Một số đề tài, công trình nghiên cứu liên quan đến lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lao động khu vực nông thôn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 40)

Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển nông thôn là yêu cầu tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở mỗi quốc gia. Do vậy nghiên cứu chính sách phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề được nhiều Chính phủ, Tổ chức Quốc tế và các nhà nghiên cứu quan tâm.

Anne E. Green và Irene Hardill (2003) trong bài viết Rural Labor Markets, Skill and training đã nêu lên 5 khó khăn chủ yếu phải đối mặt của chính sách lao động nông thôn là a) tình thế tiến thoái lưỡng nan của người sử dụng lao động là để sử dụng được lao động nông thôn phải đầu tư cho đào tạo lao động trước khi sử dụng; b) phải tìm cách đào tạo lao động ngay tại các mô hình kinh doanh nhỏở nông thôn; c) phải xác lập được sự cân bằng giữa đào tạo “thầy” và “thợ”; d) phát hiện và đào tạo những nghề đặc thù cho từng khu vực nông thôn và e) tránh phải giải quyết hậu quả “chảy máu chất xám” đối với lao động sau khi đào tạo. Sau khi đưa ra khuynh hướng chung của thị trường lao động nông thôn, bài viết cũng phân tích sự khác biệt về hiểu biết của các nhà phân tích thị trường lao động từ sự thiếu hoàn chỉnh của các nguồn thông tin có sẵn và sự vận dụng sai lệch của những người thực thi chính sách.

Trong báo cáo có tiêu đề Human resources development and training ở cuộc Hội thảo Lao động quốc tế lần thứ 92 (2004) về Vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Giơnever, các nhà phân tích đã tập hợp toàn bộ những kiến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 nghị về yêu cầu và giải pháp phát triển nguồn nhân lực của các Tổ chức lao động và làm công từ 44 nước thành viên. Báo cáo là một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá chính sách phát triển nguồn nhân lực ở mỗi nước cũng như những kinh nghiệm quý báu trong quá trình hoạch định chính sách của các chính phủ.

Trong thời gian gần đây, với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vấn đề phát triển nguồn nhân lực đã được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Thông qua tác phẩm Human resource policy and economic development (1991), với vai trò đặc biệt của mình trong khu vực, Ngân hàng Phát triển châu Á đã phân tích chi tiết các chính sách phát triển kinh tế, nguồn lực lao động ở 5 nước (Bănglađet, Inđônêxia, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Philipin và Thái Lan) và các chính sách đối với giáo dục, sức khoẻ, dinh dưỡng và sinh sản, từ đó tổng kết kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực tại các khu vực thành thị và nông thôn ở các nước nói trên. Ấn phẩm này đã trở thành một tài liệu tham khảo bổ ích không chỉ cho các nhà hoạch định chính sách ở những nước trên mà còn đối với các nước khác trong khu vực như Trung Quốc,Việt Nam, Lào….

Yaohui Zhao (1999) trong tác phẩm Labor Migration and Eanings Diffrences đã chỉ ra rằngtừ những năm 80 của thế kỷ trước, nhiều người dân nông thôn Trung Quốc đã di dân không hợp pháp ra thành thị, gây sức ép về nhiều mặt đối với thành phố. Tuy thu được nhiều tiền hơn nhưng chi phí đắt đỏ ở thành phố khiến cuộc sống của họ trở nên tạm bợ… và xuất hiện nhiều vấn đề nổi cộm mới ở thành phố. Từ đó Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra những chính sách mạnh mẽ nhằm hạn chế di dân tự do vào thành phố, đặc biệt là chính sách phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm ngay tại các vùng nông thôn…, nổi bật là chủ trương “Ly nông bất ly hương”, “Nhập xưởng bất nhập thành”…

Cùng với nhiều nghiên cứu khác, các nghiên cứu trên đã đề cập đến vấn đề phát triển nông thôn, trong đó có vai trò quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực nông thôn, từ đó tổng kết đúc rút kinh nghiệm và chỉ ra những đặc trưng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 chính sách.Những nghiên cứu về chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn trên thế giới và khu vực chủ yếu đề cập đến nghiên cứu, phân tích, đánh giá sự phát triển và xu hướng phát triển nguồn nhân lực, phân tích và đề xuất các chính sách phát triển nguồn nhân lực chung và khu vực nông thôn tại các nước và khu vực, gắn liền với đặc điểm kinh tế - xã hội, luật pháp và nền văn hoá… mỗi nước, đề xuất các chính sách riêng phù hợp với mỗi quốc gia, đó là những tài liệu tham khảo có giá trị đối với Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn.

