Thực trạng lao động trên địa bàn huyện Kinh Môn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lao động khu vực nông thôn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 59)

Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp và đại bộ phận dân số chiếm tới gần 70% sống ở nông thôn. Thực tế cho thấy lao động nông thôn vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động của cả nước và của các địa phương. Tuy nhiên sự cách

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50 biệt này đang được giảm dần khi nền kinh tế ngày càng phát triển, tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa ngày càng tăng dẫn đến dân sốđô thị tăng lên nhanh. Điều này đồng nghĩa với việc dân số khu vực nông thôn giảm và lao động khu vực nông thôn giảm. Chính điều này tạo ra một sức ép lớn về việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn trong quá trình chuyển đổi. Lao động nông thôn thường gắn liền với nông nghiệp, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh đồng nghĩa với việc nguồn đất nông nghiệp bị thu hẹp và sinh kế người dân bịđe dọa. Bên cạnh đó lao động nông thôn hầu như không được đào tạo, việc chuyển sang làm công nghiệp là điều khó khăn khi mà tuổi lao động cao, khả năng đào tạo thấp, khả năng đáp ứng thấp…

Bảng 4.2: Tình hình lao động huyện theo thời gian

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2010 2013

Số người trong độ tuổi LĐ Người 102,024 103,496 103,523

- Tỷ lệ % trong dân số % 62.79 65.10 63.12

Tạo việc làm mới trong năm Người 1,093 2,500 2,165 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 25.50 37.10 42.72

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Kinh Môn, 2014)

Bảng 4.2 cho thấy tình hình lao động của huyện qua 3 mốc thời gian từ 2005 đến 2013. Số người trong độ tuổi lao động chiếm một tỷ lệ trung bình khoảng 63% đến 65%. Và không có sự thay đổi nhiều qua thời gian, số lượng người trong độ tuổi lao động khoảng hơn 102 nghìn người đến gần 104 nghìn người. Vậy so với cả nước, lực lượng lao động của huyện có một tỷ lệ thấp hơn trong dân số, với mức bình quân chung của cả nước là khoảng 90% (Điều tra lao động và việc làm, 6 tháng đầu năm 2011 của Tổng cục thống kê).

Bên cạnh đó tạo việc làm mới cho lao động trong năm chiếm một tỷ lệ cao và ngày càng tăng. Cụ thể năm 2005 có hơn 1000 người được tạo việc làm mới thì con số này sau 5 năm vào năm 2010 đã tăng lên 2500 người trong năm. Tuy nhiên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 do thời kỳ khủng hoảng kinh tế nên việc tạo việc làm mới là khó khăn và tính đến năm 2013 giảm xuống 2165 người được tạo việc làm mới.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh, 25,5% là phần trăm lao động được đào tạo năm 2005. Cũng theo nguồn từ Chi cục thống kê huyện Kinh Môn con số này tăng lên hơn 37% vào năm 2010 và tiếp tục được nhà nước quan tâm và cá nhân tự đào tạo để nâng cao trình độ trong những năm vừa qua với tỷ lệ rất cao là gần 43%. Cũng theo số liệu từ Tổng cục thống kê năm 2011 tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở khu vực thành thị là 68,9% (31,1% đã được đào tạo) và con số này đối với khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ rất lớn là 90,7% chưa qua đào tạo. Vậy so với mức trung bình chung của cả nước. Kinh Môn vẫn là địa phương có nguồn lao động được đào tạo với tỷ lệ cao và có chất lượng để cung cấp cho nền kinh tế.

(Nguồn: Tổng hợp theo số liệu điều tra, 2014)

Biểu đồ 4.5: Cơ cấu lao động theo độ tuổi trên địa bàn huyện Kinh Môn

Xét về độ tuổi trong lực lượng lao động của huyện cho thấy rõ ở biểu đồ 4.5 ở trên. Nguồn lực lượng từ 15 đến 35 tuổi chiếm một tỷ lệ lớn nhất với khoảng gần 53%, cao hơn gần 10% so với mức trung bình lao động của Việt Nam ở nhóm tuổi này là 43,4%. Nhóm tuổi có tỷ lệ cao thứ 2 là nhóm từ 45 đến 60 tuổi chiếm 29,41% còn lại là lao động nằm trong nhóm tuổi từ 35 đến 45 tuổi. Tốc độ tăng tỷ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52 lệ tham gia vào lực lượng lao động hàng năm của huyện đang giảm dần, điều này cũng theo xu hướng chung của cả nước.

