Giải pháp nâng cao số lượng và chất lượng lao động nông thôn huyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lao động khu vực nông thôn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 88)

4.4.2.1 Rà soát toàn bộ dân số và lao động nông thôn trên địa bàn

Hiện nay cứ 4 năm tổng cục thống kê kết hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện tổng điều tra lao động và việc làm. Tuy nhiên, thực trạng lao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79 động ở nông thôn thay đổi hàng năm có khi hàng tháng đã có sự thay đổi. Vì vậy số lượng lao động nông thôn cuối năm và đầu năm là khác nhau. Trong khi đó cuộc điều tra có khoảng cách thời gian xa nên lao động biến động mạnh. Nguồn lao động bước vào tuổi lao động hàng năm cao, để đưa ra các chính sách đào tạo cũng như giải quyết tốt việc làm cần có các cuộc điều tra hàng năm để nắm được số lượng dân số và lao động đang hoạt động trong các ngành nghề cũng như nhu cầu của lao động hiện nay. Thực tế hàng năm chi cục huyện có tổng hợp về lao động nông thôn và lao động làm việc trong nông nghiệp và nông thôn. Tuy nhiên con số này chỉ thể hiện về số lượng tổng mà chưa cụ thể chi tiết về từng chi tiêu liên quan đến lao động. Vì vậy cần:

Rà soát lại toàn bộ dân số và lao động nông thôn trên địa bàn ở tất cả các phần như số lượng và tỷ lệ độ tuổi, giới tính, thành phần, công việc, thu nhập, trình độ và nhu cầu đào tạo…Cần nắm bắt rõ thực trạng dân số và lao động ở khu vực nông thôn.

Việc làm này cần được thực hiện bởi Ủy ban nhân dân huyện với nhiệm vụ chính và trách nhiệm của Chi cục Thống kê. Quá trình thực hiện gồm các bên liên quan như Phòng Tài chính, phối hợp với các xã ban ngành ở các địa phương. Đây là công việc cần được thực hiện đầu tiên để nắm bắt được thực trạng và việc làm của người lao động nông thôn trên địa bàn huyện.

4.4.2.2 Rà soát lại hệ thống cơ sởđào tạo văn hóa và nghề nghiệp trên địa bàn

Các cơ sở đào tạo trên địa bàn có biến động về số lượng và chất lượng, khả năng đào tạo. Với thực trạng lao động, việc làm, trình độ và nhu cầu cần được đào tạo để phục vụ cho nền kinh tế. Cần rà soát lại hệ thống đào tạo ở cả văn hóa và đào tạo nghề trên địa bàn. Việc rà soát lại cơ sở đào tạo về văn hóa để thấy được việc cung cấp lao động có trình độ văn hóa trong tương lai với chiến lược dài hạn. Việc làm này cần được thực hiện bởi Phòng Giáo dục về số lượng đào tạo, khả năng đào tạo và chất lượng đào tạo trên địa bàn huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80 Bên cạnh đó rà soát lại các cơ sở đào tạo nghề, việc này cần có sự phối hợp của các phòng ban và đồng thời xem xét số lượng đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh để xác định quy mô về số lượng và chất lượng có thể đào tạo cho lao động nông thôn. Việc làm này cần được thực hiện bởi Phòng Lao động thương binh và Xã hội.

4.4.2.3 Rà soát lại số lượng các cơ sở tạo công ăn việc làm ở khu vực nông thôn

Phân tích ở thực trạng cung lao động và việc làm của lao động nông thôn hiện nay cho thấy, một yếu tố quan trọng tác động đến cung lao động chính là cầu, cầu là yếu tố thúc đẩy cung. Cầu lao động ở nông thôn hiện nay chủ yếu nằm trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên việc chú trọng sản xuất nông nghiệp và thu nhập trong ngành nông nghiệp không hấp dẫn lao động so với một số ngành nghề khác như công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó thì chuyên môn và kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp của lao động yếu và thiếu. Vì vậy, việc tạo lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là quan trọng.

Rà soát lại các cơ sở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn và nhu cầu tuyển dụng lao động của họ. Các cơ sở dịch vụ mà người lao động nông thôn có thể tham gia lao động xem về số lượng lao động có thể làm việc trong các ngành nghề này.

Những công việc này cần được thực hiện bởi chi cục thống kê, phòng lao động thương binh xã hội và phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong quá trình thực hiện cần có sự phối hợp giữa các phòng ban.