- Nghiên cu trong nước

Từ năm 2000 trở về trước, những nghiên cứu về chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn ở nước ta chủ yếu thường là tổng kết kinh nghiệm và đánh giá thực trạng.

Nổi bật trong giai đoạn này có thể kể tới tác phẩm Phát triển nguồn nhân lực: Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta (1996) của hai tác giả Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm. Ấn phẩm đã chỉ ra được vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình đổi mới của nền kinh tế, những chính sách phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới và Việt Nam, thực trạng và định hướng chính sách cho phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam tới năm 1996.

Với tiêu đề Hệ thống quan sát lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam, Báo cáo điều tra hộ gia đình (1997) của tác giả Nolwen Henff; J.Yves Martin giữ vai trò quan trọng không kém là chỉ ra một cách khá cụ thể thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở nước ta vào thời điểm đó…

Trong luận án tiến sĩ ”Vai trò Nhà nước trong việc tạo tiền đề nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta” (1999), tác giả Hà Quý Tình cũng đã nêu được vị trí, tầm quan trọng của nguồn nhân lực, phản ánh rõ nét thực trạng chất lượng và số lương nguồn nhân lực nước ta, đồng thời đề cập tới vai trò và những ảnh hưởng của Nhà nước tới phát triển nguồn nhân lực.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 Luận án tiến sĩ của tác giả Phan Thanh Tâm về “Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa và hiện

đại hóa đất nước” (2000) đã trình bày rõ luận cứ khoa học về vai trò quyết định của nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội; đưa ra các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trí lực cuả nguồn nhân lực; đánh giá chất lượng và hạn chế của nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay và phân tích các nguyên nhân tạo ra các hạn chế đó; làm rõ sự bức xúc phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đặt vấn đề nâng cao chất lượng đó thông qua cải thiện chất lượng về giáo dục, đào tạo; đề xuất hệ thống 4 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay.

Từ năm 2000 trở lại đây, bên cạnh việc phản ánh thực trạng, các nghiên cứu đã đi sâu hơn trong việc chỉ ra nguyên nhân và đề ra được nhiều giải pháp mang tính khả thi cho phát triển nuồn nhân lực nông thôn.

Tiêu biểu cho dòng nghiên cứu nặng về phản ánh thực trạng và tổng kết kinh nghiệm này có thể kể đến công trình Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực.

Đại diện những nghiên cứu (nặng về đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực nông thôn nói riêng) có thể kể đến một số công trình sau:

+ Luận án tiến sĩ “Sử dụng nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” (2001) của Trần Minh Ngọc đã nêu lên lý luận cơ bản và một số kinh nghiệm nước ngoài về sử dụng nguồn nhân lực; thực trạng sử dụng nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá; quan điểm và biện pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực này.

+ Số liệu thống kê về lao động - việc làm 1996 - 2000 và 2002 (Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2003) là những tài liệu tổng hợp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 và chi tiết cho nghiên cứu. Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I và II của Bộ Nông nghiệp và PTNT có nhiều dự án phát triển nguồn nhân lực nông thôn, trong đó có Dự án Điều tra đánh giá thực trạng và đề xuất đào tạo nghề

cho lao động nông thôn, 2002 - 2003...

+ Trong cuốn sách Quản trị hợp tác xã nông nghiệp do Phạm Vân Đình chủ biên, với sự cố gắng của tập thể cán bộ giảng dạy khoa Kinh tế và PTNT trường Đại học Nông nghiệp I (2003) đã đề cập một cách tương đối hệ thống những kiến thức cơ bản cần bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ cơ sở, đặc biệt là cán bộ quản lý, kiểm soát và kế toán HTX nông nghiệp.

+ Với bài viết Sử dụng nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam: thực trạng và giải pháp, tác giả Bùi Quang Bình (2004) đã chỉ ra a) Tình hình cung lao động ở nông thôn nước ta; b) Xem xét cầu lao động ở nông thôn nước ta; c) Cơ cấu lao động; d) Năng suất lao động và e) Quan trọng nhất là đề ra một loạt các giải pháp nhằm đạt được ba mục tiêu là i) Tận dụng tối đa số lượng lao động, đồng thời không ngừng nâng cao năng suất lao động, nghĩa là sử dụng gắn với phát triển nguồn nhân lực, ii) Quá trình sử dụng lao động gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn và iii)Quá trình sử dụng lao động gắn với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Quyền Đình Hà (2004) trong bài viết Công tác đào tạo nghề của các trường

đại học kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế cho các địa phương trong thời kỳ

CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn đã chỉ ra những bất cập về trình độ nghề nghiệp của lao động nông thôn và kiến nghị các giải pháp cho các trường đại học kỹ thuật tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn...

