Dân số luôn là yếu tố quyết định đến lao động của mỗi quốc gia và khu vực cũng như một địa phương. Đặc điểm của dân số không những thể hiện được cơ cấu dân số theo tuổi, theo giới tính cũng như khu vực mà còn thể hiện được thực trạng lao động về tuổi, giới tính cũng như khu vực. Đồng thời tốc độ phát triển dân số là căn cứ quan trọng để dự báo lao động trong tương lai của một vùng về mặt số lượng.
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Kinh Môn, 2014)
Biểu đồ 4.1: Thực trạng dân số theo các năm ở các khu vực trên địa bàn huyện Kinh Môn
Biểu đồ 4.1 cho thấy được đặc điểm của dân số huyện Kinh Môn qua thời gian ở cả thành thị và nông thôn. Tính đến năm 2013 dân số tăng khoảng gần 3,6 nghìn người so với năm 2000. Có một sự dao động giữa năm 2000 đến năm 2012
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 về dân số. Cùng với chính sách của nhà nước và huyện, quá trình phát triển kinh tế trong giai đoạn 2000 đến 2005 đã tác động mạnh vào dân số thành thị và dân số nông thôn ở trên địa bàn huyện. Dân số thành thị năm 2000 trên địa bàn huyện chỉ có 7103 người, đến năm 2005 tăng lên hơn gấp 4 lần với con số cụ thể là 31821 người. Ngược theo đó là dân số nông thôn sẽ giảm mạnh từ 154314 năm 2000 xuống còn 130663 năm 2005. Từ năm 2005 đến nay sự chênh lệch giữa dân số thành thị và nông thôn thay đổi không nhiều và dao động với tỷ lệ là 2 : 8 đối với.
Huyện Kinh Môn vẫn là một huyện nông nghiệp và dân số chủ yếu vẫn tập trung ở nông thôn. Vì vậy, việc ưu tiên phát triển nông nghiệp và ngành nghề nông thôn là vấn đề chính và trọng tâm của toàn huyện.
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Kinh Môn, 2014)
Biểu đồ 4.2: Thực trạng dân số theo giới tính trên địa bàn huyện qua thời gian
Về sự chênh lệch giới trong dân số có sự biến động không lớn có thể thấy rõ qua biểu đồ 4.2. Nam giới luôn có tỷ lệ cao hơn nữ giới trong dân số trong 13 năm qua của huyện. Tỷ lệ này đến năm 2013 là 50,9 % nam và 49,1% nữ. Dân số nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47 nữ cho chúng ta biết được lao động trong dân số về mặt giới tính và và biến động tỷ lệđó trong tương lai.
Đặc điểm dân số của 4 xã được chọn làm nghiên cứu thể hiện trong bảng 4.1 sau đây: Qua các năm dân số trên địa bàn xã An Phụ chiếm tỷ lệ cao nhất với khoảng 9000 qua các năm. Tiếp theo là đến Hiến Thành với dân số dao động trong 10 năm là 8037 người đến gần 8400 người. Thấp nhất là xã Tân Dân với giao động khoảng 4100 đến 4200 người.
Bảng 4.1: Thực trạng dân số trên địa bàn 4 xã nghiên cứu trên địa bàn huyện Kinh Môn
ĐVT: Người Tên xã, thị trấn 2000 2005 2010 2011 Sơ bộ 2012 Tân Dân 4,057 4,241 4,186 4,193 4,268 Hiệp Sơn 6,171 6,373 6,301 6,380 6,470 An Phụ 9,135 9,389 8,932 9,061 9,182 Hiến Thành 8,133 8,395 8,037 8,133 8,338
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Kinh Môn, 2014)
Nghiên cứu cũng chỉ ra dân số theo số liệu điều tra ở biểu đồ 4.3 theo độ tuổi khác nhau. Theo số liệu điều tra từng lao động và hộ gia đình của lao động cho thấy độ tuổi của dân số một phần lớn nằm trong tuổi từ 18 đến 40 tuổi với tỷ lệ là 38,89%. Tiếp đến là nguồn lao động trong tương lai với độ tuổi từ 0 đến 18 tuổi cũng chiếm tỷ lệ khá cao với 27,78%. Độ tuổi trung niên chiếm tỷ lệ bằng với dân số ngoài độ tuổi lao động > 60 tuổi là 16,67%.
Qua đó cho thấy dân số hiện nay đang nằm trong độ tuổi lao động chiếm tới 66,66%. Còn 33,34% nằm ngoài độ tuổi lao động trong đó phân đều cho cả dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động. Đặc điểm của dân số cho thấy rằng lực lượng lao động hiện nay ở nông thôn là lớn và vấn đề việc làm và chính sách tạo công ăn việc làm cũng như cung lao động ở nông thôn chiếm một tỷ cao. Tuy nhiên so với mức bình quân của cả nước theo Tổng điều tra lao động việc làm năm 2011
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 thì tỷ lệ lao động nông thôn của cả nước là 70,3%. Sau 2 năm tỷ lệ này có giảm nhưng vẫn ở mức cao. Trong vòng 40 năm qua cũng theo số liệu của Bộ Lao động thương binh và Xã hội thì nữ giới luôn tham gia vào lao động thấp hơn năm giới mặc dù tỷ lệ sinh của nữ giới cao hơn nam giới khi sinh ra. Điều này cho thấy tỷ lệ nữ giới không tham gia vào lao động hoặc giảm đi trong thời gian từ 0 đến 18 tuổi ở mức cao.
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014)
Biểu đồ 4.3: Thực trạng độ tuổi của người dân trên 4 xã huyện Kinh Môn
Cũng theo số liệu điều tra về giới tính dân sốở 4 xã thì cho thấy có sự khác nhau khá rõ rệt về tỷ lệ dân số nam nữ ở các mức tuổi. Có một sự vượt trội rõ rệt của nam so với nữ ở những nhóm dân số ngoài độ tuổi lao động. Cụ thể 66,67% dân số nam trên 60 tuổi và nữ chỉ chiếm 33,33%, tỷ lệ này ở tuổi 0 đến 18 tuổi là 6 : 4.
Bên cạnh đó nhóm dân số trong độ tuổi lao động từ 18 đến 40 tuổi có một xu hướng về tỷ lệ nam nữ giống như nhóm dân số ngoài độ tuổi lao động. Nam chiếm 57,14% trong khi đó nữ chiếm 42,86%. Trong khi đó nhóm dân số từ 40 đến 60 nữ chiếm một tỷ lệ khá cao với 66,67% và nam giới chỉ chiếm 33,33%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 Đặc điểm về giới tính ở mỗi lứa tuổi lao động cũng như các nhóm dân số sẽ là cơ sở để phân tích và dự báo trong tương lai về lao động theo số lượng và giới tính. Việc làm này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tìm hiểu những chiến lược ngành nghề phù hợp và có những chính sách phù hợp với từng nhóm đối tượng nam nữ khác nhau. Đồng thời có những chính sách đào tạo ngành tạo ra hiệu quả kinh tế cao nếu có sựđóng góp của nam hay nữ. Tính chất giới cũng ảnh hưởng đến việc đóng góp cho công việc vì đặc tính nam nữ và phong tục tập quán ở Việt Nam nói chung và Bắc Bộ nói riêng còn bị chi phối nặng.
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014)
Biểu đồ 4.4: Thực trạng độ tuổi của người dân theo giới tính trên 4 xã huyện Kinh Môn