4.4.2.4 Xây dựng chiến lược phát triển lao động nông thôn

Việc xây dựng chiến lược phát triển lao động nông thôn rất quan trọng trong mục tiêu cao nhất là thay đổi tư duy, cách suy nghĩ thụ dộng, trong chờ, ỷ lại của người dân vào nhà nước. Việc xây dựng một chiến lược phát triển lao động nông thôn tổng thể về cả thể chất lẫn trình độ sẽ tạo nên một yếu tố tích cực , năng động, sáng tạo trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn và sự nghiệp phát triển kinh tế của toàn huyện. Việc làm này cần được sựủng hộ của tỉnh và các ngành dọc liên quan như y tế, giáo dục, kế hoạch hóa gia đình và các ngành kinh tế nói chung.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81 Điều này được thực hiện bởi ủy ban nhân dân huyện, kết hợp với phòng thống kê, phòng giáo dục, y tế…

Nâng cao trình độ dân trí tạo điều kiện tiền đề về trình độ học vấn để nâng cao chất lượng lao động nông thôn

Vấn đề đầu tiên trong chiến lược phát triển toàn diện lao động nông thôn là vấn đề nâng cao dân trí cho người dân. Dân trí của người dân được thể hiện rõ nhất là trình độ văn hóa được đào tạo, điều này có nghĩa phải phát triển hệ thống giáo dục các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Cần thực hiện xuyên suốt và đồng bộ.

Phát triển các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông. Nâng cao tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường. Tập trung nguồn đầu tư vào việc nâng cấp các cơ sở giáo dục nhằm đạt đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt ở cấp mẫu giáo và cấp trung học phổ thông là hai cấp đang có số trường đạt chuẩn quốc gia ở mức rất thấp Tiếp tục phát triển giáo dục thường xuyên và giáo dục cộng đồng, đồng thời bổ sung chương trình dạy nghề cho trung tâm đào tạo nghề ở bậc THPT. Đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp trong các trường học cấp trung học. Gắn học tập với thực hành phù hợp với đặc điểm và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán sản xuất của từng địa phương trong tỉnh (hướng vào phát triển các ngành, lĩnh vực chủ chốt của tỉnh).

Triển khai cải cách, đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục, thực hiện giáo dục toàn diện trong các cấp học từ mầm non đến hết trung học phổ thông theo Chương trình chung của Quốc gia và phù hợp với đặc điểm của tỉnh, đảm bảo phát triển con người toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ. Phấn đấu có nhiều học sinh đạt giải quốc gia và quốc tế. Chú trọng bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo đủ lao động nông thôn có trình độ khoa học kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện, tỉnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82

Hộp 4.1: Mục tiêu của tỉnh về nâng cao trình độ dân trí

Hoàn thành và giữ vững phổ cập giáo dục từ trẻ 5 tuổi đến trung học cơ sở. Cần thực hiện phấn đấu đến năm 2015 tối thiểu 50% số xã đạt chuẩn về phổ cập giáo dục bậc trung học. Đến năm 2020, 100% số xã đạt chuẩn về phổ cập giáo dục bậc trung học. Huy động 45% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp. Giữ vững mục tiêu 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1 (6% học ngoài công lập) ; 100% học sinh được học 2 buổi/ngày và 100% học sinh lớp 3, 4, 5 được học ngoại ngữ và 65% được học tin học ; 80% trẻ khuyết tật được ra lớp. Củng cố vững chắc phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học THCS (8% học ngoài công lập) ; 30% số trường học 2 buổi/ngày. Củng cố vững chắc các tiêu chuẩn phổ cập THCS. Huy động 98% học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT, bổ túc THPT, các trường TCCN và dạy nghề (trong đó tỷ lệ học sinh TCCN và trường dạy nghề đạt 10-15%) ; huy động 10% học sinh tốt nghiệp THCS dưới 21 tuổi và cán bộ cơ sở, 80-85% người lao động ra học bổ túc THPT ; 100% trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả về chuyển gia kiến thức khoa học kỹ thuật công nghệ.

Tới 2015, 100% trường mầm non triển khai chương trình giáo dục mầm non mới; 70% số trẻđược tiếp cận với tin học, ngoại ngữ; tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá, giỏi đạt 50-60% (đối với THCS), trên 30-35% đối với THPT. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 97-98%. Nâng cao số lượng học sinh tốt nghiệp THPT vào đại học, cao đẳng (48-50%) và giữ vững vị trí tốp đầu toàn quốc về xếp hạng tỉnh thành phố; giữ vững và nâng cao thành tích học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia mầm non đạt 50%, trường tiểu học 80%, trường THCS 50%, THPT là 24 trường;

Quy mô đào tạo đến năm 2015 của các trường chuyên nghiệp của tỉnh đạt 16.000 học sinh sinh, các trường của trung ương là 40.200 học sinh sinh viên, đào tạo và dạy nghề cho khoảng 71.500 loa động, thu hút từ 10-15% học sinh tốt nghiệp THCS vào học TCCN và dạy nghề đào tạo chính quy trình độ đại học, cao đẳng từ 8.000-11.00 sinh viên; mở mới các ngành nghề mũi nhọn như: cơ khí, điện tử- công nghệ thông tin, công nghiệp dệt may-da giầy, chế biến nông sản, lương thực thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch, thương mại... ; 100% các trường đại học, cao đẳng thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83

Nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn - kỹ thuật và kỹ năng làm việc của lao động nông thôn thông qua đào tạo nghề

Một là, xây dựng và triển khai dự án (hay chương trình) vềđào tạo nghề cho những người thuộc diện thu hồi đất để phát triển công nghiệp và đô thị: Đây là một giải pháp có tính cấp bách, cần được triển khai thống nhất từ Trung ương đến địa phương để tránh tình trạng người dân sau khi nhận tiền đền bù ruộng đất phải lâm vào tình trạng thất nghiệp và không có thu nhập; từ đó phát sinh nhiều hệ lụy về mặt xã hội. Mấu chốt là từ khâu quy hoạch, cấp phép đầu tư cho đến xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài “hàng rào” các khu công nghiệp, khu đô thị mới,… phải có kinh phí cho việc đào tạo nghề đối với người dân bị thu hồi đất.

