣa đồng bộ nên tính cạnh tranh chƣa cao trên thị trƣờng.
Do ảnh hƣởng của nền kinh tế vĩ mô nên lạm phát tăng lên đã làm cho giá cả vật tƣ nông nghiệp tăng lên đáng kể từ đó làm tăng chi phí sản xuất của nông dân. Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ cho nên giá cả của nông sản thƣờng bị giảm vào chính vụ làm ảnh hƣởng đến thu nhập.
Trên địa bàn còn có sự cạnh tranh gay gắt của các NH khác làm cho thị phần huy động vốn và thị phần cho vay cũng bị chia sẻ. Nhiều tổ chức tín dụng huy động vốn với lãi suất cao hơn, chính sách lãi suất linh hoạt hơn… nên cũng đã thu hút đi một lƣợng khách hàng của chi nhánh.
Sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh chƣa đa dạng, thiếu sự hấp dẫn đối với khách hàng từ đó ảnh hƣởng đến việc huy động vốn và tăng trƣởng dƣ nợ.
26
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RRTD VÀ ĐỀ RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RRTD CHO NHNo&PTNT CHI NHÁNH Ô
MÔN TRONG THỜI GIAN TỚI
4.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
4.1.1 Tình hình huy động vốn của ngân hàng
Với vai trò là cơ sở để ngân hàng tổ chức các hoạt động kinh doanh, vốn còn quyết định đến việc mở rộng hoặc thu hẹp khối lƣợng tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng. Thiếu vốn ngân hàng không thể giải ngân nhanh chóng để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng. Khả năng huy động vốn của ngân hàng cao sẽ góp phần nâng cao lợi nhuận của ngân hàng và ngƣợc lại khả năng huy động vốn thấp sẽ ảnh hƣởng đáng kể đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ta thấy trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thì nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn giữ vai trò rất quan trọng. Do đó để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng cao của khách hàng thì chi nhánh cần có nguồn vốn ổn định.
Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn gồm 2 thành phần: Vốn huy động và vốn điều chuyển. Trong hoạt động kinh doanh, ngoài nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng hội sở thì phần lớn nguồn vốn của Ngân hàng là do tự huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Qua bảng 4.1 ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng đều tăng qua các năm, cụ thể năm 2012 nguồn vốn của Ngân hàng là 519.090 triệu đồng tăng 118.470 triệu đồng (29,57%) so với năm 2011 và sang năm 2013 nguồn vốn huy động là 581.535 triệu động tăng 62.445 triệu đồng (12,03%) so với năm 2012. Điều này cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng ngày càng hiệu quả, đó là một tín hiệu đáng mừng.
27
Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm (2011-2013)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2012/2011
Chênh lệch 2013/2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Vốn huy động 380.120 96,69 509.990 98,25 573.535 98,62 129.870 34,17 63.545 12,46
Vốn điều chuyển 13.000 3,31 9.100 1,75 8.000 1,38 (3.900) (30,00) (1.100) (12,09)
Tổng nguồn vốn 393.120 100,00 519.090 100,00 581.535 100,00 125.970 32,04 62.445 12,03
28
- Vốn huy động: Trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng thì vốn huy
động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất và có chi phí rẻ hơn so với vốn điều chuyển từ Ngân hàng hội sở. Chính vì vậy việc huy động vốn nhàn rỗi từ dân cƣ luôn đƣợc Ngân hàng quan tâm hàng đầu. Từ bảng trên ta thấy vốn huy động không ngừng tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn. Tốc độ tăng nhanh nhất là năm 2012, nguồn vốn huy động đƣợc tăng 129.870 triệu đồng (34,17%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do công tác huy động vốn không ngừng đƣợc nâng cao bằng cách luôn chú trọng tuyên truyền quảng bá huy động vốn tại các khu vực đông dân cƣ, khu thƣơng mại, trƣờng học,… để khách hàng hiểu rõ hơn về các hình thức huy động vốn hiện có. Đồng thời NH giải đáp và xử lý các khó khăn thắc mắc của khách hàng, tƣ vấn khách hàng sử dụng các hình thức thanh toán phù hợp với các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh, có chính sách phí và lãi vay ƣu đãi đối với từng nhóm khách hàng. Nhờ đó, chi nhánh đã giữ đƣợc khách hàng truyền thống đồng thời mở rộng quan hệ thêm với nhiều khách hàng mới.