Xét về giới tính ở biểu đồ 4.6 dưới cho thấy được sự chênh lệch về giới tính trong tổng lao động được điều tra trên địa bàn 4 xã cho thấy. Nữ giới chiếm ưu thế trong tổng lao động được điều tra. Biểu đồ này khác với biểu đồ 4.4 đó là chỉ xét những lao động được điều tra trực tiếp, trong khi biểu đồ 4.4 xét lao cả dân số trong các hộ gia đình của người được phỏng vấn. Vì vậy, có sự khác biệt về cơ cấu nam nữ trong quá trình phân tích về cơ cấu tuổi lao động của nam và nữ trên địa bàn 4 xã nghiên cứu.

Xét những người được phỏng vấn và tham gia vào lực lượng lao động thì nữ giới chiếm một tỷ lệ cao hơn nam giới ở tất cả các mức tuổi. Điều này cho thấy rằng, tỷ lệ nữ giới tham gia vào lực lượng lao động trên địa bàn chiếm ưu thế với các tỷ lệ là 55,56% : 66,67% : 60% cho tất cả các mức tuổi theo thứ tự 15 – 35 : 35 – 45 : 45 – 60.

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2014)

Biểu đồ 4.6: Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính trên địa bàn huyện

Cơ cấu lao động ở trên xét những người tham gia trực tiếp vào các ngành nghề lao động trên địa bàn huyện. Không xét những người làm việc trong kinh tế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53 gia đình và không được hưởng lương. Đây là một lực lượng lao động khá lớn đóng góp cho nền kinh tế và tạo ra của cải vật chất nhưng chưa được đưa vào cách tính lao động hiện nay.

Theo kết quả điều tra hiện nay có tới 8,82% lao động ở khu vực nông thôn thất nghiệp. Tỷ lệ này tương đối cao so với cả nước có tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn là 1,58% và ở thành thị là 3,58%.

Bên cạnh đó bảng số liệu 4.3 cho thấy tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở thành thị thấp hơn nông thôn và tỷ lệ này vào năm 2013 là 3,35% ở khu vực nông thôn và đặc biệt cao ở lúa tuổi từ 15 đến 24 tuổi.

Bảng 4.3: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động ở Việt Nam năm 2013

ĐVT: %

Chỉ tiêu Cả nước Thành thị Nông thôn

- Tỷ lệ thất nghiệp 2,2 3,58 1,58

- Tỷ lệ thiếu việc làm của LĐ trong độ tuổi 2,77 1,48 3,35

- Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên 15 – 24 tuổi 6,36 11,11 4,87

(Nguồn: Báo cáo Tổng cục thống kê, 2013)

Trình độ học vấn là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng lao động hiện nay. Trong trình độ học vấn được chia làm 2 loại trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn.

Bảng 4.4: Trình độ văn hóa của lao động theo độ tuổi

ĐVT: % LĐ Độ tuổi Trình độ văn hóa Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 18 - 35 0.00 11.11 88.89 35 - 45 16.67 33.33 50.00 45 - 60 10.00 60.00 30.00 Bình quân 8.89 34.81 56.30 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014)

Trình độ văn hóa của lao động nông thôn huyện Kinh Môn thể hiện ở bảng 4.4 cho thấy ở các độ tuổi khác nhau thì trình độ văn hóa của lao động trên địa bàn là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54 khác nhau. Cụ thể ở lứa tuổi 18 đến 35 chủ yếu lao động đã tốt nghiệp cấp 3 với 88,89%. Có 11,11% là tốt nghiệp cấp 2 và không có lao động nào tốt nghiệp cấp 1. Điều này ngược lại với nhóm tuổi 35 đến 45 và 45 đến 60. Một tỷ lệ lớn khoảng 16,67% lao động trong nhóm tuổi 35 – 45 mới chỉ tốt nghiệp tiểu học và 33,33% là tốt nghiệp trung học cơ sở và 50% là tốt nghiệp trung học phổ thông. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông của nhóm tuổi 45 – 60 chiếm một tỷ lệ nhỏ khoảng 30%, trong khi đó có 60% là tốt nghiệp trung học cơ sở và 10% là tốt nghiệp tiểu học.