Hai là, tiếp tục đào tạo nghề theo các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư: Đây là các hình thức đào tạo đã khá ổn định, cần tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia và nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó, rất cần thu hút những người tham gia đào tạo vào mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Bởi chỉ bảo đảm được “đầu ra” người học mới thực hành nghề được đào tạo. Và nhờ đó những người làm công ăn lương ở nông thôn có thể phát triển được kinh tế gia đình, giảm cường độ và mức độ làm thuê.

Ba là, hỗ trợ đào tạo nghề theo chiến lược xuất khẩu, kể cả hỗ trợ đào tạo nghề để tham gia xuất khẩu lao động: Nền nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung đã và sẽ tiếp tục hướng về xuất khẩu. Do đó, đào tạo nghề theo chiến lược xuất khẩu là một phương hướng thực hành nghề rất quan trọng cho lao động nông thôn. Ngay lĩnh vực xuất khẩu lao động, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020” (ngày 29-04-2009). Trong đó có những chính sách: hỗ trợ người lao động học bổ túc văn hóa, học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết để tham gia xuất khẩu lao động; cho người lao động vay tín dụng ưu đãi với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động; các cơ sở dạy nghề cho xuất khẩu lao động cũng được vay vốn tín dụng ưu đãi đểđầu tư tăng quy mô đào tạo. Đối với các lĩnh vực xuất khẩu khác cũng cần thiết có chính sách hỗ trợđào tạo nghề như vậy.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84

Bốn là, liên kết nhà nông, doanh nghiệp và nhà trường đểđào tạo nghề: Đây là giải pháp có tính xã hội hóa, nhằm hướng vào những lao động và doanh nghiệp ở nông thôn có nhu cầu đào tạo nghề cho mình và cho những người khác. Sự liên kết giữa họ với các trường dạy nghề sẽ thúc đẩy hình thành mạng lưới các điểm đào tạo nghề theo hướng chính quy và bảo đảm “đầu ra” của công tác đào tạo.

Năm là, kết hợp “truyền nghề” với đào tạo chính quy: Truyền nghề là hình thức đào tạo vẫn rất phổ biến tại các làng nghề. Nên có chính sách hỗ trợ cho các nghệ nhân, những người thợ lành nghề, nhất là tại các làng nghề, mở các lớp đào tạo theo kiểu truyền nghề; hoặc liên kết với các trường dạy nghề để đào tạo theo kiểu bán chính quy.

Nâng cao thể lực và tầm vóc lao động nông thôn

Để có lao động nông thôn chất lượng cao, cũng như để nâng cao mức sống của người dân, việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao thể lực và tầm vóc của người lao động cần được coi là ưu tiên hàng đầu.

Để đảm bảo nâng cao thể lực và tầm vóc của người lao động, cần chú ý làm tốt công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao thể lực toàn dân. Tích cực thực hiện có hiệu quả các CTMTQG, đẩy lùi các bệnh truyền nhiễm; phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, mục tiêu tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng theo cân nặng đến năm 2015 xuống dưới 16%. Làm tốt công tác sức khỏe học đường cho học sinh, đảm bảo có sức khỏe tốt khi trưởng thành. Phấn đấu nâng tuổi thọ trung bình lên 75 tuổi năm 2015 và đạt 76 tuổi năm 2020.

Thường xuyên cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo máy móc, nhà xưởng khi lao động nông thôn tiến hành làm việc được sạch sẽ, vệ sinh, an toàn, đảm bảo về môi trường…

Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao cho lao động nông thôn sau thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Hàng năm, có chếđộ nghỉ nghép, nghỉ dưỡng sức hợp lý cho người lao động.

Tiếp tục phát huy thế mạnh về thể thao của xã và huyện. Phấn đấu 100% các huyện, thị xã, thị trấn có đủ các công trình như: sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi,... 100% xã phường dành ưu tiên về vốn, mặt bằng cho hoạt động thể dục – thể thao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85

Phát triển các nhóm lao động nông thôn trọng điểm

Đối với đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là lao động nông thôn lãnh đạo quản lý, hành chính công: Chú trọng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo tại các cơ quan đảng, bộ máy chính quyền nhà nước các cấp. Cập nhật các chủ trương, đường lối, pháp luật và chính sách mới nhất của đảng và nhà nước, cung cấp một

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lao động khu vực nông thôn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)