- Vốn điều chuyển: Vốn điều chuyển cũng là một nguồn vốn quan trọng
trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, nó có thể kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn và thanh toán cho khách hàng để không làm ảnh hƣởng đến hoạt động và uy tín của ngân hàng khi nguồn vốn huy động không đáp ứng đƣợc. Vì thế mà nguồn vốn đi vay từ cấp trên cũng là một nguồn vốn cần thiết đối với ngân hàng. Nhƣng sử dụng nguồn vốn điều chuyển thì chi phí của ngân hàng sẽ tăng cao hơn so với sử dụng từ nguồn vốn huy động vì lãi suất của nguồn vốn điều chuyển lớn hơn vốn huy động từ chính ngân hàng. Ta thấy trong năm 2011 vốn điều chuyển là 13.000 triệu đồng tƣơng ứng 3,31% trong tổng nguồn vốn lý do là nhu cầu về vốn cao nhƣng vốn huy động của ngân hàng tại thời điểm đó không đủ đáp ứng chính vì vậy đã phải vay vốn từ ngân hàng hội sở. Sang năm 2012 và năm 2013 vốn điều chuyển đã giảm, cụ thể là từ 13.000 triệu đồng năm 2011 giảm xuống còn 9.100 triệu đồng năm 2012, và 8000 triệu đồng năm 2013. Vốn điều chuyển giảm không phải là do nhu cầu về vốn giảm mà là do nguồn vốn huy động đƣợc của ngân hàng tăng đủ sức để đáp ứng đƣợc nhu cầu tín dụng của ngƣời dân trong địa bàn. Điều đó giúp cho ngân hàng tiết kiệm đƣợc một phần chi phí sử dụng vốn.
Nhìn chung tình hình nguồn vốn của ngân hàng từ năm 2011-2013 có sự tăng trƣởng ổn định. Đạt đƣợc kết quả trên là do Ngân hàng có những biện pháp hữu hiệu trong công tác huy động vốn cũng nhƣ việc điều chỉnh lãi suất phù hợp cho những loại tiền gửi khác nhau để thu hút khách hàng đến gửi tiền từ đó góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của Ngân hàng.
29
4.1.2 Doanh số cho vay
4.1.2.1 Doanh số cho vay theo thời hạn
Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm (2011-2013)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2012/2011
Chênh lệch 2013/2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 452.287 95,30 540.376 94,10 615.089 94,67 88.089 19,48 74.713 13,83
Trung và dài hạn 22.306 4,70 33.882 5,90 34.658 5,33 11.576 51,90 776 2,29
Tổng cộng 474.593 100,00 574.258 100,00 649.747 100,00 99.665 21,00 75.489 13,15
30
- Cho vay ngắn hạn : Đây là loại tín dụng chiếm tỷ trọng cao (trên 94 %)
so với tổng doanh số cho vay và không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2012 cho vay ngắn hạn đạt 540.376 triệu đồng tăng 88.089 triệu đồng (19,48 %) so với năm 2011 và đến năm 2013 tiếp tục tăng lên 615.089 triệu đồng nhiều hơn 74.713 triệu đồng (13,83 %) so với năm 2012. Nguyên nhân của cho vay ngắn hạn không ngừng tăng là do:
+ Đối với ngân hàng do nguồn vốn cho vay chủ yếu từ huy động ngắn hạn nên cho vay ngắn hạn giảm thiểu hơn các rủi ro về lãi suất, thêm vào đó cho vay ngắn hạn ít rủi ro về thu hồi vốn hơn cho vay trung và dài hạn đồng thời cán bộ tín dụng cũng dễ dàng trong việc lập phƣơng án cho vay.