So với mức bình quân chung của cả nước năm 2011 theo số liệu của tổng cục thống kê ở biết đồ 4.7 cho thấy trình độ văn hóa của lao động nông thôn huyện Kinh Môn là ở mức cao. Bảng dưới cho ta thấy rằng tính đến năm 2011 có gần 45,37% lao động nông thôn chỉ tốt nghiệp cấp 1 và trong đó có một tỷ lệ lớn những người không biết chữ. Có một lượng lớn gần 37% lao động nông thôn chỉ tốt nghiệp cấp 2 và chỉ có hơn 17% tốt nghiệp THPT và 0,23% là chưa xác định được. Qua đó chúng ta thấy rằng, lao động nông thôn huyện Kinh Môn về trình độ văn hóa vẫn còn nhiều lao động chưa tốt nghiệp cấp 3 đặc biệt là nhóm tuổi trên 35. Nhưng so với mức trung bình quân của cả nước thì tỷ lệ này cao hơn rất nhiều.

(Nguồn: Báo cáo tổng cục thống kê - http://mic.gov.vn/daotaonghe/thongke)

Biểu đồ 4.7: Thực trạng trình độ văn hóa của lao động nông thôn cả nước năm 2011

Theo chi cục thống kê huyện Kinh Môn, thực trạng lao động trong các ngành nghề cả thành thị lẫn nông thôn chỉ rõ ở biểu đồ 4.8 dưới đây:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55 Có 3 lĩnh vực mà lao động tham gia đó là Nông – Lâm – Thủy sản, lao động trong lĩnh vực Công nghiệp và xây dựng, lao động trong lĩnh vực Dịch vụ. Biểu đồ cho chúng ta thấy lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm ưu thế nhưng có xu hướng giảm theo thời gian từ năm 2005 đến năm 2013. Cụ thể là từ 70% trong cơ cấu lao động năm 2005 xuống còn hơn 53% cơ cấu lao động nông – lâm – thủy sản năm 2013. Thay vào đó là lao động công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh với khoảng 10% từ năm 2005 đến 2013.

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Kinh Môn, 2014)

Biểu đồ 4.8: Thực trạng lao động trong các ngành nghề trên địa bàn huyện

So với mức bình quân chung của cả nước (48%) thì lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện chiếm một mức cao. Trong khi đó lao động trong ngành dịch vụ của cả nước chiếm hơn 30% năm 2011 và gần 35% năm 2013 thì lao động trong lĩnh vực dịch vụ của huyện chỉ chiếm gần 24%.

Xét về trình độ chuyên môn của lao động trên địa bàn huyện có nhiều mức khác nhau thể hiện rõ dưới biểu đồ 4.9. Lao động được điều tra với nhiều trình độ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56 khác nhau trong đó chưa đào tạo vẫn chiếm một tỷ lệ cao với gần 32%. Hiện nay tỷ lệ học nghề theo hình thức kèm cặp đang tăng nhanh, có nhiều hình thức kèm khác nhau, trong đó học hỏi từ những người sản xuất và kinh doanh giỏi, tay nghề cao đang là hình thức đào tạo mang lại hiệu quả và được áp dụng nhiều, tỷ lệ này chiếm khoảng gần 21% tổng lao động. Tỷ lệ đào tạo nghề ngắn hạn dưới 1 năm được tổ chức hàng năm qua các trung tâm đào tạo nghề chiếm khoảng gần 14%. Gần 9% được đào tạo nghề dài hạn, còn lại khoảng 24% lao động nghiên cứu có trình độ từ trung cấp trở lên.

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra,2014)

Biểu đồ 4.9: Thực trạng trình độ đào tạo của lao động trên địa bàn huyện Kinh Môn

Theo tổng cục Dân số và việc làm tính đến năm 2011 lao động nông thôn vẫn có hơn 91% chưa có chuyên môn kỹ thuật, còn lại lại được đào tạo từ mức dạy nghề trở lên. Con số trên cho thấy chất lượng lao động cung ra thị trường của vùng nông thôn rất thấp, và nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vùng thấp nhất vẫn là những

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57 vùng thuộc miền núi, vùng sâu, vùng xa nơi có khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật và thông tin còn nhiều hạn chế.