Trong bài viết Human Capital education and training for rural development in Vietnam, tác giả Phạm Vân Đình (2005) đã phân tích tương đối rõ thực trạng sử dụng nguồn nhân lực trong nông thôn Việt Nam, khả năng tiềm tàng trong việc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 khai thác nguồn nhân lực trong nông thôn Việt Nam và đề xuất những quan điểm cho phát triển nguồn nhân lực trong nông thôn Việt Nam trong tương lai.

Đỗ Thị Tuyết (2006), trong bài viết Sử dụng nguồn nhân lực nông thôn: Thực trạng và giải phápđã phân tích một cách sâu sắc thực trạng sử dụng lao động trong khu vực nông thôn hiện nay. Từđó đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn, tập trung vào các vấn đề chính là a) Thực hiện tốt công tác dân số và di dân ở nông thôn; b) Nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động ở nông thôn; c) Đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, mở mang ngành nghề ở nông thôn; d) Nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp; e) Phát triển thị trường hợp tác lao động nông thôn và f) Làm tốt công tác phát triển thị trường lao động ở nông thôn.

Bài viết Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn theo quan điểm

Đại hội X của Đảng trong Tạp chí Nông thôn mới, Số 186 năm 2006 đã phân tích các quan điểm và đưa ra một số giải pháp chính sách phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn, trong đó nhấn mạnh quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo cho phát triển nguồn nhân lực; giải quyết việc làm và giải pháp tiếp tục phát triển nguồn nhân lực nông thôn

Nguyễn Tiệp (2007), trong bài Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình hội nhập WTO và Lê Quang Trung (2007) trong bài Phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đã phân tích một cách sâu sắc thách thức phải đối mặt về tình trạng yếu kém của nguồn nhân lực Việt Nam trước yêu cầu khắt khe của hội nhập, từ đó gợi ý các giải pháp cho phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập WTO.

Tác giả Tô Minh Giới (2009) trong tác phẩm “Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật nông nghiệp cho thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đã nêu lên cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực; thực trạng đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật nông nghiệp ở thành phố Cần Thơ; giải pháp đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật nông nghiệp cho thành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Nông nghiệp & PTNT tiến hành xây dựng Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

Ngoài phạm vi nghiên cứu chung trong toàn quốc là những nghiên cứu đề xuất chính sách phát triển nguồn nhân lực cho phát triển nông thôn thuộc một tỉnh hay một vùng kinh tế.

Bài viết của Nguyễn Ngọc Ánh (2005) Về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 đã đánh giá chi tiết về các nhân tốảnh hưởng tới sự phát triển của nguồn nhân lực, dự báo cung cầu lao động trong phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và đặc biệt là đề ra các giải pháp và chính sách phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh đến năm 2020.

Đề tài Nghiên cứu xây dựng chiến lược phân bổ lao động, dân cư của tỉnh

Đăklăk đến năm 2020 và các giải pháp giải quyết việc làm do Mai Thanh Cúc chủ trì với sự tham gia của Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà, Phạm Vân Đình… (2007) đã đánh giá tổng kết toàn diện tình hình phân bổ lao động, dân cư và phân tích các giải pháp giải quyết việc làm của tỉnh Đắk Lắk, từ đó đã đưa ra các quan điểm mới và các giải pháp giải quyết việc làm cho một tỉnh miền núi Tây Nguyên từ cách tiếp cận sinh kế.

Đề án Phát triển nguồn nhân lực trí thức và chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh giai đọan 2007 - 2010, tầm nhìn 2020

của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2006) đã chỉ ra những yếu tố tác động đến nguồn nhân lực cũng như mục tiêu phát triển và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong tương lai của Thành phố.

Trong Đề tài cấp Bộ Đánh giá công tác bồi dưỡng cán bộ cơ sở nông thôn ngoại thành Hà Nội..., mã số B2007-11-51, các tác giả Phạm Vân Đình, Nguyễn Minh Đức, Đỗ Thị Thanh Huyền (2008) đã chỉ ra những bất cập và các quan điểm cùng các giải pháp, đặc biệt là giải pháp chính sách tăng cường bồi dưỡng, nâng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 cao trình độ cho cán bộ nông thôn ngoại thành Hà Nội.

+ Với đề tài “Phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long

đến năm 2020” tác giả Bùi Thị Thanh (2005) cũng đã nghiên cứu, bổ sung và làm sáng tỏ những vấn đề lí luận cơ bản về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của một vùng lãnh thổ, đặt cơ sở lí thuyết và thực tiễn cho việc hoạch định chiến lược

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lao động khu vực nông thôn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)