+ Đối với khách hàng là các cơ sở sản xuất mục đích cho vay để bổ sung vốn lƣu động, còn khách hàng là cá nhân mục đích vay trồng trọt, chăn nuôi… do vậy mà chu kỳ vốn ngắn nên cho vay ngắn hạn thu hút đƣợc khách hàng.
- Cho vay trung và dài hạn: Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong ba
năm 2011-2013 chỉ đạt dƣới 6% so với tổng doanh số cho vay nhƣng vẫn tăng lên qua các năm, tốc độ tăng cao nhất là năm 2012 với doanh số cho vay là 33.882 triệu đồng tăng 51,90% so với năm 2011, nhƣng sang năm 2013 thì tốc độ tăng đã giảm xuống chỉ còn 2,29% so với năm 2012. Doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ là do khoản cho vay trung và dài hạn tuy có mang lại lợi nhuận nhiều hơn nhƣng lại chứa đựng rủi ro cao hơn nên ngân hàng hạn chế cho vay nhiều ở loại này.
Nhìn chung doanh số cho vay của ngân hàng đã không ngừng tăng qua 3 năm mặc dầu nền kinh tế sau khủng hoảng còn nhiều khó khăn, đó là dấu hiệu tích cực trong hoạt động tín dụng. Nó cho thấy hoạt động cho vay của ngân hàng rất hiệu quả, ngày cang thu hút đƣợc khách hàng đến vay tiền và cũng cho thấy nhu cầu vay vốn của ngƣời dân để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng.
31
4.1.2.2 Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế
Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm (2011-2013) ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2012/2011
Chênh lệch 2013/2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp 389.165 82,00 430.500 74,97 485.265 74,69 41.335 10,62 54.765 12,72
SXKD 11.864 2,50 22.786 3,97 28.456 4,38 10.922 92,06 5.670 24,88
Tiêu dùng 73.564 15,50 120.972 21,07 136.026 20,94 47.408 64,44 15.054 12,44
Tổng cộng 474.593 100,00 574.258 100,00 649.747 100,00 99.665 21,00 75.489 13,15
32
Năm 2012 tuy tình hình kinh tế khó khăn nhƣng DSCV của NH vẫn tăng so với năm 2011, ƣớc đạt 574.258 triệu đồng, tăng 99.665 triệu đồng (tƣơng ứng 21,00%) so với năm 2011. Đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy một phần cũng nhờ công tác tiếp thị, cho vay với lãi suất cạnh tranh hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng và xem xét cho vay đúng đối tƣợng.
Đến năm 2013, DSCV đạt 649.747 triệu đồng, tăng 13,15% so với năm 2012. Tuy hậu quả của suy thoái kinh tế vẫn còn nhƣng với nhiều chính sách hỗ trợ lãi suất do Nhà nƣớc đề ra nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong sản xuất, khuyến khích ngƣời dân tăng chi tiêu nhằm kích cầu do đó NH mở rộng cho vay cho nên DSCV vẫn tăng mạnh.
Trong đó, cho vay nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm (hơn 74%), đó là do chính sách của ngân hàng luôn quan tâm chú trọng đến phát triển hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân và do Ô Môn là một quận có kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên nhu cầu vay vốn là rất cao.Vì vậy, NH vừa bám sát và hỗ trợ cho các nông dân kịp thời và đúng lúc đã từng bƣớc nâng cao DSCV nông nghiệp nhƣng bên cạnh đó cũng quản lý DSCV rất chặt chẽ nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết. Cụ thể là DSCV nông nghiệp của NH không ngừng tăng, năm 2012 DSCV nông nghiệp đạt 430.500 triệu đồng tăng 41.335 triệu đồng (tƣơng đƣơng 10,62%) so với năm 2011, và sang năm 2013 lại tiếp tục tăng lên 54.765 triệu đồng (tƣơng đƣơng 12,72%) so với năm 2013.