Vây so với mức trung bình chung của cả nước thì chất lượng lao động ở vùng nông thôn huyện Kinh Môn tương đối cao, nhưng để đáp ứng được yêu cầu và mức phát triển kinh tế của vùng này còn cần nhiều yếu tố, trong đó nâng cao trình độ chuyên môn và đào tạo, tự đào tạo ngày càng phải được nâng cao.

Nghiên cứu cũng xem xét trên các độ tuổi khác nhau vềđào tạo chuyên môn của lao động nông thôn trên địa bàn. Theo đó với các nhóm tuổi được đưa ra để nghiên cứu là 15 – 35, nhóm tuổi từ 35 – 45, nhóm tuổi từ 45 – 60 như biểu đồ 4.9 dưới đây:

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014)

Biểu đồ 4.9: Thực trạng trình độ được đào tạo của lao động theo độ tuổi trên địa bàn huyện Kinh Môn

Biểu đồ chỉ ra rằng, có một lực lượng lao động từ 15 đến 35 tuổi được đào tạo ở tất cả các chuyên môn. Chiếm gần 67% trong những người có trình độđại học và chia đều phần còn lại cho nhóm tuổi 35 – 45 và 45 – 60. Bên cạnh đó cao đẳng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58 và trung cấp cũng chiếm một tỷ lệ áp đảo lần lượt là 60% và gần 56%. Đặc biệt là đào tạo nghề ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong những người được đào tạo ở tất cả các nhóm tuổi với gần 64%. Trong khi đó lứa tuổi từ 35 – 45 chiếm một tỷ lệ ít trong những người được đào tạo, cũng như học nghề theo hình thức kèm cặp hoặc không học nghề thì lứa tuổi trên 45 chiếm một tỷ lệ lớn nhất.

Qua đó cho ta thấy được trình độ lao động của giới trẻ ngày càng được nâng cao thông qua các chương trình đạo tạo và chính sách của nhà nước cho lao động nông thôn.

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014)

Biểu đồ 4.10: Thực trạng trình độ và nghề nghiệp đạt được của lao động trên địa bàn huyện Kinh Môn

Khi nghiên cứu thực hiện tìm hiểu về thực trạng của trình độ và nghề nghiệp đạt được hiện nay của lao động. Kết quả cho thấy ở biểu đồ 4.10 với các ngành nghề và trình độ khác nhau. Một lượng lớn chiếm 44,44% lao động hiện nay là lao động phổ thông nằm trong các ngành nghề tự do, nông nghiệp và buôn bán cá thể…Một lượng lớn công nhân kỹ thuật làm việc cho các công ty ở các khu công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59 nghiệp trên địa bàn với tỷ lệ gần 24%, đây thường là những lao động thuộc nhóm tuổi từ 15 đến 35 tuổi. Đặc biệt có một nhóm nhân viên kỹ thuật cao làm việc cho các ngành kỹ thuật ở địa phương chiếm 12,5%. Tỷ lệ còn lại thường đạt được trình độ trung cấp và cao đẳng và đại học và làm việc trong các ngành nghề thuộc khối nhà nước và công ty cổ phần như kế toán, y tế, giáo viên, nhân viên văn phòng công ty…

Xét trên khía cạnh nghề nghiệp khác, nghiên cứu chỉ ra cho thấy các ngành nghề mà lao động hiện nay tham gia như nông nghiệp chiếm tỷ lệ hơn 41%. Thực trạng lao động nông thôn hiện nay ngành nghề chính chủ yếu là làm nông nghiệp như trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên lao động trong ngành nghề này đang giảm mạnh do thu nhập từ nông nghiệp thấp, đồng thời nguồn đất đai giảm do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Sức hấp dẫn của thu nhập từ công nghiệp và dịch vụ khiến nhiều lao động nông thôn không mặn mà với sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là một thực trạng về vấn đề việc làm và phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay.

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2014)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lao động khu vực nông thôn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)