Bên cạnh đó cho vay sản xuất kinh doanh cũng là một phần không thể thiếu của NH mặc dầu nó chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (không quá 5%) trong DSCV của ngân hàng. Điều này là do kinh tế của quận Ô Môn chủ yếu dựa vào nông nghiệp hoạt động SXKD còn nhỏ lẻ nên nhu cầu vốn không cao. Tuy nhiên với chính sách công nghiệp hóa hiện đại hóa của Nhà nƣớc doanh DSCV hoạt động SX-KD ngày càng đƣợc phát triển cụ thể là tỷ trọng cho vay SX-KD không ngừng tăng qua các năm, từ 2,50% năm 2011 tăng lên 3,97% trong năm 2012 và 4,38% năm 2013. Và DSCV hoạt động SXKD năm 2012 cũng tăng 10.922 triệu đồng (tƣơng đƣơng 92,06%) so với năm 2011, đến năm 2013 tiếp tục tăng 5.670 triệu đồng (tƣơng đƣơng 24,88%) so với năm 2012.
Ngoài hai lĩnh vực chủ yếu trên, cho vay tiêu dùng cũng là một phần không thể thiếu trong các lĩnh vực cho vay của NH. Với mục tiêu kích cầu, hiện nay, NH đã mở rộng thêm nhiều loại hình cho vay đa dạng và phong phú, phù hợp với nhu cầu của ngƣời dân nhƣ cho vay cầm cố sổ, cho vay sửa nhà, cho vay mua xe trả góp, cho vay cán bộ công nhân viên nhằm hỗ trợ cho cuộc sống của ngƣời dân ngày càng tiện nghi, đầy đủ đã thu hút ngày càng nhiều
33
khách hàng đến với NH với mức lãi suất cho vay thích hợp.
4.1.3 Doanh số thu nợ
Đây là chỉ tiêu quan trọng để phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Bởi vì NH đóng vai trò là một tổ chức trung gian tài chính “đi vay để cho vay”. NH cần phải chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng tránh thất thoát. Vì vậy mà vấn đề thu nợ cần đƣợc quan tâm hàng đầu, trong đó cán bộ tín dụng phải hoạt động tích cực, đôn đốc nhắc nhở trong việc thu hồi nợ khi đến hạn. cho vay và thu nợ đúng hạn thì đồng vốn của NH mới đƣợc xoay chuyển nhanh mang lại lợi nhuận cao trong hoạt động tín dụng.
4.1.3.1 Doanh số thu nợ theo kỳ hạn
Thu nợ ngắn hạn: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy DSTN ngắn hạn chiếm
tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ và không ngừng tăng qua các năm, cao nhất là năm 2013 DSTN ngắn hạn đạt 635.618 triệu đồng tăng 164.404 triệu đồng (tƣơng ứng 37,32%) so với năm 2012. Điều này là do DSCV ngắn hạn tăng và ngoài ra cũng do nền kinh tế đã dần phục hồi sau khủng hoảng.
Thu nợ trung và dài hạn: Ta thấy DSTN trung và dài hạn chiếm tỷ trọng
nhỏ (nhỏ hơn 7%) trong tổng DSTN và tăng giảm không đều từ năm 2011 đến năm 2013, cụ thể năm 2012 thu nợ trung và dài hạn đạt 32.595 triệu đồng tăng 11.027 triệu đồng (tƣơng ứng 51,13%) so với năm 2011, nhƣng sang năm 2013 thu nợ trung và dài hạn giảm 1.937 triệu đồng (tƣơng ứng 5,94%) nguyên nhân là do một số khách hàng vay trung và dài hạn là để đầu tƣ bất động sản trong khi thị trƣờng này đang gặp rất nhiều khó khăn.
Nhìn chung tình hình thu nợ của NH rất khả quan. DSCV tăng bên cạnh DSTN cũng tăng chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng rất tốt. Năm 2012 đạt 473.151 triệu đồng tăng 31.779 triệu đồng (tƣơng ứng 7,20%) so với năm 2011, năm 2013 DSTN tăng mạnh đạt 635.618 tăng 162.467 triệu đồng (tƣơng ứng 34,34%) so với năm 2011. Đó cũng là nhờ sự nổ lực hết mình của